Tiền Giang tìm giải pháp khôi phục, thúc đẩy sản xuất sau hạn mặn

Lê Trang 06/07/2020 04:36

Đợt hạn mặn khốc liệt vừa qua đã gây thiệt hại khá lớn đối với ngành sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân của tỉnh Tiền Giang.

Đợt hạn mặn khốc liệt vừa qua đã gây thiệt hại khá lớn đối với ngành sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân của tỉnh Tiền Giang. Thiệt hại lớn nhất là ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau mùa hạn mặn năm nay, ngành nông nghiệp cũng đang đứng trước một cơ hội lớn để đẩy mạnh tái cơ cấu, gắn với liên kết tiêu thụ, thích ứng biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh (thứ 2 từ trái qua) thăm một cánh đ

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh (thứ 2 từ trái qua) thăm một cánh đồng lúa đang chuẩn bị thu hoạch tại huyện Gò Công Tây.

Nhìn lại mùa hạn mặn vừa qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tiền Giang đã bị ảnh hưởng khá lớn. Tại các huyện, thị phía Đông tỉnh, hàng ngàn ha lúa đông xuân đã bị ảnh hưởng do hạn mặn. Phần lớn các diện tích lúa bị thiệt hại do người dân gieo sạ sau lịch thời vụ, đã dẫn tới thiếu nước tưới.

Mặt khác, hạn mặn gay gắt dẫn tới cống Xuân Hoà (ấp An Lạc Trung, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo) không thể lấy nước ngọt. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều trà lúa đông xuân trên địa bàn bị thiệt hại nặng nề. Cũng chính từ mùa hạn mặn năm 2020, người nông dân Tiền Giang đã nhận thức được đầy đủ những tác động của biến đổi khí hậu.

Nói về vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây, ông Lê Văn Nê cho rằng, người dân đã nhận thức được rõ ràng những ảnh hưởng của hạn mặn, do đó huyện sẽ thành công trong việc cắt 1 vụ lúa, mạnh dạn chuyển sang 2 vụ lúa. Cùng với đó, địa phương đang điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, cắt những diện tích trồng lúa gặp khó khăn về nước tưới để chuyển sang trồng cây thanh long. Hiện nay, diện tích trồng lúa của huyện Gò Công Tây vào khoảng 8.900ha, thời gian tới đây, theo ông Nê, huyện sẽ dự kiến điều chỉnh giảm còn khoảng dưới 7.000ha. Diện tích còn lại, huyện sẽ vận động người nông dân mạnh dạn chuyển sang các loại cây trồng khác.

Trên bình diện tổng thể, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Mẫn cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế và ảnh hưởng của hạn mặn năm 2020, các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang sẽ chỉ gieo sạ 2 vụ lúa, cắt 1 vụ lúa thu đông để đảm bảo an toàn cho vụ lúa đông xuân năm 2020 – 2021. Việc cắt vụ đã được ngành nông nghiệp triển khai xuống các địa phương và nhận được sự đồng tình hưởng ứng của người dân.

Theo nhận định của các ngành chức năng, hạn mặn gay gắt như năm 2020 vẫn còn là nguy cơ hiện hữu trong những năm tới, thậm chí có thể gay gắt hơn. Do đó để ứng phó với hạn mặn, đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, Hội đồng nhân dân tỉnh đã phê duyệt và bố trí nguồn vốn để xây dựng Dự án trạm tăng áp Gò Công và các tuyến ống chuyển tải cấp 2 cung cấp nước cho Thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông từ nguồn nước của Nhà máy nước Đồng Tâm. Sở Xây dựng tỉnh đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập xong và đang trình phê duyệt dự án. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn năm 2020 – 2022. Mặt khác, Công ty TNHH Cấp nước Tiền Giang sẽ thực hiện theo Kế hoạch 82 ngày 1/4/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong năm nay và những năm tiếp theo.

Đến giờ này, chúng ta có quyền nói, công tác phòng chống hạn mặn năm 2020 của Tiền Giang đã thành công

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng, "đến giờ này, chúng ta có quyền nói, công tác phòng chống hạn mặn năm 2020 của Tiền Giang đã thành công"

Nói về công tác phòng chống hạn mặn của Tiền Giang trong thời gian qua, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ: “Đến giờ này, chúng ta có quyền nói, công tác phòng chống hạn mặn năm 2020 của Tiền Giang đã thành công”. Ông Lê Văn Hưởng cho rằng, Tiền Giang đã tích luỹ được kinh nghiệm từ năm 2016 và không chủ quan trong công tác phòng, chống hạn mặn năm nay.

Về công việc trọng tâm trong thời gian tới, ông Lê Văn Hưởng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ngành trong việc xây dựng kịch bản ngắn và dài hạn để phòng chống hạn mặn. Các ngành và địa phương sẽ nghiên cứu việc đào ao lớn để trữ nước ngọt ở các huyện thị phía Đông và tính toán xây dựng các cống đập để ngăn mặn ở các huyện phía Tây.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiền Giang chuyển hướng

    Tiền Giang chuyển hướng

    07:36, 05/07/2020

  • Tiền Giang tạo “bến đỗ” cho nhà đầu tư

    Tiền Giang tạo “bến đỗ” cho nhà đầu tư

    01:50, 05/07/2020

  • Tiền Giang nâng cao chuỗi giá trị trái cây đặc sản

    Tiền Giang nâng cao chuỗi giá trị trái cây đặc sản

    16:00, 04/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền Giang tìm giải pháp khôi phục, thúc đẩy sản xuất sau hạn mặn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO