Tất cả hoạt động vì mục tiêu tiên quyết là xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, minh bạch và hiện đại.
>>Tiền Giang tạo động lực mới phát triển kinh tế
Tiền Giang là tỉnh nằm ở khu vực sông Tiền và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Tiền Giang có vị trí đắc địa, thuận lợi trong giao thương và lưu thông, vận chuyển hàng hóa, trong làm ăn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông thủy bộ phát triển với các tuyến giao thông huyết mạch kết nối toàn vùng như: Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cao tốc Trung Lương - TP. Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1, Quốc lộ 30, Quốc lộ 60, Quốc lộ 50, tuyến sông Tiền, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,…
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư và doanh nghiệp thời gian qua được địa phương quan tâm đầu tư đồng bộ; các khu, cụm công nghiệp với hạ tầng hoàn thiện được quy hoạch tại những vị trí thuận lợi giao thương, trên bến dưới thuyền; nguồn nhân lực dồi dào với trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó trên 51,5% đã qua đào tạo, sẵn sàng đáp ứng cho các doanh nghiệp cùng những tiềm năng kinh tế đa dạng trên các lĩnh vực nông - công nghiệp và thương mại - dịch vụ khác đang chờ doanh nghiệp, nhà đầu tư khai thác.
Những điều kiện thuận lợi nói trên đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, rằng: “Tiền Giang có lợi thế là “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, có nhiều thuận lợi trong việc kết nối vùng nguyên liệu, sản xuất, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa”.
Hiện nay, Tiền Giang hiện có trên 6.500 doanh nghiệp và hàng năm thành lập mới 600-700 doanh nghiệp. Là địa phương nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước, với điều kiện tự nhiên thích hợp cho vùng sinh thái khác nhau, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp toàn diện.
Ngoài 3 khu công nghiệp (Mỹ Tho, Long Giang, Tân Hương), Tiền Giang đã quy hoạch là thu hút đầu tư 4 khu công nghiệp Bình Đông, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Soài Rạp và các cụm công nghiệp.Hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước được quy hoạch đầu tư kết nối đồng bộ tạo thành các chuỗi liên kết ngành, chuỗi liên kết sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ vậy, một trong những chỉ số thành phần có mức tăng điểm cao nhất chính là tính năng động. Cụ thể là có điểm số cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nếu như năm 2011, tính năng động của Tiền Giang chỉ đạt 1,93 điểm, nằm trong nhóm chỉ số thành phần thấp điểm nhất của PCI năm đó, nhưng tăng trở lại và bật cao vào năm 2021.
>>Tiền Giang: Phát triển hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư
>>Tiền Giang tạo “cú hích” cho du lịch
>>Tiền Giang: Phục hồi toàn diện hoạt động sản xuất công nghiệp
Thực tế, cải thiện chỉ số PCI nói riêng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nói chung là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang. Để cụ thể hóa những định hướng lớn trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021 - 2030.
Trong đó đề cập đến mục tiêu cải cách các chỉ số, cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2025, các Chỉ số PAR Index, PAPI và PCI của tỉnh nằm trong nhóm 30 hàng đầu của cả nước; tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chỉ số; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong nỗ lực cải thiện PAR Index, PAPI và PCI hằng năm của tỉnh.
Để có được những kết quả tích cực như vậy, những hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan trọng. Cụ thể:
Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ công chức luôn đi đầu, làm gương thực hiện quy định của Đảng, của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và những việc công chức không được làm; tăng cường xử lý, quyết tâm ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà người dân, doanh nghiệp trong thực thi công vụ.
Thứ hai: Nâng cao kỹ năng điều hành, tăng tính năng động, cải thiện môi trường kinh doanh. Thể hiện rõ nét hơn mức độ thân thiện giữa chính quyền với doanh nghiệp.
Tiền Giang đang nỗ lực giải quyết thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp không quá 15 ngày (Luật quy định 35 ngày) khi nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với các dự án trong khu, cụm công nghiệp là 9 ngày; tiếp nhận và giải quyết thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp tối đa 2 ngày làm việc (quy định 3 ngày)…
Thứ ba: Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa các cấp chính quyền, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
Thứ tư: UBND tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Có thể nói, Tiền Giang luôn xác định muốn thay đổi môi trường đầu tư, kinh doanh thì điểm thay đổi trước tiên là trong cách tiếp xúc với các nhà đầu tư; đồng thời, thay đổi hệ thống nhân sự liên quan đến xúc tiến đầu tư, cần đảm bảo đúng ngành, đúng nghề và am hiểu nhiều lĩnh vực có liên quan để giúp nhà đầu tư cảm thụ được chính sách của tỉnh.
Có lẽ, được khơi nguồn từ tư duy đó, nên hôm nay, hình ảnh của Tiền Giang đã được thay đổi khá lớn dưới góc nhìn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
13:34, 22/12/2022
21:36, 15/12/2022
20:49, 15/12/2022
20:44, 15/12/2022
19:51, 15/12/2022