Tiền Giang hiện thực hoá khát vọng phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 24/3/2024, Tiền Giang sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang.

Tại Hội nghị, Tiền Giang sẽ giới thiệu các tiềm năng, lợi thế và môi trường đầu tư của tỉnh. Đồng thời, công bố cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí, các cấp chính quyền, nhân dân trong tỉnh về mục tiêu, định hướng quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

p/Cầu Mỹ Thuận 2 kết nối đồng bộ với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ mở ra không gian phát triển mới cho Tiền Giang.

Cầu Mỹ Thuận 2 kết nối đồng bộ với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ mở ra không gian phát triển mới cho Tiền Giang.

Cải cách mạnh mẽ

Đặc biệt, thông qua Hội nghị, tỉnh sẽ lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước về môi trường đầu tư của tỉnh; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Trên cơ sở đó, Tiền Giang sẽ cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, xây dựng các giải pháp cụ thể để đồng hành với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang sẽ trao Quyết định Chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án; trao Chủ trương nghiên cứu dự án cho 10 dự án. Đồng thời, tỉnh Tiền Giang sẽ giới thiệu Danh mục 40 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư trong năm 2024 thuộc các lĩnh vực như: phát triển đô thị, khu dân cư (13 dự án); thương mại, dịch vụ, du lịch (7 dự án); công nghiệp (12 dự án); kết cấu hạ tầng: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (5 dự án); nông nghiệp (3 dự án).

Phát huy tối đa lợi thế

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1762/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhằm phát huy tối đa các lợi thế đặc biệt, góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của tỉnh Tiền Giang, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Mục tiêu đến năm 2030 Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị; là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ... Cụ thể, đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Tiền Giang đạt 7,0 - 8,0%/năm; tỷ trọng trong GRDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41,5 - 43,5%; ngành dịch vụ chiếm 29,5 - 30,0%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 21,5 - 23,5%; phấn đấu đến năm 2030, tự cân đối thu, chi ngân sách.

Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa phát triển toàn diện được bảo tồn và phát huy; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Để tạo ra các đột phá phát triển, Tiền Giang sẽ tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại 3 vùng, hành lang kinh tế trọng điểm. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Tiền Giang chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, nhất là trong các ngành, lĩnh vực chủ lực của tỉnh.

Tỉnh Tiền Giang định hướng phát triển các ngành quan trọng gồm:

Thứ nhất, phát triển công nghiệp hiện đại tập trung, quy mô lớn, thân thiện với môi trường; trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh. Trong đó, tập trung phát triển tại 2 khu vực: khu vực công nghiệp Tân Phước (10.000 ha) và khu vực công nghiệp Gò Công (5.000 ha).

Thứ hai, phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa.

Về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, Tiền Giang xây dựng ba vùng kinh tế - xã hội (vùng trung tâm, vùng phía Tây và vùng phía Đông của tỉnh) và bốn hành lang kinh tế (hành lang kinh tế theo tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; hành lang kinh tế dọc theo tuyến Quốc lộ 1, tuyến Quốc lộ 50B (quy hoạch); hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và tuyến Quốc lộ 50; hành lang kinh tế dọc theo sông Tiền kết nối đô thị - công nghiệp với vùng ĐBSCL, tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, du lịch.).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang hiện thực hoá khát vọng phát triển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714242174 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714242174 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10