Tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 3: Nên hay không?

MINH CHÂU 11/08/2021 14:53

Trong khi nhiều nơi đang gặp khó khăn về nguồn vaccine Covid-19 cho những cấu phần xã hội dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch toàn cầu, các nước phát triển đã cân nhắc tới tiêm liều bổ sung.

Vaccine hoạt động bằng cách đưa vào cơ thể mầm bệnh vô hại của virus. Hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ thông tin để xây dựng cơ chế phòng vệ. Khi một người bị nhiễm virus này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và kháng nguyên sẽ xuất hiện, chống lại phản ứng lây nhiễm trong cơ thể.

5/6 vaccine Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn yêu cầu tiêm mũi thứ hai sau vài tháng để đảm bảo hệ thống miễn dịch ghi nhớ thông tin về virus SARS-CoV-2 một cách tốt nhất. Song một số người đã quan ngại về lượng kháng nguyên sụt giảm sau một thời gian tiêm vaccine. Trong bối cảnh đó, có ý kiến cho rằng mũi tiêm thứ ba sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch trong ngắn hạn.

Sự xuất hiện và lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta ở cả những người đã tiêm đủ vaccine Covid-19 khiến câu chuyện này phức tạp hơn. Các hãng dược đang nghiên cứu vaccine đặc trị cho từng biến thể, song hầu hết các chuyên gia cho rằng tiêm bổ sung vaccine Covid-19 ở thời điểm hiện tại là chưa cần thiết. Vaccine hiện nay đã bảo vệ đa số người trước những triệu chứng nặng từ biến thể Alpha và Delta, dù chúng được nghiên cứu để ngăn chặn biến thể ban đầu.

Với các hãng dược, mũi tiêm thứ ba là một giấc mơ đẹp khi giá vaccine ngày càng tăng.

Với các hãng dược, mũi tiêm thứ ba là một giấc mơ đẹp khi giá vaccine ngày càng tăng.

WHO cũng cho biết chưa có bằng chứng về tác dụng của mũi thứ ba. Song qua thời gian, với tốc độ lây lan của biến thể Delta và sự xuất hiện của các biến thể mới, mọi chuyện có thể khác.

Tuy nhiên, thế giới đã chứng kiến quá đủ sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch và với một số nước, cẩn thận không bao giờ là thừa. Israel đã bắt đầu tiêm bổ sung vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech cho người trên 60 tuổi đầu tuần qua và dự kiến tiêm đủ 1 triệu người cuối tháng Tám.

Theo thống kê, người cao tuổi hay mắc bệnh nền chịu nhiều tổn thương nhất vì Covid-19. Đồng thời, họ chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu dân số của nước phát triển, trong đó có Mỹ và châu Âu. Do đó, các nước này cho rằng bổ sung lớp bảo vệ cho nhóm người yếu thế trên là cần thiết.

Trung Quốc có ý tưởng tương tự, song tin rằng tiêm bổ sung mũi vaccine Covid-19 thứ ba trong một năm là chưa cần thiết. Tuy nhiên, nhiều nước tiêm phổ cập hai liều vaccine của Trung Quốc thì khác. Bahrain và các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ tiêm bổ sung vaccine Pfizer/BioNTech cho những ai đã tiêm vaccine Covid-19 Sinopharm. Indonesia lên kế hoạch tiêm thêm vaccine Covid-19 Moderna cho nhân viên y tế đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19 Sinovac.

Với các hãng dược, mũi tiêm thứ ba là một giấc mơ đẹp. Pfizer và Moderna đều khẳng định mũi vaccine thứ ba là cần thiết, kêu gọi các nước tiến hành tiêm bổ sung. Giá vaccine Covid-19 ngày một tăng. Cuối tháng Bảy, Pfizer đã điều chỉnh dự báo doanh thu năm 2021 đạt 33,5 tỷ USD.

Đức, Pháp, Mỹ sẽ tiêm bổ sung vaccine mũi thứ ba

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định Pháp sẽ triển khai tiêm mũi thứ ba cho người lớn tuổi, người dễ mắc bệnh từ tháng 9-2021.

Đức cũng sẽ tiêm mũi nhắc lại cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, người già và người sống trong các viện dưỡng lão vào khoảng thời gian tương tự.

Mới đây, ngày 5-8, theo Đài ABC (Mỹ), bác sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu ở Mỹ, đã khuyến cáo chính quyền xem xét tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung, có thể từ đầu tháng 9-2021 hoặc sớm hơn.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett đứng bên mẹ, bà Mirna Bennett, khi bà được tiêm liều vắc xin thứ ba ở điểm tiêm tại thành phố Haifa, Israel ngày 3-8 - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Israel Naftali Bennett đứng bên mẹ, bà Mirna Bennett, khi bà được tiêm liều vắc xin thứ ba ở điểm tiêm tại thành phố Haifa, Israel ngày 3-8 - Ảnh: REUTERS.

Một nguồn tin cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ sẽ ra khuyến cáo về việc này trong vài tuần tới.

Việc có cần phải tiêm vaccine mũi thứ ba hay không đang là vấn đề gây tranh cãi. Gần đây, giám đốc Tổ chức Y tế thế giới - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - cho rằng mặc dù biết chính phủ các nước muốn bảo vệ người dân trước biến thể Delta, nhưng sẽ khó chấp nhận việc các nước đã mua phần lớn nguồn cung vaccine của thế giới rồi, nay lại tiếp tục mua thêm vaccine.

Hiện nay, khoảng 50% người dân ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm đầy đủ vắc xin, trong khi đó, tại các nước thu nhập thấp, tỉ lệ tiêm vaccine chỉ mới khoảng 1,5%.

Đức đã bác bỏ phát biểu của giám đốc Tổ chức Y tế thế giới và khẳng định đã ủng hộ ít nhất 30 triệu liều vaccine COVID-19 cho các nước nghèo.

Bộ Y tế Đức nói quốc gia này có thể đạt cả hai mục tiêu là "các nhóm dễ bị tổn thương ở Đức được tiêm liều vaccine COVID-19 thứ ba, đồng thời hỗ trợ việc tiêm vaccine cho càng nhiều người trên thế giới càng tốt".

Thư ký báo chí Nhà Trắng - bà Jen Psaki - cũng nói Mỹ không cần phải lựa chọn vì họ có thể vừa đảm bảo mọi người Mỹ được tiếp cận vaccine vừa có thể giúp cung cấp vaccine cho thế giới. Cho tới nay, Mỹ là nước tặng nhiều vaccine COVID-19 nhất trên thế giới.

Các cơ quan quản lý y tế Mỹ cho rằng cần có thêm bằng chứng khoa học về liều tiêm tăng cường nhưng tin rằng mũi tiêm thứ ba là cần thiết với những người bị tổn thương hệ miễn dịch.

Pfizer và Moderna khẳng định: Mũi tăng cường thứ 3 sẽ giúp người tiêm có kháng thể mạnh hơn

Pfizer và Moderna khẳng định: Mũi tăng cường thứ 3 sẽ giúp người tiêm có kháng thể mạnh hơn

Pfizer và Moderna khẳng định: Mũi tăng cường thứ 3 sẽ giúp người tiêm có kháng thể mạnh hơn

Nghiên cứu của Pfizer công bố ngày 28-7 cho thấy liều vaccine COVID-19 Pfizer/BioNTech thứ ba giúp tăng đáng kể khả năng chống lại biến thể Delta.

Lượng kháng thể chống lại biến thể Delta ở người từ 18-55 tuổi được tiêm liều vắc xin tăng cường cao hơn 5 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai.

Ở những người từ 65-85 tuổi, kháng thể chống lại biến thể Delta sau khi tiêm liều thứ 3 cao hơn 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai.

Theo đó, Pfizer khuyến cáo mũi tiêm thứ 3 là cần thiết do kháng thể giảm dần theo thời gian, nhất là sau 6 tháng.

Ngày 5-8, Công ty Moderna cũng đề xuất người đã tiêm đủ 2 liều bằng vaccine COVID-19 của họ nên tiêm mũi thứ 3 để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus.

Mặc dù vaccine Moderna vẫn duy trì hiệu quả trong ngừa COVID-19 đến 90% trong ít nhất 6 tháng sau tiêm nhưng sau 6 tháng lượng kháng thể sẽ yếu đi.

Theo nghiên cứu của Moderna, mũi tăng cường thứ 3 sẽ giúp người tiêm có kháng thể mạnh để chống lại các loại biến thể mới của virus.

Đối với các nước đang thiếu vaccine, thảo luận về việc tiêm bổ sung chẳng khác nào cơn ác mộng

Nhưng với các nước đang phát triển, cuộc thảo luận về tiêm bổ sung chẳng khác nào cơn ác mộng. Ngày 4/8, WHO đã kêu gọi các nước ngừng triển khai tiêm bổ sung trong ít nhất hai tháng để cung cấp vaccine Covid-19 cho những nơi còn thiếu. Mỗi mũi vaccine thứ ba được tiêm đồng nghĩa rằng một người dân ở các nước đang phát triển mất đi cơ hội bảo vệ mình trước đại dịch Covid-19. Ưu tiên toàn cầu hiện nay nên là vaccine cho tất cả, thay vì mũi thứ ba cho thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

  • Vimedimex đã đàm phán mua vaccine Sputnik V như thế nào?

    03:00, 11/08/2021

  • Đề xuất nhập, tiêm vaccine dịch vụ: Loại hình dịch vụ nào phù hợp?

    00:37, 11/08/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nghiên cứu cấp phép vaccine Nanocovax

    19:34, 10/08/2021

  • Ấn Độ hợp tác với Nanogen thử nghiệm, sản xuất vaccine Nanocovax

    18:12, 10/08/2021

  • Lừa đảo đầu tư vaccine nhận lãi “khủng”

    15:56, 10/08/2021

  • Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Đẩy nhanh tốc độ tiêm, tuyệt đối không thu phí liên quan đến vaccine'

    00:00, 10/08/2021

  • Làm gì để không lãng phí một mũi vaccine nào?

    05:00, 10/08/2021

  • Thủ tướng chỉ đạo về việc cấp phép và sử dụng vaccine Nanocovax

    19:00, 09/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 3: Nên hay không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO