Làm gì để giữ mục tiêu tăng trưởng?; Nước mắt Sài Gòn; Người Thái sẽ dùng khối "đất vàng" của Sabeco như thế nào?; Viettel bị "xử lý" vì cắt loạt kênh truyền hình... là tin NÓNG trong ngày 14/5.
1. Làm gì để giữ mục tiêu tăng trưởng?
Ngay sau khi công bố chỉ số tăng trưởng kinh tế quý I/2018, các tổ chức trong và ngoài nước đều dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra 6,7%.
Vì sao các tổ chức trong và ngoài nước lại tin tưởng và đưa ra mức dự báo có gam mầu sáng về kinh tế Việt Nam 2018? Chúng ta phải làm gì để giữ được mục tiêu tăng trưởng?
=>> Xem chi tiết tại đây.
2. TP HCM: Đậu ô tô dưới lòng đường bị thu phí lên đến 170.000 đồng/xe
Kể từ ngày 1/6, Sở GTVT TP HCM sẽ tiến hành thu phí đậu ôtô tăng theo giờ tại 35 tuyến đường trên địa bàn TP.HCM với mức thu từ 20.000-30.000 đồng/xe cho giờ đầu tiên. Với những xe đậu tới 5 giờ, mức phí có thể lên 170.000 đồng/xe.
=>> Xem chi tiếttại đây.
3. Nước mắt Sài Gòn
Hai hiệp sĩ đường phố bị cướp đâm tử vong cùng 1 người dân, một hiệp sĩ trưởng nhóm còn trong tình trạng nguy kịch. Tin buổi sáng khiến những dòng nước mắt và căm phẫn của nhiều người trào sôi.
=>> Xem chi tiết tại đây.
4. Người Thái sẽ dùng khối "đất vàng" của Sabeco như thế nào?
Khối tài sản đất đai của Sabeco khi trong tay người Thái sẽ được sử dụng thế nào? Sabeco hiện đang nắm giữ 4 khu đất tại TP.HCM, toàn bộ đều là “đất vàng” khi nằm ở vị trí đắc địa và có diện tích lớn. Đó là còn chưa kể đến số bất động sản của các công ty liên kết mà Sabeco có cổ phần đang nắm giữ.
=>> Xem chi tiết tại đây.
5. Cam kết lợi nhuận 8-10%/năm tiềm ẩn nhiều rủi ro
Đây là thông tin được GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra tại chương trình tư vấn "Triển vọng đầu tư Bất động sản - Góc nhìn từ chuyên gia" tổ chức mới đây tại Hà Nội và TP.HCM.
=>> Xem chi tiếttại đây.
6. Đua nhau "xà xẻo" Vịnh Nha Trang
Theo quyết định 2466 năm 2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt đồ án tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Vịnh Nha Trang, trong đó ghi rõ thiên nhiên của Vịnh Nha Trang là tài sản vô giá, được hình thành từ hàng triệu năm, không thể khai thác cạn kiệt trong năm, mười năm tới. Do vậy, chỉ những dự án nào đảm bảo được tính bền vững của thiên nhiên thì mới có thể chấp nhận.
Thế nhưng, đi ngược lại tinh thần bảo vệ, tôn tạo, hàng loạt dự án thản nhiên đổ đất đá xuống Vịnh.
=>> Xem chi tiết tại đây.
7. Muốn bán hàng trên mạng xã hội phải đăng ký với Bộ Công Thương?
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư quy định về quản lý website thương mại điện tử, ứng dụng trên thiết bị di động.
Dự thảo quy định thương nhân, tổ chức sở hữu website thương mại điện tử, ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định. Với mỗi ứng dụng di động, sẽ chỉ thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau.
=>> Xem chi tiết tại đây.
8. Đến lượt Viettel bị "xử lý" vì cắt loạt kênh truyền hình
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay liên tục nhận được phản ánh việc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel) cắt loạt kênh truyền hình trả tiền mà không thông báo trước cho khách hàng. Cụ thể, doanh nghiệp này chỉ thông báo việc cắt, thay thế 22 kênh truyền hình quen thuộc là HBO, Cinemax, BBC... trên website và một số phương tiện thông tin đại chúng, mà không thông báo trước, cụ thể tới người dùng.
Sau buổi làm việc cuối tháng 4 với Viettel, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết sẽ tiến hành xử lý với doanh nghiệp này theo các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Viettel cũng được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cho người dùng liên quan đến các sản phẩm cung cấp.
=>> Xem chi tiết tại đây.
9. Hải Phòng xuất hiện kiểu kinh doanh kỳ lạ
Liên tiếp mấy ngày gần đây, tại tầng 5 bến xe khách Thượng Lý - phường Thượng Lý - quận Hồng Bàng - Hải Phòng xuất hiện một kiểu bán hàng rất kỳ lạ bằng hình thức... "hội thảo".
Để thu hút khách hàng đến với "hội thảo", nhóm người này phát tờ rơi tại các chợ đóng trên địa bàn quận như chợ Hòa Bình, Sở Dầu… Đa số những tờ phiếu phát này được phát cho cho các bà với những lời quảng cáo rất thu hút: tham dự "hội thảo" được tặng quà, không mất phí.
