Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội cho doanh nghiệp logistics

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 18/11/2021 03:00

Nhiều nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi lấy booking ở đầu nhập khẩu, các công ty dịch vụ logistics Việt Nam có cơ hội cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế đi Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường

    04:00, 15/11/2021

  • Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp logistics hậu đại dịch Covid-19

    15:24, 10/11/2021

  • Hội viên kỳ vọng gì ở Hiệp hội Logistics Hải Phòng?

    09:13, 10/11/2021

Trao đổi với DĐDN bên lề Diễn đàn “Thúc đẩy Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh mới”, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhận định, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã buộc các nhà sản xuất phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mạng lưới vận chuyển. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam trong vài năm qua. Chính sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam này đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp gia công và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hệ quả là nhu cầu về vận chuyển và dịch vụ logistics cũng tăng cao.

Nhiều nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi lấy booking ở đầu nhập khẩu vì vậy họ chuyển thành mua hàng theo term CIF, các công ty dịch vụ logistics Việt Nam có cơ hội cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế đi Mỹ

Nhiều nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi lấy booking ở đầu nhập khẩu vì vậy họ chuyển thành mua hàng theo term CIF, các công ty dịch vụ logistics Việt Nam có cơ hội cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế đi Mỹ.

Cơ hội từ khó khăn

Trong khi đó, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Mỹ ngày càng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 68,87 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Mỹ bao gồm dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; lĩnh vực điện tử (điện thoại, máy vi tính); giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ…Trong đó, dệt may là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 11,62 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USA ( một trong những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử Mỹ) sẽ tạo thêm động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Mỹ, qua đó tạo thuận lợi cho thương mại của Việt Nam với Mỹ..

Đồng thời, các nhà bán lẻ ở Mỹ đang cạnh tranh quyết liệt để trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng, điều này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có dịch vụ logistics đáp ứng các tiêu chí về tốc độ, tính linh hoạt, sự lựa chọn, chi phí và sự hài lòng tổng thể của khách hàng.

Theo Phó Chủ tịch VLA, chính những điều này tạo cơ hội cho các công ty dịch vụ logistics Việt Nam. Lý giải nhận định này, ông Đào Trọng Khoa cho biết, trước khi có covid 19 thói quen bán hàng của nhà xuất khẩu Việt Nam là bán theo term FOB, người mua hàng là người quyết định lựa chọn nhà vận chuyển tuy nhiên khi Covid 19 xảy ra cũng thay đổi thói quen của nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

“Nhiều nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi lấy booking ở đầu nhập khẩu vì vậy họ chuyển thành mua hàng theo term CIF, các công ty dịch vụ logistics Việt Nam có cơ hội cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế đi Mỹ”, Phó Chủ tịch VLA nhận định.

Đồng thời thông tin, Việt Nam hiện có hơn 60 công ty có FMC, tức có đăng ký với Cục hàng hải Mỹ, đứng đầu trong các nước ASEAN, để chủ động vận chuyển hàng vào nước Mỹ và từ Mỹ về Việt Nam.

Bên cạnh nhu cầu về sự đa dạng hoá chuỗi cung ứng, ông Đào Trọng Khoa cũng cho rằng, sự phát triển của ngành thương mại điện tử đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các công ty dịch vụ logistics của Việt Nam khai thác thị trường tiềm năng này. Dấu mốc Amazon tham gia vào thị trường Việt Nam vào năm 2018 đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Thông qua Amazon, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể tiếp cận với hơn 300 triệu tài khoản người dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến này. Từ đó đã mở ra cơ hội xuất khẩu lớn đối với các sản phẩm của Việt Nam như thủ công mỹ nghệ, dệt may, da giầy, sản phẩm tiêu dùng,...Từ năm 2019 đến 2021 các doanh nghiệp lớn, thương hiệu tên tuổi đã bắt đầu tham gia vào sàn thương mại điện tử Amazon ở Mỹ: Trung Nguyên, Bitis, Sunhouse, sành sứ Minh Long, Rataboo, Bluestone, Beeurni, Lafooco,....Thương mại điện tử đặc biệt là Amazon đang là một trong những thúc đẩy cho các công ty xuất nhập khẩu và logistics ở Việt Nam.

