Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước; tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và lương thực.
>>>Chính phủ lắng nghe hiến kế của doanh nghiệp để tháo gỡ điểm nghẽn
Tại hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp được tổ chức sáng nay (11/8), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: với các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, năm nay khả năng cao Việt Nam sẽ là một trong 10 nước có cán cân thương mại tốt nhất thế giới.
Để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sẽ cùng các bộ, ngành tập trung vào một số giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Cụ thể, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng, tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển dệt may, da giày sau khi được Chính phủ phê duyệt; tạo thuận lợi trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đẩy nhanh các thủ tục hoàn thuế VAT, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận CO… thông qua việc ứng dụng số hóa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp...
Bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm các cân đối lớn, cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, phân bón, điện, than… với giá cả phù hợp hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất; tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia.
Đặc biệt, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước; hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội khi nhu cầu thế giới đang tăng đối với các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thế mạnh, nhất là mặt hàng nông sản và lương thực để đẩy mạnh xuất khẩu. Phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, logistis tập trung khai thác tốt thị trường nội địa vẫn còn dư địa gia tăng, là trụ đỡ trong bối cảnh thị trường nước ngoài đang có xu hướng bị thu hẹp do nhu cầu giảm.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ nội dung được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI quan tâm. Đó là ban hành Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn; đồng thời ban cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp trên cơ sở tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành…
Đối với các địa phương, Bộ Công Thương đề nghị phối hợp trong việc duy trì các chuỗi cung ứng để kiểm soát các loại giá; phối hợp xuất khẩu chính ngạch do Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng; giao cho các sở, ngành chức năng, đặc biệt là Sở NN&PTNT hàng tháng giao ban trực tuyến với thương vụ Việt Nam trên toàn thế giới tiếp cận thị trường, khai thác đúng thị trường.
Có thể bạn quan tâm
THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: 5 kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam
13:59, 11/08/2022
Chính phủ, Thủ tướng luôn đồng hành, lắng nghe doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn
13:49, 11/08/2022
Rà soát, điều chỉnh tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại
13:45, 11/08/2022
THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: Kiến nghị tháo gỡ giảm chi phí cho doanh nghiệp thủy sản
12:39, 11/08/2022
THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp du lịch chịu sức ép tài chính, gói hỗ trợ không hiệu quả
11:56, 11/08/2022
THỦ TƯỚNG VỚI DOANH NGHIỆP 2022: Đề xuất tăng kết nối hệ thống cảng biển quốc gia
11:23, 11/08/2022
Chính phủ lắng nghe hiến kế của doanh nghiệp để tháo gỡ điểm nghẽn
11:06, 11/08/2022
THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: Thành lập khu công nghiệp lớn để dệt may phát triển bền vững
11:00, 11/08/2022