Tiềm năng thị trường nhà ở cho người nước ngoài

VI ANH 02/08/2023 13:20

Hiện nay ngày càng nhiều lượng người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam, hứa hẹn một thị trường lớn còn chưa được khai thác.

>>Tại sao quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập?

Nhu cầu tăng cao

Dựa trên thống kê từ Bộ Xây dựng, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua và sở hữu nhà ở tại Việt chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh), Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Trong đó, đối tượng mua và sở hữu nhà hầu hết đều đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản,…

Trong giai đoạn 2018-2022, số lượng nhà ở được người nước ngoài mua tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,53% tổng số nhà ở trong cả nước.

Mặc dù nhu cầu mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam rất lớn nhưng tổng số người nước ngoài đã mua nhà vẫn chiếm rất ít so với nhu cầu tổng thể.

Theo tính toán của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong giai đoạn 2018-2022, số lượng nhà ở được người nước ngoài mua tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,53% tổng số nhà ở trong cả nước. Tuy nhiên, nhu cầu mua nhà của người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bao gồm nhu cầu sở hữu nhà để ở và kinh doanh, vẫn rất lớn.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy có khoảng 4 triệu người, bao gồm cả người nước ngoài và Việt kiều, đang quan tâm đến việc mua nhà ở Việt Nam trong tương lai.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là “điểm sáng” đối với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn đến từ các quốc gia khác. Cùng với đó, nguồn vốn FDI ngày càng gia tăng, và số lượng người nước ngoài đến sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng tăng mạnh.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong các năm gần đây. Vào năm 2015, Việt Nam đã thu hút 83.600 lao động nước ngoài và con số này tiếp tục tăng lên 117.800 người vào năm 2019.

Đáng chú ý, theo dữ liệu tính đến tháng 3/2022, số lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại Việt Nam đã lên đến 100.000 người, tăng gấp gần 10 lần so với con số năm 2005. Sự tăng trưởng này cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp và các công ty đang tăng cao trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài để làm việc tại Việt Nam.

Ngoài ra, với việc giá nhà ở một số quốc gia cao và quy định nhập cư khắt khe tại một số nước… cũng sẽ khiến nhu cầu sở hữu nhà tại Việt Nam tăng cao .

Lượng mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng cho thấy xu hướng này ghi nhận tín hiệu tích cực.

Lượng mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng cho thấy xu hướng này ghi nhận tín hiệu tích cực.

>>Quảng Ninh: Chú trọng phát triển nhà ở cho công nhân

Vẫn tồn tại nhiều rủi ro

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản về pháp lý và thủ tục hành chính làm khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam.

Báo cáo của hãng địa ốc Juwai IQI cũng xác nhận Việt Nam đang nổi lên là điểm đến ưa thích cho người giàu Trung Quốc, nhưng còn gặp phải nhiều thách thức liên quan đến pháp lý và thủ tục.

Theo chia sẻ của một sàn môi giới bất động sản, họ gặp khó khăn trong việc phân phối dự án do có nhiều khách hàng là người nước ngoài. Cùng với đó, đơn vị phân phối cũng gặp khó do quá nhiều quy trình và thủ tục phức tạp mà người Việt kiều cần tuân theo để mua nhà ở tại Việt Nam.

Hơn nữa, các chủ đầu tư dự án cũng gặp vướng trong việc quyết định liệu dự án có thể bán cho người nước ngoài hoặc Việt kiều hay không bởi danh mục các dự án được phép bán cho người nước ngoài thường được cập nhật rất chậm.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS, để thu hút và thúc đẩy phát triển đầu tư và duy trì một lượng lớn nhân sự trình độ cao đến Việt Nam làm việc, Luật Nhà ở cần phải được sửa đổi theo hướng minh bạch, chặt chẽ và phù hợp với quy định và thực tiễn. Đồng thời, việc sửa đổi này cần được đồng bộ với các quy định của Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản.

Theo Luật Nhà ở năm 2014, chỉ cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở thương mại tại Việt Nam trong vòng 50 năm, được nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc không quá 250 căn đối với nhà ở riêng lẻ trong khu dân cư tương đương một đơn vị hành chính cấp phường.

Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài. Theo đó, những người này không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Mua chung bất động sản: “Sớm nở tối tàn”

    Mua chung bất động sản: “Sớm nở tối tàn”

    04:00, 01/08/2023

  • Rút đề xuất giao dịch bất động sản phải qua sàn: Rất kịp thời

    Rút đề xuất giao dịch bất động sản phải qua sàn: Rất kịp thời

    01:25, 01/08/2023

  • "Dữ liệu sạch" cho thị trường bất động sản

    03:00, 31/07/2023

  • Bất động sản Hải Phòng khởi sắc

    Bất động sản Hải Phòng khởi sắc

    03:00, 30/07/2023

  • Thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ mới

    Thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ mới

    03:00, 29/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiềm năng thị trường nhà ở cho người nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO