Kinh tế địa phương

Tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 2 toàn quốc về Chỉ số SIPAS và đứng thứ 5 về Chỉ số PAR Index

Kim Dung - Vũ Phường 09/04/2025 15:19

Trong những năm qua lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng người dân và doanh nghiệp.

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổ chức ngày (6/4/2025), Bộ Nội vụ đã công bố kết quả xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024. Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đứng thứ 2 toàn quốc về Chỉ số SIPAS và đứng thứ 5 toàn quốc về Chỉ số PAR Index năm 2024.

z6485023248877_318dd5f36979cd8074af858dff011d5b.jpg
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thái Nguyên không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính

Ông Nguyễn Quốc Hữu, Giám đốc Sở Nội vụ Thái Nguyên cho biết, theo đánh giá, năm 2024, tỉnh Thái Nguyên nói riêng, các tỉnh, thành trên cả nước nói chung, công tác CCHC luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả đánh giá cho thấy, nhiều nội dung, tiêu chí so với năm 2023 tiếp tục được duy trì và cải thiện. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC của tỉnh Thái Nguyên ngày càng hiệu quả và có những chuyển biến tích cực cả về tư duy, hành động đạt được trong thực tiễn. Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC trên địa bàn, trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm gắn với triển khai chương trình chuyển đổi số của tỉnh; Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng đối với sự phục vụ hành chính liên tục được duy trì, cải thiện, nâng cao.

Xếp hạng
Bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS năm 2024, Thái Nguyên xếp thứ 2 toàn quốc

Theo đó, kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 của cả nước đạt trung bình là 83,94%, tăng 1,28% so với năm 2023. Thành phố Hải Phòng đứng đầu bảng xếp hạng với kết quả 91,10%; tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 2 với kết quả 90,23%, tiếp đến là các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh Thái Nguyên duy trì vị trí thứ 2 cả nước về Chỉ số SIPAS và vị trí thứ nhất trong 14 tỉnh khu vực Trung du Miền núi phía Bắc.

Về Chỉ số PAR Index năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 02 nhóm điểm: Nhóm A, đạt kết quả từ 90% trở lên, gồm 13 tỉnh, thành phố; nhóm B, đạt kết quả từ 80% - dưới 90%, gồm 50 tỉnh, thành phố. Theo đánh giá, thành phố Hải Phòng đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số PAR Index năm 2024 với kết quả đạt 96,17%; xếp thứ 2 là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với kết quả đạt 93,35%; tiếp đến là Hà Nội, Quảng Ninh. Công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục khẳng định, được Bộ, ngành đánh giá cao, tiếp tục duy trì, cải thiện khi xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng, đạt 91,47% tăng 1 bậc so với năm 2023.

z6485022809279_2a232a9bce67e5a1651db0a5a83848f1.jpg
Thái Nguyên đứng thứ 5 toàn quốc về Chỉ số PAR Index năm 2024 (Trong ảnh: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC phường Thắng Lợi, TP Sông Công, Thái Nguyên)

Thời gian qua, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh Thái Nguyên đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung CCHC bao gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đặc biệt, cải cách thủ tục hành chính được tỉnh triển khai quyết liệt, nhiều mô hình mới được triển khai áp dụng, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và Đề án 06 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Cải cách tổ chức bộ máy tiếp tục được tinh gọn, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả đột phá. Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục là điểm sáng của CCHC.

Minh chứng rõ nét cho thấy sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chính sách, CCHC để nâng cao chất lượng phục vụ người dân; đồng thời cũng thể hiện mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Khẳng định thông qua kết quả SIPAS 2024. Trong những năm qua, Chỉ số hài lòng của người dân đã mang lại những kết quả, tác động tích cực đối với cả cơ quan nhà nước và người dân; cung cấp cơ sở để các cơ quan nhà nước xác định thực trạng, triển khai các biện pháp cụ thể, thúc đẩy tiến trình cải cách, nâng cao chất lượng phục vụ. Người dân, xã hội đang dần quan tâm, ủng hộ, giám sát, phản hồi ý kiến tích cực hơn đối với các cơ quan nhà nước để cùng xây dựng một nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, nâng cao sự hài lòng của người dân.

Kiem tra 2
Đoàn kiểm tra công vụ của tỉnh kiểm tra hệ thống hồ sơ công việc, phần mềm dùng chung tại Bộ phận một cửa UBND phường Tân Lập, TP. Thái Nguyên

Để duy trì, nâng cao kết quả này, Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như:

- Tăng cường công tác quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và CCHC như: Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, đồng thời tập trung tổng kết, đánh giá Chương trình CCHC nhà nước tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng và triển khai Chương trình CCHC nhà nước tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2026 - 2030… Tham mưu chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung triển khai hiệu quả các chính sách thiết yếu đến người dân, trong đó chú trọng việc hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, an sinh xã hội; nâng cao chất lượng các dịch vụ công như giáo dục; y tế; cung cấp điện, nước sạch; đường giao thông, đảm bảo an ninh trật tự... Thực hiện tốt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy sự tham gia của người dân vào việc triển khai các chính sách tại địa phương.

- Tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ của Trung tâm phục vụ hành chính công/Bộ phận Một cửa các cấp; thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC; đồng thời, tăng cường kiểm tra CCHC, kiểm tra công vụ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị.

- Trên cơ sở kết quả các Chỉ số được công bố, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phân tích kết quả, đánh giá những tồn tại, hạn chế và xây dựng Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, nhằm tiếp tục duy trì, cải thiện các Chỉ số trong năm 2025; bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, theo dõi việc thực hiện các nội dung của Chỉ số, để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Cùng với việc triển khai thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức bộ máy chính quyền mới đi vào hoạt động đảm bảo thông suốt, không gián đoạn, nhất là không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản suất, kinh doanh cũng như việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp duy trì, nâng cao Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền mới để tỉnh Thái Nguyên tiếp túc hướng tới đạt mục tiêu tốp đầu về CCHC trong những năm tiếp theo.

Năm 2024 là năm thứ 13 liên tiếp, Bộ Nội vụ phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số PAR Index của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là năm thứ 8 triển khai đo lường sự, xác định Chỉ số SIPAS.
Quá trình triển khai nghiêm túc, khoa học, dân chủ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự phối hợp, hỗ trợ của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong tổ chức triển khai điều tra xã hội học, quy mô lớn với gần 90.000 mẫu, để lấy ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, người dân về kết quả CCHC của các tỉnh; đồng thời, để đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 2 toàn quốc về Chỉ số SIPAS và đứng thứ 5 về Chỉ số PAR Index
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO