Tiền Giang: Hiệu quả từ việc chủ động ứng phó hạn mặn

Diendandoanhnghiep.vn Tiền Giang ứng phó với xâm nhập mặn mùa khô năm 2021 trong hoàn cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sau thiệt hại do đợt hạn, mặn năm 2020 gây ra.

Mùa hạn, mặn năm 2021 sắp khép lại với thắng lợi của công tác phòng, chống hạn, mặn khi hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được đảm bảo. Một giải pháp dài hơi để “sống chung” với hạn, mặn đang được tỉnh triển khai thực hiện dựa trên kinh nghiệm trong những năm qua.

Một công trình ngăn mặn, trữ ngọt tại huyện Cái Bè, Tiền Giang.

Một công trình ngăn mặn, trữ ngọt tại huyện Cái Bè, Tiền Giang. (Ảnh: VOV)

Hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Tỉnh Tiền Giang ứng phó với xâm nhập mặn mùa khô năm 2021 trong hoàn cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sau thiệt hại do đợt hạn, mặn năm 2020 gây ra. Trên cơ sở kinh nghiệm từ việc ứng phó hạn, mặn năm 2016 và năm 2020, tỉnh đã quyết liệt trong triển khai thực hiện cắt vụ lúa thu đông ở các huyện, thị phía Đông để đảm bảo nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Theo đó, toàn vùng đã cắt vụ lúa thu đông được hơn 20.800 ha, chỉ một số ít hộ xuống giống 3 vụ. Việc cắt vụ đã được người dân đồng tình ủng hộ. Đây cũng là yếu tố quyết định dẫn đến việc ứng phó thành công trước hạn, mặn, tránh lặp lại thiệt hại trong 2 đợt hạn mặn lịch sử vừa qua.

Nhờ cắt vụ lúa thu đông nên hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt của người dân các huyện, thị phía Đông trong mùa khô năm nay được đảm bảo. Qua kinh nghiệm từ công tác ứng phó hạn, mặn năm nay, đối với vùng phía Đông, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”. Theo kế hoạch, giai đoạn năm 2021 - 2025, toàn vùng sẽ cắt hoàn toàn vụ lúa thu đông, chỉ gieo sạ 2 vụ lúa/năm. Đồng thời, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang rau màu, cây ăn trái và cây lâu năm khoảng 3.290 ha.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - ông Nguyễn Văn Vĩnh, đến thời điểm này, có thể khẳng định, quyết định ngăn mặn, trữ ngọt thời gian qua đã thành công. Nếu hạn, mặn trong những năm tiếp theo tiếp tục gay gắt, tỉnh sẽ nghiên cứu và có những chỉ đạo ứng phó phù hợp với tình hình thực tế, nhằm mục tiêu cao nhất là chống được hạn, mặn và trữ được nước ngọt phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.

Khi Nhà nước và nhân dân đồng lòng

Thành công trong công tác ứng phó với hạn mặn phải ghi nhận nỗ lực của các đơn vị chức năng địa phương Tiền Giang đã chủ động bơm trữ nước từ sông Tiền vào kênh mương nội đồng từ trước tết để cung ứng cho toàn vùng ngọt hóa Gò Công. Nhờ vậy, dù lúa Đông Xuân khu vực này đã chín nhưng nguồn nước ngọt vẫn còn nhiều, phải tháo xổ ra bớt. Khi nước mặn dâng cao, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi Tiền Giang  đã tích cực lấy gạn (tức là lấy nước tại thời điểm ngọt) tại cống Xuân Hòa, huyện Chợ Gạo cấp bổ vào kênh thủy lợi hơn 3,6 triệu mét khối nước.

Ông Đỗ Thành Sơn, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi Tiền Giang cho biết thêm: “Rút kinh nghiệm từ năm vừa qua, chúng tôi lấy nước gạn khoảng 2 tháng, mỗi con nước là 600.000 mét khối. Thành công phòng chống hạn mặn là do phía công ty chủ động từ sau có kế hoạch của tỉnh. Thành công của dự án “ngọt hóa” Gò Công là nhờ việc lấy nước từ 1-12/2020, sau đó là trữ trước nguồn cung dư. Đến thời điểm này không còn sợ hạn mặn nữa”. 

Để phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất cho hơn một triệu dân tỉnh Tiền Giang và Long An, tỉnh Tiền Giang còn chủ động đầu tư hơn 30 tỷ đồng xây 08 đập thép ngăn mặn, trữ ngọt tại các kênh, rạch ở huyện Châu Thành, Cai Lậy để đưa nước ngọt từ thượng nguồn về; nhà máy BOO Đồng Tâm, công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang  tăng cường công suất xử lý nước sạch bơm phục vụ khách hàng; mở gần 50 vòi nước công cộng tại các vùng ven biển, hẻo lánh, cung cấp miễn phí cho người dân. Nhờ vậy, Tiền Giang đến thời điểm này chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hạn mặn mùa khô. 

Việc triển khai các công trình phòng, chống hạn, mặn kịp thời đã củng cố niềm tin nơi người dân, tạo điều kiện để người dân yên tâm khôi phục sản xuất. Những vườn cây đã xanh tốt trở lại, cây trồng đâm chồi nảy lộc là thành quả của sự nỗ lực và đồng lòng của Nhà nước và nhân dân trong phòng, chống hạn, mặn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: Hiệu quả từ việc chủ động ứng phó hạn mặn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714081001 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714081001 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10