=>> Xem chi tiếttại đây.
10. Nhiều nhà đầu tư “chung tay” dồn vốn cho dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2
Số tiền các nhà đầu tư đã “chung tay” góp vốn cho dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 có tổng giá trị khoảng gần 2 tỷ USD.
Cụ thể, dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 là dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Theo đó, công suất dự kiến của dự án sẽ đạt khoảng 1.200 MW và Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thu mua điện của dự án này trong vòng 25 năm.
Dự án do Công ty TNHH Điện lực Nghi Sơn 2 (NS2PC) là chủ đầu tư. Doanh nghiệp này cũng là kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản và các đối tác khác.
=>> Xem chi tiết tại đây.
11. Gần 2,68 tỷ cổ phiếu Vinhomes sẽ lên sàn
Nhà phát triển bất động sản cao cấp của Tập đoàn Vingroup, CTCP Vinhomes sẽ chính thức niêm yết 2,68 tỷ cổ phiếu VHM tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vào ngày 17/5.
Theo HoSE, Vinhomes có vốn điều lệ 26.796 tỷ đồng, được biết đến là hệ thống kinh doanh bất động sản nhà ở thuộc phân khúc cao cấp của tập đoàn Vingroup. Tính tới ngày 08/02/2018, Vingroup sở hữu 69,67% vốn Vinhomes.
=>> Xem chi tiết tại đây.
12. Người thân Chủ tịch POM liên tục gom cổ phiếu
Hàng loạt người thân của ông Đỗ Xuân Chiểu, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina (MCK: POM) đang liên tục đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu POM.
Cụ thể, bà Đỗ Diệu Huyền, con ông Chiểu, đăng ký mua vào 600.000 cổ phiếu. Bốn người cháu của ông là ông Trương Thành Công, ông Đỗ Hoàng Sơn, ông Đỗ Duy Hiếu và ông Đỗ Đức Chung cũng lần lượt đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu POM.
Ngoài ra, 4 người em của ông Chiểu là bà Đỗ Thị Nguyệt bà Đỗ Hoàng Uyên, bà Đỗ Hoài Khánh Linh, cùng chị gái ông Chiểu vừa đồng loạt đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu POM. Trước giao dịch, tất cả những người thân này của ông Chiểu đều không sở hữu cổ phiếu POM nào.
Trước đó, 2 người em khác của ông Chiểu là bà Đỗ Thị Kim Ngọc, ông Đỗ Tiến Sỹ cũng đều đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu POM. Khác với những người thân trên, bà Ngọc và ông Sỹ hiện đang là cổ đông nắm giữ tổng cộng khoảng 13,8 triệu cổ phiếu POM.
=>> Xem chi tiết tại đây.
13. Ngành ngân hàng hứa hẹn năm 2018 với kết quả khởi sắc
Đến nay, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng đã đi qua với kết quả kinh doanh quý I/2018 rất tích cực, hứa hẹn một năm kinh doanh khởi sắc của ngành này.
=>> Xem chi tiết tại đây.
14. Hải Phòng: Đầu tư hơn 1.400 tỷ cho nút giao và cầu vượt “thoát hiểm”
Chiều 14/5, UBND thành phố Hải Phòng đã khởi công xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh thuộc Dự án xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 (đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con). Đây là một trong những Dự án trọng điểm của thành phố Hải Phòng trong năm 2018.
Khi hoàn thành, cây cầu này sẽ từng bước giải quyết các vấn đề cấp bách về giao thông đô thị cho người dân và phương tiện lưu thông qua nút giao Nguyễn Văn Linh - Cầu Rào 2.
Đặc biệt, cây cầu sẽ xóa điểm đen ùn tắc, TNGT và nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, thông quan tại cảng biển trên địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
=>> Xem chi tiếttại đây.
15. Quyền lợi của quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng sau cuộc bầu cử Iraq?
Người dân Iraq đã đi bầu cử trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi đánh bại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Có thể nói tương lai của Iraq đều phụ thuộc vào cuộc bầu cử này.
Người đang dẫn đầu tỷ lệ phiếu bầu là Thủ tướng đương nhiệm Haider Al Abadi, người được coi là có quan điểm ủng hộ phương Tây nhất và được Mỹ hy vọng sẽ tái đắc cử. Ông Abadi đang được ủng hộ mạnh mẽ vì tranh cử trên một nền tảng chống bè phái và duy trì quan hệ với các nước láng giềng như Saudi Arabia...
Đối thủ chính của ông Abadi là cựu Thủ tướng Iraq Nuri Al Maliki, người thường bị chỉ trích vì các quy tắc giáo phái đã tước đi quyền lợi của nhiều người Sunni, dẫn đến việc trao quyền cho ISIS. Được Iran ủng hộ mạnh mẽ, ông Maliki vẫn là một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong cả nước.
=>> Xem chi tiết tại đây.
16. Châu Âu sẽ làm gì để chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp châu Âu đang có quan hệ hợp tác kinh doanh với Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo thông báo từ Nhà Trắng, các doanh nghiệp châu Âu sẽ có 90-180 ngày để rút các hoạt động ở Iran hoặc sẽ phải đối phó với các lệnh trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ.
=>> Xem chi tiết tại đây.