Hiện nay ở Việt Nam không thiếu thuốc điều trị bệnh đến mức mà không có.
>>>Dao mổ kém chất lượng và lương tâm với người bệnh
Về vấn đề này, trao đổi với DĐDN, PGS.TS Lê Văn Truyền - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) cho biết: Có tình trạng bệnh nhân mua thuốc tại các nhà thuốc trong bệnh viện nhưng không có thuốc. Tuy nhiên, khi ra thị trường bên ngoài thì những loại thuốc này lại có bán khá phổ biến.
Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, tất nhiên do đứt gãy nguồn cung ứng, một số loại thuốc sẽ bị thiếu như thuốc Protamin sulfat đợt vừa rồi. Song ngay lập tức ta đã nhập về 28.000 hộp. Đây là tình trạng đứt gãy nguồn cung ứng tạm thời.
Còn về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện - vấn đề được dư luận quan tâm khi mà ngay cả các bệnh viện hạng đặc biệt như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tai Mũi Họng... cũng phải kêu, PGS.TS Lê Văn Truyền khẳng định: hiện nay ở Việt Nam không thiếu thuốc đến mức không có thuốc. Vấn đề chính là cơ chế đấu thầu khiến cho thuốc không đưa được vào bệnh viện, đặc biệt là sau những biến động lớn của ngành y tế khiến tâm lý cán bộ bệnh viện sợ sai, không dám đấu thầu. Nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư không sửa quy chế đấu thầu thì sẽ không có thuốc.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhắc lại trường hợp của bệnh viện Chợ Rẫy phát biểu tại hội nghị Nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân cho rằng: “Trước đây sử dụng dao mổ giá tốt chỉ rạch một đường mổ, giờ trúng thầu dao mổ giá rẻ phải rạch 3 lần thì da mới đứt”; việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm… đang gặp khó khăn do Bộ Tài chính yêu cầu phải có đầy đủ 3 báo giá thì mới xây dựng được kế hoạch mua sắm.
>>>Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói gì về tình trạng thiếu thuốc?
>>>Bộ Y tế đã đề xuất 4 giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế
Phân tích câu chuyện trên, PGS.TS Lê Văn Truyền đặt câu hỏi: “Khi bạn mua một chiếc xe Mercedes nhưng đến lúc hỏng phanh thì bạn có đi mua phanh của một loại xe khác, chẳng hạn như Kia Morning không? Cho nên, khi thiết bị y tế của một hãng A bị hỏng thì khi đi mua mới để thay thì phải mua đúng của hãng A. Nhưng như vậy lại bị quy vào chỉ định thầu… Vì thế, các lãnh đạo các bệnh viện kiến nghị giá mua sắm trong y tế không nên chọn giá thấp nhất mà cần quy định rõ chọn giá hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, trước thực trạng thuốc giả tồn tại trong đời sống xã hội, không ít người lo ngại thuốc giả có khả năng len lỏi trong bệnh viện, PGS.TS Lê Văn Truyền khẳng định: “Việc đấu thầu của doanh nghiệp không thể sơ sài. Quy trình thông qua đấu thầu thuốc vào bệnh viện phải có lý lịch của doanh nghiệp. Thậm chí, doanh nghiệp đã được đấu thầu bao nhiêu lần thì cơ quan quản lý cũng nắm rất vững thông qua hồ sơ đấu thầu, hồ sơ dự thầu. Khi doanh nghiệp đấu thầu, một lượng lớn thuốc bán cho bệnh viện nên nếu có gian lận, doanh nghiệp tự hại chính mình”.
Đặt vấn đề, nếu trường hợp có thuốc giả thì có thể do bệnh viện quản không chặt dẫn đến thuốc giả có thể “lọt” thông qua hệ thống nhà thuốc bệnh viện. Vừa rồi, có nhà thuốc tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội bán thuốc đắt và có hành vi đôi co với khách hàng. Đây có lẽ là khe hở trong khâu quản lý nhà thuốc của bệnh viện. Qua vụ việc như vậy, nhà thuốc bệnh viện cần phải kiểm soát được nguồn thuốc và giá thuốc.
Có thể bạn quan tâm
13:28, 12/08/2022
04:00, 08/07/2022
04:00, 06/07/2022
01:00, 05/07/2022
18:00, 04/07/2022
01:56, 30/06/2022
00:30, 25/06/2022
19:00, 23/06/2022