Tính khả thi của chiến lược "Zero Covid" mà Trung Quốc kiên quyết theo đuổi

MINH CHÂU 23/11/2021 05:00

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện cách tiếp cận loại bỏ Covid-19, với các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly tập trung khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán.

>>“Thời đại” ông Tập và tương lai Trung Quốc sẽ ra sao với nghị quyết lịch sử thứ 3?

Hiện nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược “Zero Covid” trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới đã huỷ bỏ chiến lược này vì không hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là, vì sao Trung Quốc quyết giữ chiến lược "Zero Covid" và tính khả thi của chiến lược này ra sao?

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: "Tôi cho rằng, chiến lược này đối với Trung Quốc có tính khả thi nhất định."

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện cách tiếp cận loại bỏ Covid-19, với các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly tập trung khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán.

"Đầu tiên, chúng ta nhận thấy về mặt công nghệ, đặc biệt là sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ truy vết với dữ liệu lớn đã cho phép Trung Quốc có thể khoanh vùng dịch cũng như hỗ trợ bệnh nhân đang ở khu vực cách ly một cách hiệu quả. Cùng với đó, hệ thống tự động hoá, logistic và thương mại điện tử cũng hỗ trợ Trung Quốc thực hiện chiến lược “Zero Covid”." - TS Phạm Sỹ Thành giải thích.

Nguyên nhân thứ hai, TS Phạm Sỹ Thành cho biết, sự tự chủ kit xét nghiệm và vaccine, độ phủ vaccine cao với gần 76% dân số đã tiêm đủ liều, cũng là những ưu thế giúp Trung Quốc có thể xóa sổ dịch bệnh trong ngắn hạn. Điều này đã giảm tải rất nhiều sức ép cho hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện cách tiếp cận loại bỏ Covid-19, với các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly tập trung khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện cách tiếp cận loại bỏ Covid-19, với các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm quy mô lớn và cách ly tập trung khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán.

Trong quá trình theo đuổi chiến lược “Zero Covid”, kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi mạnh mẽ khiến cho sự lo lắng phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế để dập dịch đã được giải quyết. Đặc biệt, quy mô điểm dịch chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ so với tổng dân số của một thành phố thuộc Trung Quốc.

Ngoài ra, hai lý do quan trọng khiến cho Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi “Zero Covid”, theo TS Phạm Sỹ Thành, đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 và Thế vận hội mùa Đông – hai sự kiện trọng đại sẽ được diễn ra vào năm 2022, đòi hỏi Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ.

Sự bùng phát của các đợt dịch mới, nếu có, không chỉ phủ bóng lên các sự kiện trên mà còn làm dấy lên câu hỏi về khả năng chống chọi dịch bệnh của Trung Quốc.

"Là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch, hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ cơ chế của căn bệnh này. Cộng hưởng với những nguyên nhân đã được nêu trên, tôi cho rằng, thời gian sắp tới, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục kiên định theo đuổi“chính sách không lây nhiễm” – chiến lược “Zero Covid”." - TS Phạm Sỹ Thành kết luận.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc đã bành trướng đến mức nào? (Bài 1)

    18:54, 22/11/2021

  • “Thời đại” ông Tập và tương lai Trung Quốc sẽ ra sao với nghị quyết lịch sử thứ 3?

    06:00, 22/11/2021

  • Trung Quốc sẽ cải tiến thận trọng tiền kỹ thuật số quốc gia

    04:44, 20/11/2021

  • Trung Quốc đẩy mạnh phát triển thuốc điều trị COVID-19

    04:30, 18/11/2021

  • Trung Quốc “đi ngược” khiến thế giới lo lắng

    05:18, 12/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tính khả thi của chiến lược "Zero Covid" mà Trung Quốc kiên quyết theo đuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO