Du lịch điện tử đang là xu thế và buộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phải ứng dụng công nghệ số trong vận hành và quản trị.
>>"Cỗ máy xương sống" cho doanh nghiệp du lịch
Hiện nay, xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành khách sạn, du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Từ chỗ quản lý thủ công chuyển sang sử dụng phần mềm thì giờ đây ngoài việc có phần mềm, các doanh nghiệp còn mở rộng tìm kiếm các giải pháp công nghệ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm dành cho khách hàng. Giúp khách hàng có cảm giác thoải mái như được sống trong ngôi nhà của mình với những trang thiết bị công nghệ hiện tại và tiện ích.
Với các doanh nghiệp hoạt động về lưu trú được xếp hạng từ 3 sao trở lên thì việc trang bị phần mềm quản lý khách sạn được xem như là một công cụ cần thiết và quan trọng trong việc quản lý, cung cấp thông tin, kết nối các bộ phận và hỗ trợ ra quyết định. Giúp tiết kiệm thời gian trong việc cập nhật và xử lý dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của bộ máy vận hành.
Tuy nhiên, trước xu thế này, phần lớn các doanh nghiệp đều gặp một trở ngại rất lớn là thói quen trong điều hành và quản trị lữ hành. Theo đánh giá của ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Chào Việt Nam (Welcome Vietnam Tours), giảng viên danh dự Khoa du lịch Lữ Hành - Đại học Đại Nam: "Các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ đều phải vận hành bằng công nghệ, đó là xu thế tất yếu. Các phần mềm cơ bản thường được các đơn vị sử dụng như phần mềm kế toán điện tử MISA, phần mềm Marketing - HRM, Getfly cho quản trị booking và nhân sự. Còn rất nhiều phần mềm khác. Dù là vậy, điều tối quan trọng chính là nhân sự và tư duy vận hành đã thành thói quen, nên vẫn tư duy quản trị cũ một cách thủ công".
"Một số doanh nghiệp áp dụng vào ban đầu là khó, vì đào tạo hướng dẫn dùng nội bộ và đồng bộ giữa các phòng ban rất khó, vì họ quen thủ công rồi. Lúc áp dụng vào trở ngại lắm, giống như đưa KPI vào doanh nghiệp thì nhân viên là người đầu tiên ngại thay đổi, phải chịu sự quản lý chặt chẽ hơn, thực hiện doanh số và thêm việc khi sử dụng phần mềm mới…" - ông Thanh nhấn mạnh những trở ngại của doanh nghiệp.
>>Du lịch Quảng Nam sẵn sàng "bùng nổ"
>>Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực đưa du lịch phát triển
Chia sẻ về thực tiễn ứng dụng công nghệ phần mềm quản trị du lịch tại Việt Nam hiện nay, ông Bùi Tiến Đại – Founder của Newway Việt Nam cho biết, nói về việc ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử trong ngành du lịch nói chung. Cụ thể là các doanh nghiệp hoạt động về lữ hành, khách sạn, du thuyền, sân golf có thể thấy rằng đa phần các doanh nghiệp đã có sự tìm hiểu, tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, vận hành hoạt động kinh doanh.
Ông Đại nhận định: “NewwayPMS đã và đang cung cấp giải pháp phần mềm cho hơn 400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành, tổ hợp dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên khắp Việt Nam. Nhưng đây vẫn là một con số vẫn còn rất khiêm tốn so với số lượng hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang hoạt động".
Tại Việt Nam hiện nay, thị trường phần mềm dành cho doanh nghiệp lữ hành, lưu trú xuất hiện thêm một số công ty phần mềm mới tham gia. Điều này một mặt nào đó mang lại tín hiệu tốt, giúp các doanh nghiệp đã tham gia trị trường lâu năm như NewwayPMS có sự nhìn nhận, đánh giá về sản phẩm để có những cải tiến phù hợp theo nhu cầu khách hàng và xu hướng của thị trường.
Song một mặt nào đó, việc xuất hiện thêm một số doanh nghiệp mới cũng sẽ khiến cho khách hàng mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và lựa chọn phần mềm phù hợp. Mà đôi khi không phải lúc nào giá cả cũng đi đôi với chất lượng, do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua phần mềm.
Có thể bạn quan tâm