Thừa Thiên Huế: Sớm “gỡ khó” cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ COVID-19

Nguyễn Hà 06/04/2020 00:47

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát cao trong cộng đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại trên địa bàn chịu tác động không nhỏ do dịch COVID-19

Các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại trên địa bàn chịu tác động không nhỏ do dịch COVID-19

COVID-19 thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Theo TS. Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát cao trong cộng đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp trong ngành du lịch, dịch vụ giao thông vận tải, xây dựng; các doanh nghiệp FDI và tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 20 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu mặt hàng dệt may, dăm gỗ, tôm đông lạnh... đều bị tác động trực tiếp.

Cụ thể, các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Châu Âu bị hủy hoặc hạn chế đặt hàng, công nhân không có việc làm; Đối với một số doanh nghiệp kinh chuyên kinh doanh vận chuyển hàng xuất khẩu qua Trung Quốc bị ngừng trệ nên không vận chuyển được.

Đại diện Công ty TNHH Thương mại Vận tải San Hiền cho biết, Công ty hiện đang rất khó khăn do các nhà máy sản xuất hàng hóa hạn chế đặt hàng, các đối tác đặt vận chuyển hàng xuất khẩu qua Trung Quốc bị ngừng trệ nên không vận chuyển. Trong khi đó, doanh nghiệp phải gồng mình trả nợ vay ngân hàng, nộp thuế, trả lương nhân viên,…

Theo báo cáo từ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh thu quý 1/2020 giảm từ 20-50%. Nếu dịch kéo dài hơn 6 tháng thì doanh thu sẽ giảm trên 50% hoặc có nguy cơ phá sản.

Theo Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế, doanh thu quý 1/2020 giảm trên 50%. Nếu dịch kéo dài 6 tháng trở lên, doanh thu có thể giảm đến 80%. Cùng với đó, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ taxi phải đầu tư thêm chi phí khá lớn để phòng chống dịch cho phương tiện, lái xe và khách hàng nên càng khó khăn.

Trước tình hình này, thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp đề xuất các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm lãi suất các khoản vay hiện tại; khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay; Những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mới với lãi suất ưu đãi cũng kiến nghị ngân hàng cho vay không lãi xuất hỗ trợ để chi trả lương cho nhân viên; miễn lãi ngân hàng đến khi kết thúc dịch để giảm áp lực chi phí.

Các ngành vào cuộc “gỡ khó”

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và chỉ đạo các ngành liên quan kịp thời nắm bắt và có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn.

Vừa qua, Cục Thuế Thừa Thiên Huế đã có văn bản chỉ đạo các Chi cục Thuế khu vực, huyện và thành phố Huế triển khai các giải pháp hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 như hướng dẫn cá nhân kinh doanh bị thiệt hại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 như lập hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp (khi có nhu cầu) và thực hiện kiểm tra thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp theo thẩm quyền khi tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

  • Tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển ngành du lịch xứng tầm quốc tế hậu COVID-19

    Tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển ngành du lịch xứng tầm quốc tế hậu COVID-19

    00:11, 18/03/2020

  • Thừa Thiên Huế: Tạo giá trị cạnh tranh riêng biệt - hút đầu tư theo chiều sâu

    Thừa Thiên Huế: Tạo giá trị cạnh tranh riêng biệt - hút đầu tư theo chiều sâu

    10:24, 23/12/2019

  • Thừa Thiên Huế: Mục tiêu nâng hạng vào top đầu PCI cả nước

    Thừa Thiên Huế: Mục tiêu nâng hạng vào top đầu PCI cả nước

    00:00, 18/12/2019

  • Thừa Thiên Huế: Tham vọng trở thành đầu tàu khởi nghiệp của cả nước

    Thừa Thiên Huế: Tham vọng trở thành đầu tàu khởi nghiệp của cả nước

    04:22, 11/02/2020

Ngành Thuế cũng tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất và tránh gây bức xúc cho người nộp thuế, đảm bảo ổn định tình hình trật tự xã hội trên địa bàn.

Được biết, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính và ngành Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hướng dẫn liên ngành về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp khó khăn vì COVID-19 dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra, không kể giá trị tài sản là đất.

Theo đó, việc tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6/2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định. Nếu như đến hết tháng 6/2020 dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị thì kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020. Đặc biệt, trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng, kiểm tra chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 gây ra nếu không có dấu hiệu vi phạm.

Về phía Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế (NHNN) đã có công văn yêu cầu các chi nhánh, tổ chức tín dụng trên địa bàn khẩn trương làm việc với doanh nghiệp về việc xem xét xử lý đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo Thông tư 01 của NHNN Việt Nam. 

NHNN chi nhánh Thừa Thiên Huế yêu cầu các chi nhánh, tổ chức tín dụng chậm nhất là ngày 7/4 báo cáo về kết quả hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn ngành ngân hàng cần sớm ban hành các thủ tục, hướng dẫn cho doanh nghiệp tiếp cận gói tín dụng 250.000 tỉ đồng theo Chỉ thị 11 của Chính phủ về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thừa Thiên Huế: Sớm “gỡ khó” cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO