Thủy sản ĐBSCL mùa COVID-19 (Kỳ 1): Thị trường có dấu hiệu hồi phục

Diendandoanhnghiep.vn Xuất khẩu tôm và cá tra – 2 mặt hàng thủy sản chủ lực tại ĐBSCL đã có sự hồi phục sau một thời gian “tê liệt” do ảnh hưởng dịch COVID-19...

Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang bị lùi, hoặc bị hủy đơn hàng xuất khẩu do một số quốc gia vẫn phong tỏa đất nước, trong khi lại thiếu vốn để đầu tư vùng nuôi và kho lạnh…

p/Vùng ĐBSCL được đánh giá có tiềm năng bậc nhất về nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Phú Khởi

Vùng ĐBSCL được đánh giá có tiềm năng bậc nhất về nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Phú Khởi

Khách hàng lớn quay trở lại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2020, mặc dù xuất khẩu tôm sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc sụt giảm mạnh do dịch COVID-19, nhưng bù lại xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản trong tháng 2 tăng đến 63%, đưa kim ngạch quý I đạt 132 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Nhật Bản vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.

Đầu tư kho lạnh phục vụ thương mại rất tốn kém, thu hồi vốn chậm và chưa có cơ chế tín dụng ưu đãi, nên các doanh nghiệp ĐBSCL chưa mặn mà đầu tư dự án ao nuôi cá tra...

Kế đến là thị trường Mỹ cũng đã nhập khẩu trên 115 triệu USD tôm Việt Nam, tăng 18,2% so với cùng kỳ. Một số thị trường khác như: Hồng Kông-Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu hồi phục, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam vào các thị trường trong quý I đạt 628,6 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với ngành hàng cá tra, “sức đề kháng” kém hơn. Trong quý I, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đạt 334 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo nhận định của VASEP, bức tranh xuất khẩu này đang sáng lên khi chứng kiến giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trường lớn là Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ tăng trưởng khá tốt. Trong đó, tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đã tăng 109% so với tháng 1/2020. Dự báo trong quý II/2020, xuất khẩu cá tra sang thị trường này sẽ khôi phục mạnh và tăng từ 30-40% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính hết tháng 3/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 61,7 triệu USD, chiếm 18,5%, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng thị trường này đang có dấu hiệu khởi sắc.

Khó khăn của các doanh nghiệp

TS. Hồ Quốc Lực- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), nguyên Chủ tịch VASEP, cho biết: Hạn mặn đã làm tôm trong ao dễ bị sốc, yếu, dễ nhiễm bệnh. Do đó, bệnh tôm đã bùng phát khá mạnh trong tháng 3 đối với các ao nuôi tôm thả sớm. Bệnh phổ biến là vi bào tử trùng (EHP) và bệnh virus đốm trắng (WSSV), khiến tôm nuôi khoảng tháng rưỡi bị sự cố, thu hoạch khá nhiều tôm cỡ nhỏ.

“Trong quý 1, các thị trường lớn xuất khẩu tôm Việt (Nhật, EU, Hoa Kỳ) chưa bị tác động mạnh bởi dịch COVID-19, nên tôm xuất khẩu quý 1 tăng hơn 2% so cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, qua đầu tháng 4 đến nay, nhiều quốc gia này đã phong tỏa một phần đất nước, khiến một số hợp đồng bị dừng lại. Người nuôi hết sức quan tâm thông tin tích cực về giá tôm cũng như nguồn tín dụng để có vốn nuôi tôm”, ông Lực chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Cafatex, lo lắng: do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng dịch bệnh, khách hàng hủy, lùi đơn hàng nên lượng cá tra qua chế biến tại các doanh nghiệp đang tồn kho rất lớn. Trong các ao nuôi cá nguyên liệu quá lứa chiếm hơn 40%. Hiện cả vùng đang rất thiếu kho lạnh phục vụ cho trữ đông sản phẩm thủy sản. Trong khi đó, để đầu tư kho lạnh phục vụ thương mại rất tốn kém, thu hồi vốn chậm và chưa có cơ chế tín dụng ưu đãi, nên thời gian qua doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư dự án này.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho biết Công ty I.D.I- thành viên của Tập đoàn Sao Mai, đã có 4 kho lạnh với công suất trên 40.000 tấn, nhưng chỉ mới đủ đáp ứng nhu cầu cho nhà máy chưa thể cho thuê. Việc đầu tư thêm kho lạnh đã được tính đến, tuy nhiên cũng do nhận thấy vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm và chưa có cơ chế tín dụng ưu đãi nên doanh nghiệp chưa dám đầu tư.

Kỳ II: Gỡ khó cho doanh nghiệp

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủy sản ĐBSCL mùa COVID-19 (Kỳ 1): Thị trường có dấu hiệu hồi phục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714285509 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714285509 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10