Thượng đỉnh Mỹ- Triều và "củ cà rốt” ở Sentosa

Trương Khắc Trà 12/06/2018 15:21

Trong tuyên bố chung Mỹ- Triều Tiên có đề cập đến lộ trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho nền hòa bình thế giới.

Cây gậy và củ cà rốt là một trong những biểu tượng của ngoại giao thường xảy ra trong trường hợp nước lớn với nước nhỏ. Cây gậy biểu trưng cho ý đồ đe dọa, ép buộc, còn củ cà rốt mang hàm ý như một phần thưởng, sự nhượng bộ.

Những gì nước Mỹ đã đối xử với Iran trong vấn đề hạt nhân hay một loạt các quốc gia Tây Á khác cho thấy nước này luôn mang theo cây gậy và củ cà rốt trong bang giao, nhất là với những đối thủ dưới cơ.

Nhưng với Triều Tiên dường như ngoại lệ, hơn nửa ngày ở đảo Sentosa – Singapore, ông Trump không cho cộng đồng quốc tế thấy “cây gậy nước Mỹ” như thường lệ, thay vào đó là “củ cà rốt” chín mọng đầy hứa hẹn.

Sau một loạt các cuộc gặp ngắn, 2 nhà lãnh đạo Mỹ- Triều đã đi đến một ký kết chung, nội dung ký kết gồm 4 điểm, trong đó có đề cập đến lộ trình phi hạt nhân hóa, trao trả hài cốt tù binh chiến tranh. Nụ cười của ông Trump và thái độ "dịu dàng" của ông Kim cho thấy có cơ sở để nhận định mối bang giao hai nước có bước chạy đà khá tốt.

Tổng thống Mỹ khen nhà lãnh đạo Triều Tiên “là một nhà thương thuyết thông minh và đáng được thừa nhận”. Còn ông Kim cho rằng: “Chúng tôi có một cuộc gặp lịch sử, quyết định để lại quá khứ sau lưng và chúng tôi sắp ký kết văn kiện lịch sử. Thế giới sẽ chứng kiến một thay đổi lớn”.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã đi đến ký kết đầu tiên

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã đi đến ký kết tuyên bố chung đầu tiên.

Thay đổi lớn mà ông Kim Jong - un muốn nói đến ở đây là gì? Đương nhiên rất liên quan đến vấn đề hạt nhân. Phải chăng phía Triều Tiên đã có cái gật đầu nào đó ngoài nội dung tuyên bố chung đã ký kết?

Có thể bạn quan tâm

  • Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều?

    Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều?

    11:05, 11/06/2018

  • Trump đến Singapore trước hội nghị thượng đỉnh lịch sử Bắc Triều Tiên

    20:50, 10/06/2018

  • Kỳ vọng của Trung Quốc ở Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều?

    11:30, 22/05/2018

  • Điều gì được kỳ vọng nhất trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều?

    11:01, 27/04/2018

  • Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Những tín hiệu tích cực ban đầu

    10:01, 12/06/2018

Đặc biệt hơn khi ông Trump nói với báo giới hai bên sẽ còn gặp lại nhau và tất nhiên còn muốn mời ông Kim đến Nhà Trắng với tư cách một chuyến thăm cấp nhà nước chính thức.

Những gì mối quan hệ Mỹ -Triều mang đến cho dư luận quốc tế đến thời điểm này là yếu tố bất ngờ. Mới cách đây hai tuần, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều có nguy cơ bị hoãn lại do một vài phát biểu của đôi bên, ngay trước cuộc gặp này phái đoàn Triều Tiên thậm chí đã chuẩn bị sẵn kịch bản “lên đường về ngay” nếu Trump đột ngột bỏ cuộc.

Đến giờ phút này có thể thấy, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều giống như đòn đánh lạc hướng Trung Quốc đang theo sát diễn biến, mọi thứ có thể xảy ra qua thái độ cử chỉ đầy tích cực của hai bên.

Có một câu hỏi là vì sao Trump không “rắn mặt” với Kim Jong - un như những người tiền nhiệm đã từng làm với Mahmouh Ahmadinejad (Tổng thống Iran), Gaffdafi (Tổng thống Lybia) hay Basar Al Assad (Tổng thống Syria) mặc dù cùng giải quyết một vấn đề tương tự?

Điều này có liên quan mật thiết đến chính sách “xoay trục Châu Á” được khơi mào dưới thời chính quyền Obama. Cụ thể ở đây là Biển Đông, các nước Đông Bắc Á và cả những đối thủ đáng gờm của Mỹ ở Châu lục này.

Châu Á được dự báo trở thành trung tâm thế giới trong thế kỷ 21, rõ ràng người Mỹ không bao giờ muốn mất sự ảnh hưởng ở đây. Trong đó, Triều Tiên với vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng - án ngữ sát bên hông đối trọng Trung Quốc, nên Mỹ không muốn sứt mẻ thêm với nước này.

Xâu chuỗi lại sự kiện cho thấy, năm lần bảy lượt Triều Tiên dọa chiến tranh nhưng người Mỹ vẫn kiên nhẫn không khai hỏa, thậm chí Trump bỏ ngoài tai tham kiến của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton rằng, cân nhắc sử dụng “mô hình Lybia”.

Ở một diễn biến khác, nhiều khả năng ông Kim dần nhận ra sự lợi hại của nước Mỹ sau nhiều thập kỷ cấm vận; xung quanh những đối thủ giàu có thịnh vượng, đất nước Triều Tiên bị áp lực mở cửa với Phương Tây.

Tuy vậy, vẫn phải dành lời khen cho tài năng bản lĩnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Có thể những lời có cánh của ông Trump ở Sentosa chỉ mang tính chất ngoại giao.

Nhưng vị thế của Triều Tiên được nâng cao rõ rệt chỉ một thời gian ngắn sau khi lãnh đạo nước này thăm Trung Quốc, gặp gỡ ông Moon Jae in và hội đàm lịch sử với Tổng thống Mỹ.

Sau cùng, “phi hạt nhân hóa”dù bất cứ đâu trên trái đất cũng là tín hiệu mừng cho nền hòa bình thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thượng đỉnh Mỹ- Triều và "củ cà rốt” ở Sentosa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO