“Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ”

Diendandoanhnghiep.vn Đằng sau vẻ đẹp nguyên sơ với màu xanh rừng cây nguyên sinh được thiên nhiên ban tặng, Cồn Cỏ ngày nay hiện lên trong mắt lữ khách như một hòn đảo sừng sững hiên ngang giữa biển cả bao la.

Cồn Cỏ với diện tích khoảng 2,3km2, độ cao từ 5-30 m so với mặt nước biển

Huyện đảo Cồn Cỏ với diện tích khoảng 2,3km2, độ cao từ 5-30 m so với mặt nước biển, cách đất liền khoảng 17 hải lý

Không chỉ chúng tôi, rất nhiều du khách thập phương khi về với huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, khi được hỏi đều nói lên cảm nhận của mình về một tình cảm thân thương, tự hào bởi nơi đây hiện hữu một “phên dậu”, "chiến hạm" vững chãi của Tổ quốc mến yêu!.

Những ngày tháng 7 tri ân, tưởng vọng, giữa tiết trời xanh trong, chúng tôi rời bến cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh để lên con tàu cao tốc 1900 mã lực của Công ty TNHH Chín Nghĩa Quảng Trị thẳng hướng phía Đông Bắc biển Đông vượt gần 30km tới huyện đảo Cồn Cỏ, còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ.

>>Cồn Cỏ: "Đảo lửa, đảo say"

Chỉ hơn 01 giờ ngồi trong khoang hành khách mát rượi của con tàu, du dương theo nhịp con sóng của biển, Cồn Cỏ với diện tích khoảng 2,3km2, độ cao từ 5-30 m so với mặt nước biển đã hiện trong mắt chúng tôi với bạt ngàn màu xanh hoà lẫn cùng điệp trùng con sóng. Cồn Cỏ cũng được hình thành được hình thành bởi hoạt động kiến tạo từ phun trào của núi lửa nên đảo có giá trị về địa chất và sinh thái, cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bải tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò, điệp…

Tàu cao tốc 190 mã lực của Công ty TNHH Chín Nghĩa Quảng Trị đưa du khách thập phương ra với đảo Cồn Cỏ

Tàu cao tốc 1900 mã lực của Công ty TNHH Chín Nghĩa Quảng Trị đưa du khách thập phương ra với đảo Cồn Cỏ

Chưa hết, với hơn 70% là diện tích rừng nguyên sinh, đảo Cồn Cỏ là một số ít nơi tại Việt Nam còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng được gìn giữ gần như nguyên vẹn đến ngày hôm nay, được ví như “viên ngọc xanh” của tỉnh Quảng Trị.

Ông chủ con tàu Chín Nghĩa Quảng Trị nói với chúng tôi rằng, Cồn Cỏ không chỉ là một hòn đảo nhỏ của Tổ quốc mà nơi đây còn có 104 Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống nơi tiều tiêu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo sử sách ghi lại, trong giải đoạn nói trên, đế quốc Mỹ đã ném xuống đảo Cồn Cỏ trên 1,3 vạn quả bom các loại, hàng vạn quả rốc-két; 172 lần tàu chiến pháo kích trên 4 nghìn quả đạn pháo. Bình quân mỗi cán bộ, chiến sỹ hứng chịu đến hơn 39 tấn bom đạn; mỗi ha đất chịu 22,6 tấn bom đạn…

Với tinh thần quật cường, cán bộ chiến sỹ đảo Cồn Cỏ đã dũng cảm chiến đấu 841 trận và ghi nhiều chiến công vang dội: bắn rơi 48 máy bay các loại, bắn cháy và chìm 17 tàu chiến... góp phần buộc Mỹ phải ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. Đảo nhỏ Cồn Cỏ vinh dự 2 lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng”.

Vào ngày 05/6/1968, Bác Hồ cũng đã gửi thư khen bộ đội Cồn Cỏ với nội dung: “Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi cán bộ, chiến sỹ đảo Cồn Cỏ chiến đấu dũng cảm, mưu trí trong một ngày 31/5/1968 đã bắn rơi 04 máy bay Mỹ. Cồn Cỏ xứng đáng là đảo nhỏ anh hùng.

Bác nhắc các chú: phải tăng cường đoàn kết, luôn luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa”.  

Tác giả thắp hương, tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ trên đảo Cồn Cỏ

Tác giả thắp hương, tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ trên đảo Cồn Cỏ

Chiều Cồn Cỏ vẫn ngập ánh nắng vàng, biển xanh. Sau khi rời con tàu Chín Nghĩa Quảng Trị, đoàn chúng tôi do Nhà báo Nguyễn Phước - Trưởng đại diện của Diễn đàn Doanh nghiệp khu vực Miền Trung – Tây Nguyên dẫn đầu đã đến với mạn phía Đông Nam, tại một điểm cao của đảo Cồn Cỏ (đồi 37) có vị trí nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, nơi có đài tưởng niệm để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ tới các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên hòn đảo này. 30 bộ đội trực tiếp chiến đầu – hy sinh; 74 bộ đội, dân quân phục vụ chiến đấu – hy sinh trong kháng chiến Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến 1968 được khắc rõ tên tuổi, quê quán trên danh bia liệt sỹ đảo Cồn Cỏ. Đây cũng là thời kỳ đế quốc Mỹ tập trung mọi hoả lực để hòng huỷ diệt hòn đảo này.

Dòng tên Anh khắc vào bia đá - tên tuổi các Anh hùng liệt sỹ chủ yếu là con em quê hương Quảng Trị anh hùng và có không ít người con đến từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã ngã xuống nơi hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc.

Ngược dòng lịch sử, theo các nhà khảo cổ học với những phát hiện mới nhất, ở khu vực Bến Nghè của đảo đã tìm thấy nhiều công cụ đá của con người thời đá cũ cách đây hàng vạn năm. Vào ngày 01/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2004/NĐ-CP chính thức thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị.

Vẻ đẹp hoang sơ, hệ sinh thái rừng đa tầng cùng với hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất đang tô thêm cho Cồn Cỏ một vẻ đẹp lung linh, huyền bí giữa khơi xa

Vẻ đẹp hoang sơ, hệ sinh thái rừng đa tầng cùng với hệ thống giao thông, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang đang tô thêm cho Cồn Cỏ một vẻ đẹp lung linh, huyền bí giữa khơi xa

Và, để rồi từ năm 2017, hưởng ứng tinh thần kêu gọi con em quê hương trở về đầu tư ở Quảng Trị, ông Trần Công Hồng Nhẫn đã đầu tư phương tiện, con người, huy động nhân lực, vật lực…mang tên tàu Chín Nghĩa Quảng Trị để giúp bà con trên đảo ra, vào đất liền được dễ dàng. Mấy năm nay, chính con tàu này cũng đã góp phần kết nối du khách muôn phương ra đảo Cồn Cỏ với tần suất 2 ngày/chuyến để người dân tận thấy ngoài khơi xa, có một hòn đảo đang ngày đêm gối đầu lên sóng dữ giữa điệp trùng biển cả.

Ông Trần Công Nam, một thuỷ thủ đã gần 30 năm gắn bó với Cồn Cỏ nhưng lần nào ra với đảo, ông đều có cảm giác rưng rưng hoà lẫn với cảm xúc khó diễn tả thành lời. Bởi để có một “viên ngọc xanh” như ngày hôm nay, ông cũng không thể nhớ đã bao nhiêu lần trực tiếp điều khiến các con tàu vận tải chở vật liệu, phương tiện, thiết bị…để cùng với các cấp, ngành góp phần dựng xây một huyện đảo Cồn Cỏ khang trang, vững chãi như ngày hôm nay. 

Trên boang buồng lái, thông qua micro phát thanh tuyền trên hệ thống loa phát thanh của tàu Chín Nghĩa Quảng Trị, bằng chất giọng trầm ấm hoà lẫn âm thanh của sóng, của gió, ông Trần Công Nam đọc bài thơ “Cồn Cỏ phải mạnh đẹp giàu” do mình tự sáng tác khi con tàu rời bến thay cho lời giới thiệu về một Cồn Cỏ hiên ngang, tươi đẹp của Việt Nam:

“Bên kia là đảo Hải Nam

Bên mình Cồn Cỏ hiên ngang tuyến đầu

Cồn Cỏ phải mạnh đẹp giàu

Nhờ khách tâm huyết cùng tàu vươn khơi

Chiếm hạm canh giữ đất trời

Cồn Cỏ Quảng Trị một thời liệt oanh

Đánh quân xâm lược tan tành

Nở hoa thắng trận 03 lần Bác khen

Một trăm lẻ bốn dòng tên

Danh sách liệt sỹ khắc lên tượng đài

Hy sinh tuổi trẻ đời trai

Giữ đảo Cồn Cỏ nối dài Bắc Nam

Tượng đài lấp lánh hào quang

Đảo xanh hoa lá nắng vàng lung linh

Bến Nghè đón ánh bình minh

Cột mốc mười một hướng nhìn Hoàng Sa

Cột cờ vang dội quốc ca

Hoà theo tiếng trẻ ê a đánh vần

Biển trong xanh mát sạch tinh

San hô ngũ sắc ngắm nhìn cá bơi

Cồn Cỏ thực sự tuyệt vời

Tiền tiêu Tổ quốc ngoài khơi đang chờ

Khát khao hy vọng ước mơ

Cồn Cỏ giàu đẹp biển bờ bình yên.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ” tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714335508 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714335508 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10