Tìm đường ra cho nông sản Tây Nguyên

Diendandoanhnghiep.vn Hội thảo “Hợp tác phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh Tây Nguyên - Xu hướng tất yếu” được tổ chức nhằm tìm đường ra cho nông sản trên địa bàn.

>>Bản lề cho nông nghiệp Tây Nguyên "cất cánh"

Hội thảo do Văn phòng miền Trung – Tây Nguyên (Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam – VFAEA) phối hợp Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ) cùng các Sở, Viện và một số doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên sẽ tổ chức. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng người làm nông nghiệp, chủ trang trại tại các tỉnh Tây Nguyên.

Cầu nối cho nông sản sạch

Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho hay về nhiệm vụ của hội thảo: “Hội thảo lần này mang ý nghĩa quan trọng, trong đó giúp các nông dân, chủ trang trại tìm được đầu ra cho nông sản của mình sau một thời gian khó khăn vì đại dịch Covid -19. Đặc biệt là hướng đi của nông sản vào các thị trường llớn như Mỹ, Nhật, Ấn Độ. Đồng thời, qua đây giới thiệu những thành quả khoa học công nghệ và thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên và theo các tiêu chí mới của các nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay như Úc, Nhật bản, Hàn Quốc, New Zealand".

Các ý kiến tham luận của hội thảo cũng tập trung vào giải quyết vấn đề sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, năng suất thấp, khả năng liên kết, ứng dụng công nghệ cao còn yếu nên phát triển của nông nghiệp của Tây Nguyên còn nhiều rủi ro, thiếu tính bền vững. Đây là những vấn đề được các đại biểu tham dự hội thảo tập trung phân tích và đưa ra những đề xuất khắc phục.

a

Hội thảo “Hợp tác phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh Tây Nguyên- Xu hướng tất yếu” được tổ chức tại Gia Lai vào ngày 01/8.

Theo đó, vấn đề đặt ra cho các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng hiện nay là cần xây dựng kế hoạch chi tiết, đẩy mạnh thu hút đầu tư để xây dựng các mô hình liên kết sản xuất tạo ra những vùng nguyên liệu bền vững, cùng với đó là hàng loạt các giải pháp liên quan vấn đề tiêu thụ sản phẩm, cấp mã số vùng trồng.

Hoạt động này, góp phần thiết thực triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ. Chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên động lực “khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thị trường quốc tế đón nhận

Sáng cùng ngày, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam đưa đoàn đại biểu tham dự hội thảo tham quan một số mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ ở Gia Lai. Một số mô hình tiêu biểu như cà phê trồng xen canh cây đương quy, trang trại cây ăn quả và dược liệu, mô hình cà phê hữu cơ chất lượng cao.

Tại điểm tham quan vườn cà phê 13 ha của gia đình ông Nguyễn Đình Phú (thôn Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) được sử dụng toàn bộ phân chuồng và hệ thống tưới nước tiết kiệm.

1.	Mô hình sản xuất nấm linh chi đỏ đạt chuẩn FDA của cựu chiến binh Trần Ngọc Ấn.

Mô hình sản xuất nấm linh chi đỏ đạt chuẩn FDA của cựu chiến binh Trần Ngọc Ấn.

Ông Phú cho biết, mỗi ha cà phê gia đình thu về cao hơn những vườn khác từ 30- 50 triệu đồng. Sản phẩm chủ yếu được các doanh nghiệp ở Nha Trang, TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Lạt đặt hàng. “Vừa rồi, có đơn vị đặt hàng 50 tấn cà phê nhân mà chúng tôi không dám nhận vì diện tích của gia đình chỉ đủ đáp ứng cho những đơn hàng trước”, ông Phú chia sẻ

Ông Phú cho biết thêm, cà phê chín được hái theo từng đợt, rồi rửa phơi khô theo tiêu chuẩn, sau đó sử dụng máy phân loại hạt. Loại 1 có giá từ 70-120 ngàn đồng/kg cà phê nhân. Còn loại hai giá là 55 ngàn/kg cà phê nhân. Như vậy, sau khi trừ chi phí, gia đình ông cũng thu về được khoảng 250 triệu đồng/ha.

Đối với sản phẩm của trang trại của Công ty cổ phần VOS FIVE A (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai). Ông Trần Ngọc Ấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần VOS FIVE A cho biết, với sản phẩm linh chi, chúng tôi đã được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép vào thị trường. Hiện sản phẩm này đã có mặt ở 3 nước có yêu cầu khắt khe nhất là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Ngoài ra, trang thương mại điện tử trực tuyến Amazon cũng đã ký hợp đồng để phân phối trên kênh thương mại điện tử. Đồng thời, chúng tôi cũng phối hợp với Công ty Domesco của tỉnh Đồng Tháp sản xuất linh chi nano. Như vậy, có thể thấy rằng thị trường “khát” sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như thế nào.

3.	Mô hình xen canh giữa cây cà phê và cây dược liệu của nông dân huyện Đăk Đoa.

Mô hình xen canh giữa cây cà phê và cây dược liệu của nông dân huyện Đăk Đoa.

Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khác của trang trại như sầu riêng, bơ, đều xuất đi nước ngoài với mã số định danh đầy đủ thông tin cho khách hàng kiểm tra.

Nông nghiệp Tây Nguyên nói chung, và Gia Lai nói riêng đang cần các nhà khoa học, nhà quản lý chung tay cùng nông dân để thay đổi cách thức sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ bền vững. Đưa ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm đường ra cho nông sản Tây Nguyên tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714082992 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714082992 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10