Việc vaccine COVID-19 được tiêm rộng rãi trong cộng đồng chính là liều thuốc đặc trị giúp ngành du lịch hồi sinh.
Năm 2020 quá khắc nghiệt với ngành du lịch khi hàng triệu người lao động thất nghiệp, hàng nghìn doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản vì không thể cầm cự nổi. Phần còn lại chỉ hoạt động cầm chừng.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp đang bám trụ còn lại vẫn đang tự tin vào “thế chân kiềng” đã tạo dựng được. Nhờ những kinh nghiệm đúc rút từ dịch SARS 2003 và những cơn khủng hoảng tài chính thế giới 2008, 2012, nên từ khá sớm, các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi và thay đổi.
Nhiều chuyên gia nhận định, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai tiêm vaccine COVID-19, ngành du lịch Việt Nam có thể thắp lên ngọn lửa hy vọng cho một giai thoại hồi sinh.
Ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (Vitours) nhận định, khi vaccine được nhập về Việt Nam thì nhiệm vụ đầu tiên chính là phục vụ cho tuyến đầu. Khi tuyến đầu an toàn, công tác kiểm soát dịch được triển khai có hiệu quả thì nhân dân sẽ yên tâm hơn, thị trường du lịch nội địa có thể phát triển bền vững sau nhiều lần dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, vaccine cũng chỉ là “phao cứu sinh” trước mắt, trong khi người dân vẫn còn dè chừng bệnh dịch nên các doanh nghiệp, địa phương cần phải khẳng định điểm đến an toàn trong mắt du khách. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không nên nản chí sau nhiều lần kích cầu không thành mà phải tiếp tục đổi mới cách thức hoạt động để tạo sự mới lạ, cuốn hút người dân đi du lịch.
“Có lẽ du lịch nhóm gia đình, nghỉ dưỡng và xa các trung tâm đông đúc sẽ là điểm nhấn mới mẻ cho các công ty du lịch cần phát triển thêm. Ngoài ra, các công ty muốn tiếp tục tồn tại cần tìm hướng đi mới trong công việc hiện tại hoặc chuyển sang các ngành nghề khác để chờ khó khăn qua đi”, ông Lê Thiên Tư – Giám đốc V.E.I Travel đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
12:43, 26/02/2021
06:30, 26/02/2021
05:35, 26/02/2021
11:00, 25/02/2021
06:40, 25/02/2021
14:22, 24/02/2021
12:20, 24/02/2021
07:03, 24/02/2021