Nhận thức về kinh tế tuần hoàn phải đi từ chủ trương của nhà nước, chiến lược của các doanh nghiệp mà ở đó họ rất cần một khoản đầu tư lớn.
>>ESG sẽ trở thành "kim chỉ nam" của doanh nghiệp
Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, Phó Chủ tịch VBCSD chia sẻ với DĐDN về về tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp bền vững. Trong đó, tác nhân chính thúc đẩy tiến trình này là người tiêu dùng, các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư.
-Theo bà, quản trị phát triển bền vững hay quản trị ESG là gì và tại sao phải cần tới?
ESG là 3 yếu tố về môi trường-xã hội-quản trị. Thời gian qua chúng ta nói nhiều về biến đổi khí hậu và quản trị công ty. Nhưng hiện nay sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp đã được đặt trên 3 yếu tố, đó là quản trị công ty tốt, quản trị minh bạch và quản trị hiệu quả.
-Vậy, 3 yếu tố quản trị này gắn điều gì đối với doanh nghiệp, thưa bà?
Nó gắn với thay đổi tư duy hệ thống, trước đây doanh nghiệp chỉ quản trị hai nguồn lực chính là tài chính và lao động. Nhưng sau tất cả những gì xảy ra từ đại dịch Covid-19, cũng như hiện tại toàn cầu đang phải ứng phó với biến đổi khí hậu một cách đầy bất trắc. Trong sự đầy bắt trắc đó, sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phải gắn chặt với quản trị về chống biến đổi khí hậu.
Quản trị trống biến đổi khí hậu chính là chữ E-Environmental (môi trường) trong yếu tố ESG. Đối với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), từ năm 2022 đã chính thức đặt câu chuyện quản trị môi trường lên trước và lên cao hơn quản trị công ty thông thường là chữ G-Governance (quản trị doanh nghiệp).
Quản trị môi trường gắn với quản trị công ty tốt sẽ tạo ra hiệu ứng cho các vấn đề về xã hội S-Social (xã hội). Quản trị ESG chính là quản trị phát triển bền vững, và phải xuất phát đầu tiên với quản trị chống biến đổi khí hậu từ hai điểm chính là chống hiệu ứng nhà kính và tăng cường kinh tế tuần hoàn.
-Bà cũng có đề cập đến tác nhân chính thúc đẩy tiến trình này chính là người tiêu dùng, các cơ quan quản lý?
Để thúc đẩy quản trị ESG có 3 tác nhân chính. Một là, các nhà hoạch định chính sách sách, các cơ quan quản lý nhà nước. Hai là, người tiêu dùng. Ba là, các nhà đầu tư.
Đối với các nhà đầu tư, họ sẽ nhìn đầu tư của mình một cách bền vững khi thấy doanh nghiệp có quản trị bền vững tốt hay các khoản đầu tư đó có thể ngay lập tức cùng với quản trị về rủi ro không tốt do biến đổi khí hậu mà có thể không tạo ra hiệu quả và cũng có thể không tồn tại.
Do đó, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm và chính thức đưa quản trị rủi ro về chống biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố để ra quyết định đầu tư cho giai đoạn hiện tại và về sau.
Đối với người tiêu dùng, không chỉ tại các quốc gia khác đang phát triển, ngay tại Việt Nam những người tiêu dùng đã bắt đầu có thay đổi nhận thức để sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, không tác động nhiều đến môi trường.
Từ đó người tiêu dùng sẽ tác động gián tiếp đến các nhà sản xuất phải quan tâm đến câu chuyện tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng được người tiêu dùng thừa nhận trong xu thế ưu tiên sản phẩm có sử dụng yếu tố liên quan đến kinh tế tuần hoàn, những sản phẩm quản trị tốt trong chống hiệu ứng nhà kính hoặc sản phẩm sử dụng nguồn lực lao động xã hội tốt và nhiều giá trị.
>>ESG không còn là yếu tố phi tài chính
>>ESG mang lại lợi ích dài hạn
>>Tích hợp ESG nhằm minh bạch chính sách thù lao của Ban điều hành cấp cao
-Theo bà, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay thì doanh nghiệp cần phải có thêm sự thay đổi như thế nào?
Có thể nói, kinh tế tuần hoàn là một trong hai yếu tố rất quan trọng cùng với hiệu ứng nhà kính để giảm tác động của biến đổi khí hậu cho môi trường. Kinh tế tuần hoàn hiện nay được định nghĩa rất đơn giản, đó là tái sử dụng những nguồn thải đầu ra của các doanh nghiệp khác.
Việc tái sử dụng đầu ra của doanh nghiệp khác để làm đầu vào của doanh nghiệp mới đã tạo ra 3 yếu tố. Đó là, tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào; giảm thải ra xã hội; tăng cường hiệu quả kinh tế.
Ví dụ, một kinh tế tuần hoàn rất lớn là câu chuyện xử lý rác thải để tạo thành điện từ đốt rác. Trước đây thường xử lý đốt rác tự nhiên ra ngoài xã hội thì hiện nay với sự đầu tư công nghệ mới, việc đốt rác để tạo ra điện không những tốt về kinh tế mà còn tác động rất lớn đến môi trường.
Như vậy, nhận thức về kinh tế tuần hoàn phải đi từ chủ trương của nhà nước, chiến lược của các doanh nghiệp mà ở đó họ rất cần một khoản đầu tư lớn.
-Vậy, làm như thế nào để có khoản đầu tư lớn sử dụng cho kinh tế tuần hoàn, thưa bà?
Thứ nhất, phải có một cơ chế kết nối các doanh nghiệp để họ nhìn thấy bức tranh doanh nghiệp có thể sử dụng lẫn của nhau những nguyên liệu đầu vào và đầu ra.
Thứ hai, phải có chính sách thuế hợp lý, ưu tiên để doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế tuần hoàn.
Thứ ba, phải có những ưu tiến đối với các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cho người lao động, mà ở đó những người lao động là những người được hưởng lợi từ kinh tế tuần hoàn. Vì giá thành đầu tư của những doanh nghiệp sử dụng kinh tế tuần hoàn thường cao hơn bình thường, cho nên phải có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội cho các doanh nghiệp.
-Thực tế khó nhất đối với các doanh nghiệp khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn là gì, thưa bà?
Không có doanh nghiệp nào là không gặp khó khăn khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xác định kinh tế tuần hoàn là một phần của môi trường và ESG là một phần của cơ hội phát triển bền vững. Trong đó, tôi muốn nhấn mạnh đây là một phần của cơ hội phát triển kinh doanh liên tục trước khi là một cơ hội phát triển bền vững, thì doanh nghiệp phải tuân thủ chiến lược kinh tế tuần hoàn nói riêng và ESG nói chung là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, sử dụng nguồn lực nội tại của doanh nghiệp trước khi có thêm sự cộng hưởng và gia tăng giá trị.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là chuyển đổi nhận thức, sự hỗ trợ và đồng lòng của các cơ quan chính phủ trong việc tạo cơ chế tài chính để đầu tư.
-Trân trọng cảm ơn bà!
Có thể bạn quan tâm
03:21, 23/09/2022
15:44, 22/09/2022
15:25, 23/08/2022
11:11, 19/08/2022
15:26, 12/08/2022
19:11, 19/07/2022