Thương chiến Mỹ - Trung kéo dài, gần 500 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu bị hạ bậc tín nhiệm

Theo Kinh tế & Tiêu dùng 19/08/2019 16:49

Trong cả hai năm 2017 và 2018, số doanh nghiệp bị hạ bậc xếp hạng đều cao hơn số được nâng hạng.

Số lượng doanh nghiệp niêm yết bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ bậc trong năm nay đang ở mức cao hiếm thấy trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu.

Nikkei Asian Review dẫn số liệu của S&P Global Ratings cho thấy từ đầu năm đến ngày 13/8 đã có 487 doanh nghiệp tài chính và phi tài chính bị hạ bậc tín nhiệm, lớn hơn 60 so với số doanh nghiệp được nâng bậc xếp hạng.

Trong cả hai năm 2017 và 2018, số doanh nghiệp bị hạ bậc xếp hạng đều cao hơn số được nâng hạng.

Chênh lệch giữa số DN bị hạ bậc và số DN được nâng hạng tại Mỹ đang ở mức cao nhất ba năm. Tại Trung Quốc, chênh lệch này cũng đang cao nhất hai năm.

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, năng lượng và ô tô bị hạ bậc tín nhiệm vì chiến tranh thương mại. Ảnh: Reuters.

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, năng lượng và ô tô bị hạ bậc tín nhiệm vì chiến tranh thương mại. Ảnh: Reuters.

Công ty Accuride Corporation của Mỹ chuyên sản xuất bánh xe và các linh kiện xe hơi khác bị S&P giảm một nấc triển vọng trong lần đánh giá vừa qua, cho thấy khả năng doanh nghiệp này bị hạ bậc tín nhiệm trong tương lai.

Apex Tool Group bị hạ một bậc tín nhiệm bởi sản phẩm mà công ty này mua từ Trung Quốc nằm trong diện bị đánh thuế.

Các lĩnh vực như năng lượng, ô tô và dệt may gặp rủi ro lớn nhất trong chiến tranh thương mại và do vậy số doanh nghiệp bị hạ bậc cũng tập trung ở những ngành này. S&P còn chỉ rõ rủi ro đối với lợi nhuận của Accuride đến từ thuế quan và căng thẳng thương mại.

Theo số liệu của Quick FactSet, trong quí II/2019 (1/4-30/6), lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên toàn thế giới giảm 4%. Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp châu Á cũng đi xuống.

Các doanh nghiệp Bắc Mỹ có vẻ tăng trưởng tốt hơn, tuy nhiên nếu loại bỏ lợi nhuận của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp còn lại giảm 0,41%.

Các doanh nghiệp cũng tăng cường vay nợ với lãi suất thấp do chính sách tiền tệ liên tục nới lỏng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008.

Có thể bạn quan tâm

  • Moody’s tiếp tục duy trì mức tín nhiệm B2 đối với Nam A Bank

    Moody’s tiếp tục duy trì mức tín nhiệm B2 đối với Nam A Bank

    10:47, 08/08/2019

  • Vì sao Fitch nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên tích cực?

    Vì sao Fitch nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên tích cực?

    00:00, 10/05/2019

  • Fitch nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên tích cực

    Fitch nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên tích cực

    20:08, 09/05/2019

  • BIDV tiếp tục được nâng định hạng tín nhiệm toàn cầu

    BIDV tiếp tục được nâng định hạng tín nhiệm toàn cầu

    10:53, 16/04/2019

  • Tăng hạng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam sau gần một thập kỷ

    Tăng hạng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam sau gần một thập kỷ

    06:34, 08/04/2019

Theo số liệu của Quick FactSet, tổng nợ có lãi suất của các doanh nghiệp niêm yết toàn cầu (không kể lĩnh vực tài chính) tăng lên mức 22.100 tỉ USD vào cuối năm tài khóa 2018, trong khi con số vào cuối năm 2008 chỉ là 12.500 tỉ USD. Cũng trong khoảng thời gian 10 năm này, nợ của các doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc tăng gần 5 lần lên 2.800 tỉ USD.

Công ty sản xuất nhôm Qinghai Provincial Investment Group của Trung Quốc suýt rơi vào vỡ nợ hồi tháng 2 năm nay khi công ty này chậm thanh toán tiền lãi trái phiếu bằng đồng USD. S&P đã hạ bậc tín nhiệm của doanh nghiệp này từ B+ xuống CCC+.

"Rủi ro thanh khoản của Qinghai vẫn ở mức cao dù đã trả được nợ", S&P lưu ý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương chiến Mỹ - Trung kéo dài, gần 500 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu bị hạ bậc tín nhiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO