Tiền Giang và những dấu ấn phát triển sau một nhiệm kỳ

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã nằm bắt lợi thế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư.

Nằm ở cửa ngõ kết nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã nằm bắt lợi thế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư lâu dài, góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở địa phương.

Toàn cảnh TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Toàn cảnh TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Phát huy lợi thế cạnh tranh

Đề cập đến những lợi thế mang tính cạnh tranh của Tiền Giang so với nhiều địa phương trong cùng khu vực Đồng băng Sông Cửu Long, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho rằng, thời gian qua nhiều nhà đầu tư quyết địn chọn Tiền Giang để triển khai các dự án là do địa phương hội tụ được nhiều lợi thế mang tính cạnh tranh.

Về cơ sở hạ tầng và kết nối, Tiền Giang có giao thông đường bộ, giao thông thủy khá phát triển và thuận lợi với các tuyến giao thông huyết mạch: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận (dự kiến thông tuyến vào cuối năm 2020), Quốc lộ 1, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60; sông Tiền, sông Soài Rạp, kênh chợ Gạo rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa Tiền Giang với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh hay cảng Mỹ Tho (cảng biển tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn) cũng là một điểm cộng rất lớn.

Kết cấu hạ tầng phục hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư đồng bộ, hạ tầng khu, cụm công nghiệp luôn sẵn sàng. Ngoài ra, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với trên 1,13 triệu người trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn có 6 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo nhiều ngành nghề như kế toán doanh nghiệp, điện công nghiệp, điện lạnh, chế biến thực phẩm… cũng là những tiêu chí nổi bật để Tiền Giang gia tăng cơ hội thu hút đầu tư.

Nút cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương tại huyện Châu Thành, Tiền Giang

Nút cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương tại huyện Châu Thành, Tiền Giang

Chưa kể, xét về chuỗi giá trị liên kết phát triển vùng, liên vùng và cả nước, Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi. Tỉnh có diện tích lớn cây ăn trái đặc sản; là nơi hội tụ của 3 vùng sinh thái nước ngọt phù sa, nước mặn và nước lợ, thuận lợi để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến, phát triển dịch vụ du lịch mang bản sắc riêng.

Với những lợi thế mang tính cạnh tranh so với nhiều địa phương cùng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long, trong những tháng đầu năm 2020 dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID- 19 và hạn mặn, công tác thu hút đầu tư của Tiền Giang vẫn đạt được nhiều kết quả.

“Đất lành chim đậu”

Trong nhiệm kỳ từ năm 2016 - 2020, với các chính sách “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư từ phía lãnh đạo UBND tỉnh, Tiền Giang đã thu hút được 122 dự án, với tổng vốn đầu tư 34.918 tỷ đồng (trong đó có 44 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, với tổng vốn đầu tư 18.853 tỷ đồng; 78 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 18.065 tỷ đồng), tăng 23 dự án, tăng 70% về vốn đầu tư so với giai đoạn 2011-2015. Riêng thu hút đầu tư nước ngoài gấp 2,5 lần so với giai đoạn trước, với 131 dự án FDI tính đến nay, trở thành tỉnh thu hút vốn FDI cao trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Những tháng đầu năm 2020, Tiền Giang đã phải chịu tác động kép từ đại dịch COVID-19 và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nhưng vẫn đón nhiều nhà đầu tư đến đầu tư và triển khai thực hiện dự án. Kết quả là, 9 tháng đầu năm, tỉnh thu hút mới 28 dự án, với tổng vốn đăng ký 9.897 tỷ đồng, tăng 11 dự án; 7 dự án đăng ký tăng vốn 834 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 4 dự án, vốn đầu tư đăng ký tăng 68,6%. Tổng vốn đầu tư thu hút đến tháng 9 đạt 10.731 tỷ đồng…

Đến nay, Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.083 ha; trong đó có 4 khu công nghiệp gồm: Khu Công nghiệp Mỹ Tho (ở thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành); Tân Hương (huyện Châu Thành); Long Giang (huyện Tân Phước) và Dịch vụ dầu khí Soài Rạp (huyện Gò Công Đông) đã đi vào hoạt động.

Các khu công nghiệp nằm ở vị trí thuận lợi "trên bến dưới thuyền", trong vùng nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế - xã hội nên được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra, tỉnh còn có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, nhiều nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu đầu tư các dự án lớn như: Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức đăng ký đầu tư Dự án Bến cảng - Tổng kho xăng dầu - Khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ KDC tại huyện Gò Công Đông với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.646 tỷ đồng.

Hoặc liên doanh Công ty TNHH The Reserve Mekong và Công ty CP đầu tư xây dựng Hoàng Gia đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn Mekong Paradise tại thành phố Mỹ Tho với tổng vốn đầu tư trên 943 tỷ đồng. Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long Tiền Giang đầu tư dự án Nhà máy chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Mỹ Tho với tổng vốn đầu tư 304, 5 tỷ đồng, Dự án của Công ty TNHH Lốp Advance Việt Nam có vốn đầu tư 4.909 tỷ đồng; dự án của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật kim loại YongJin Việt Nam vốn đầu tư 3.085 tỷ đồng; Dự án Bến cảng - Tổng kho xăng dầu - Khí hóa lỏng và các sản phẩm sau dầu mỏ DKC Tiền Giang vốn đầu tư 3.646 tỷ đồng; các dự án phát triển khu dân cư đô thị, thương mại dịch vụ, bệnh viện....

Dấu ấn của một nhiệm kỳ Chủ tịch

Để đạt được kết quả thu hút đầu tư như trên, không thể không kể đến những dấu ấn của Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng. Với vị trí là người đứng đầu UBND tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2016 – 2020, ông Lê Văn Hưởng đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp vừa mang tính bức thiết, vừa tạo nền tảng cho phát triển bền vững, trong đó tập trung vào 3 trọng tâm là: cơ sở hạ tầng; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nguồn nhân lực.

Trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông, điện nước… để tạo sự hấp dẫn trong công tác thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiền Giang tập trung đầu tư đồng bộ cầu, đường kết nối với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang kiểm tra tiến độ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại gói thầu XL-19.

Ông Lê Văn Hưởng kiểm tra tiến độ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại gói thầu XL-19.

Trong đó, Tiền Giang được Chính phủ giao làm cơ quan nhà nước thẩm quyền đối với Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và đang thực hiện theo đúng tiến độ năm 2020 thông tuyến và năm 2021 hoàn thành, đưa vào hoạt động. Đặc biệt, trong năm 2020, Tiền Giang đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động 5 cây cầu lớn (Ngũ Hiệp, Bình Xuân, Long Hưng, Trà Lọt, Nguyễn Văn Tiếp); đầu tư, phát triển hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho vùng ven biển, đặc biệt là dẫn nước qua huyện Tân Phú Đông.

Về hạ tầng khu, cụm công nghiệp, trong giai đoạn 2015 - 2020, ngoài việc mời gọi, lấp đầy các khu công nghiệp Tân Hương, Mỹ Tho và các cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Trung An, Song Thuận, tỉnh đã mời gọi và tạo quỹ đất công nghiệp đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư thứ cấp tại Khu công nghiệp Long Giang, Cụm công nghiệp Gia Thuận 1... và đang chuẩn bị đầu tư phát triển hạ tầng thêm tại các khu, cụm công nghiệp Soài Rạp, Bình Đông, Gia Thuận 2, Thạnh Tân…, để sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND tỉnh đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; giáo dục, kiểm tra nâng cao đạo đức của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là bộ phận tiếp xúc nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Việc thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, Tổ Thẩm định dự án đầu tư ngoài ngân sách, Tổ Tiếp xúc đầu tư cấp tỉnh, cấp huyện, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp… đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; đồng thời thúc đẩy tiến trình công khai, minh bạch, thông suốt từ giai đoạn xúc tiến, mời gọi đầu tư, hỗ trợ cung cấp thông tin, lập hồ sơ dự án, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến khâu tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký đầu tư,  thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường…, rút ngắn thời gian giải quyết…

Lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang thường xuyên tổ chức tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư, kinh doanh tại địa phương. Đặc biệt, năm 2018, Tiền Giang đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư, qua đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu và đầu tư trên địa bàn.

Ngoài ra, lãnh đạo UBND tỉnh luôn nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó tỉnh đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh như: Trường đại học Tiền Giang, Trường cao đẳng Tiền Giang, các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, tập trung chăm lo cho sức khỏe, đời sống của công nhân, người lao động: xây dựng khu thiết chế công đoàn, các khu nhà ở xã hội.

Nhiệm kỳ 5 năm tuy không dài nhưng cũng đủ ấn tượng với dấu ấn lãnh đạo của một Chủ tịch UBND tỉnh có đủ các tố chất về chính trị, kinh tế và tính nhân văn, đã lãnh đạo bộ máy chính quyền tỉnh Tiền Giang phát triển toàn diện, tạo niềm tin với nhân dân từ nền tảng tốt đẹp này, chắc chắn sẽ mở ra con đường tươi sáng cho lãnh đạo nhiệm kỳ mới, kế thừa và phát huy mạnh mẽ những kết quả tích cực trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang và những dấu ấn phát triển sau một nhiệm kỳ tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714137002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714137002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10