Từ thực tế này, Phó Chủ tịch VLA nhận định, các công ty dịch vụ logistics có cơ hội đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình: Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng được bán trên sàn Amazon.

“Công ty dịch vụ logistics cần nghiên cứu quy trình làm hàng Amazon vì có nhiều quy định khác so với việc vận chuyện hàng B2B. Bản thân Công ty T&M chúng tôi tự hào là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng bán trên sàn AMAZON đầu tiên vào nước Mỹ. Chúng tôi cung cấp dịch vụ door to door cho khách hàng, giúp khách hàng tối đa hóa lợi nhuận”, ông Đào Trọng Khoa chia sẻ.

Phó Chủ tịch VLA cũng thẳng thắn nhận định khó khăn nội tại của hạ tầng đang là rào cản cho những cơ hội kể trên. Theo đó, khoảng cách địa lý và sự hạn chế về số hãng vận chuyển hàng hoá trực tiếp từ Việt Nam sang Mỹ và ngược lại khiến chi phí logistics từ Việt Nam sang Mỹ ở mức cao, năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với các quốc gia khác còn khá thấp ở thị trường này.

Cùng với đó, ông Khoa cho biết, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kém hiệu quả của hệ thống logistics ở Việt Nam. Hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển, sân bay của Việt Nam chỉ có một số cảng biển nước sâu phù hợp để xếp dỡ hàng hóa cho tàu container trọng tải lớn, phương tiện xếp dỡ còn hạn chế.

“Có những thời điểm lượng hàng của các công ty global tăng cao: SAM SUNG, LG, APPLE,.. các sân bay tại Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu khai thác, không đón được nhiều tàu bay lớn dẫn tới việc thiếu tải hàng không trầm trọng, khách hàng đưa ra giải pháp trucking hàng từ Việt Nam sang Hong Kong- Trung Quốc để có thể vận chuyển hàng không từ đó bay sang Mỹ”, Phó Chủ tịch VLA cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường

    04:00, 15/11/2021

  • Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp logistics hậu đại dịch Covid-19

    15:24, 10/11/2021

  • Hội viên kỳ vọng gì ở Hiệp hội Logistics Hải Phòng?

    09:13, 10/11/2021

Đặc biệt đại dịch covid-19 trên quy mô toàn cầu đã buộc các quốc gia kiểm soát đi lại, giao thương, khiến hoạt động khai thác cảng biển bị trì trệ, tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải và container chậm lại. Tàu nhập khẩu vào Mỹ trong 3 tháng nay đều mất tầm 1 tháng để khai thác hàng từ trên tàu xuống bãi, có những tàu cập cảng vào khu vực lockdown dẫn tới cả con tàu không được khai thác. Về phía nước Mỹ tình trạng thiếu xe tải, xe container cũng rất trầm trọng có những lô hàng mất 1-2 tuần để tìm xe. Điều đó đã khiến cước vận tải bằng container tăng không ngừng. Cụ thể, từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá cước vận tải container từ Việt Nam đi Mỹ tăng theo từng tuần và gấp hơn 6 lần so với thời điểm chưa có Covid. Giá cước logistics tăng cao, thiếu container rỗng và thời gian giao hàng kéo dài khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi thương mại hai chiều gia tăng nhanh. 

“Tuy nhiên, doanh nghiệp logistics Việt Nam lại tìm được cơ hội trong chính những khó khăn này. Khi vận tải biển gặp khó khăn trong việc lấy space và tình trạng tắc ngẽn cảng diễn ra trầm trọng dẫn tới việc chậm giao hàng cho khách hàng vì thế nhiều khách hàng đã lựa chọn vận chuyển bằng hàng không”, Phó Chủ tịch VLA nhận định.

ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Ảnh: Quốc Tuấn

Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Ảnh: Quốc Tuấn

Lượng hàng tăng đột biến, thiếu phương tiện chuyên chở khi mà 92% lượng hàng hóa Xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng bằng đường biển, dẫn tới giá cước không những vận tải biển mà vận chuyển hàng không cũng tăng hơn 5 lần so với khi chưa bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Giá hàng air đi Mỹ tới một số điểm hiện nay đang giao động là usd 20/ kg và sẽ dự đoán tiếp tục tăng trong thời gian tới.

“Vì vậy việc thành lập tuyến đường bay chuyên trở hàng tới Mỹ với mức giá phù hợp hỗ trợ được người xuất khẩu Việt Nam là điều hết sức cần thiết”, ông Khoa cho biết.

Đầu tư vào chất lượng vận chuyển

Bên cạnh đó là rào cản về văn hoá, sự khác nhau trong tập quán mua bán giao dịch cũng như chưa có nhiều hoạt động hợp tác, liên kết dịch vụ và làm đại lý tại thị trường của nhau cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp logistics ở hai quốc gia.

Khả năng ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào dịch vụ logistics ở Việt Nam còn thấp cũng là một thách thức cần vượt qua.

Theo đó, mức độ ứng dụng công nghệ của các công ty logistics Việt rất thấp. Rất ít doanh nghiệp logistics trong nước chịu đầu tư và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của mình. Theo dữ liệu khảo sát của VLA, chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp. Và các công ty dịch vụ logistics đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ logistics khác nhau trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Ngành e-Logistics Việt Nam vẫn đang được đánh giá là chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành logistics tại Việt Nam còn yếu và thiếu. Nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam còn hạn chế về mặt chất lượng ở cấp độ quản lý và chuyên viên logistics. Hầu hết nguồn lao động trong các doanh nghiệp logistics đều không qua đào tạo chuyên ngành logistics.

Do đó, Phó Chủ tịch VLA đề xuất đẩy mạnh việc đầu tư dài hạn cho hệ thống giao thông, từ đường bộ, đường sắt đến đường hàng không và cả cảng biển. Đầu tư chính nên tập trung vào chất lượng vận chuyển.

“Vận tải là huyết mạch của quá trình logistics, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư cho vận tải theo hướng hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu để khả năng quay vòng nhanh hơn, giảm thiểu hỏng hóc do chất lượng thiết bị kém, kết hợp với ứng dụng công nghệ trong quản lý trang thiết bị”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

Cùng với đó, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics hai nước nhất là trên lĩnh vực đầu tư quản lý kho bãi, logistics lạnh, logistics xanh và phát triển trung tâm logistics hiện đại tại Việt Nam. Hợp tác trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước đáp ứng yêu cầu của FMC.

Phó Chủ tịch VLA cũng lưu ý, các doanh nghiệp logistics cần hợp tác để đẩy nhanh công tác chuyển đôi số gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ,tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại theo xu hướng hình thành ngành e-Logistics để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá, phí các dịch vụ. Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics; quản lý kho bãi và vận chuyển; quản lý con người; quản lý hàng hóa; quản lý các bên liên quan đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa có thể tập trung phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, phát hiện sớm ở các khâu cụ thể trong quá trình logistics, vừa có thể quản lý kho hàng một cách thông minh và hạn chế đến mức tối đa các hoạt động không cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường

    04:00, 15/11/2021

  • Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp logistics hậu đại dịch Covid-19

    15:24, 10/11/2021

  • Hội viên kỳ vọng gì ở Hiệp hội Logistics Hải Phòng?

    09:13, 10/11/2021

  • Hải Phòng hướng đến trọng điểm về dịch vụ cảng biển, logistics

    05:00, 08/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội cho doanh nghiệp logistics
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO