TMS sụt giảm lợi nhuận do đâu?

ĐÌNH ĐẠI 04/11/2023 03:02

Chi phí tài chính tăng cao, cùng với lãi trong công ty liên doanh, liên kết giảm mạnh đã kéo lợi nhuận của “ông lớn” ngành vận tải, logistics TMS sụt giảm 59% so với cùng kỳ.

>>>4 “con sóng” hồi cho ngành vận tải biển

Chi phí tài chính tăng cao khiến TMS sụt giảm mạnh lợi nhuận.

Chi phí tài chính tăng cao khiến TMS sụt giảm mạnh lợi nhuận.

Theo báo cáo tài chính quý III/2023, Công ty CP Transimex (HoSE: TMS) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 664 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của “ông lớn” ngành vận tải, logistics này đạt 114 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của TMS cũng tăng mạnh 100%, lên 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, đi cùng với đó là chi phí cho hoạt động này cũng tăng mạnh 172% so với cùng kỳ, lên 43 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay chiếm phần lớn với 26 tỷ đồng, tăng mạnh 286% so với cùng kỳ năm trước.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 63%, lên 52 tỷ đồng. Trong khi đó, phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ 3 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 68 tỷ đồng. Tất cả những yếu tố trên đã kéo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 59% so với cùng kỳ, xuống còn 50 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân của việc lợi nhuận sụt giảm như trên chủ yếu là do chi phí tài chính tăng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết giảm so với cùng kỳ, cụ thể là lỗ 3 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, TMS đạt gần 1.652 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 142 tỷ đồng lãi ròng, giảm lần lượt 44% và 73% so với cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và 70% mục tiêu lợi nhuận năm.

Trên thị trường cổ phiếu TMS đạt 44.000 đồng/cổ phiếu, tăng

Trên thị trường cổ phiếu TMS đạt 44.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 22% so với hồi đầu tháng 6.

Tại thời điểm cuối quý III/2023, tổng tài sản của TMS đạt hơn 6.095 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, chiếm hơn 1/3 là khoản đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết với 2.286 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Tuy nhiên, khoản đầu tư này đã không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, thể hiện qua việc, doanh nghiệp ghi nhận lỗ 3 tỷ đồng ở khoản mục lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết.

Bên cạnh đó, đầu tư tài chính ngắn hạn của TMS chiếm 606 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, chiếm hơn 2/3 trong đó là tiền gửi có kỳ hạn. Còn lại khoản chứng khoán kinh doanh với giá trị gốc 213 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm và dự phòng giảm giá chứng khoán hơn 2 tỷ đồng.

Trong đó, khoản đầu tư cho cổ phiếu PDN của Công ty CP Cảng Đồng Nai chiếm đến 69% với giá gốc gần 146 tỷ đồng và đang lãi 155%; khoản đầu tư vào cổ phiếu VFC của Công ty CP Vinafco có giá gốc 16,5 tỷ đồng và đang lãi 114%...

Theo Chứng khoán VNDirect, trên thị trường quốc tế, bắt đầu từ tháng 7/2023 đà tăng giá cước trên thị trường thuê tàu và vận tải container có dấu hiệu chững lại và bắt đầu giảm giá. Tốc độ giảm giá rất nhanh vào tháng 8, 9 và bắt đầu tạo đáy vào đầu năm 2023. Trong đó, chỉ số container thế giới (đại diện cho giá cước vận tải container) đã giảm hơn 80% so với mức đỉnh. Đây là kết quả của việc nhu cầu vận tải hàng hóa toàn cầu suy yếu trong khi thị trường lo ngại nguồn cung tăng lên trong giai đoạn 2022 - 2023.

Công ty Chứng khoán này cho rằng, trong bối cảnh dư cung trên thị trường vận tải toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài cho tới hết năm 2023, vì vậy, giá cước vận tải toàn cầu sẽ chưa thể có được những biến động lớn.

 “Chúng tôi cho rằng, giá cước vận tải biển container toàn cầu trong năm 2023 vẫn sẽ duy trì tại mức thấp như hiện tại, giảm gần 80% so với cùng kỳ do đối mặt với tình trạng dư cung trên thị trường. Trong năm tiếp theo, chúng tôi kỳ vọng giá cước có thể cải thiện khoảng 15% kể từ mức nền thấp khi kỳ vọng nhu cầu giao thương hàng hóa toàn cầu sôi động trở lại”, VNDirect nhận định.

Đối với thị trường nội địa Việt Nam, VNDirect cho biết, chỉ số quản lý thu mua (PMI) tăng lên mức 48,7 trong tháng 7/2023 so với 46,2 trong tháng trước đó. Điều này, cho thấy số lượng đơn đặt hàng trong tháng 7/2023 đã giảm nhẹ hơn so với giai đoạn đầu năm 2023 khi nhu cầu mua hàng và số lượng việc làm dần trở nên ổn định.

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đã duy trì mức tăng trong 03 tháng gần đây, lần lượt là 2,8% và 3,9% so với tháng trước đó, cho thấy sản lượng hàng hóa công nghiệp trong quý III/2023 đang được đánh giá có xu hướng cải thiện hơn so với các quý trong nửa đầu năm.

“Với những chính sách hỗ trợ giảm lãi suất được triển khai gần đây từ Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ bắt đầu phục hồi trở lại, dẫn tới nhu cầu luân chuyển hàng hóa trong nước sẽ bắt đầu được cải thiện trở lại trong nửa cuối năm. Cụ thể, chúng tôi kỳ vọng sản lượng luân chuyển vận tải biển nội địa của Việt Nam trong nửa cuối năm sẽ được cải thiện khoảng 11% so với giai đoạn nửa đầu năm 2023”, VNDirect cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • 4 “con sóng” hồi cho ngành vận tải biển

    4 “con sóng” hồi cho ngành vận tải biển

    04:30, 21/10/2023

  • Ngành vận tải biển sẽ phục hồi trong năm 2024?

    Ngành vận tải biển sẽ phục hồi trong năm 2024?

    00:30, 03/09/2023

  • Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp ngành vận tải biển, logistics

    Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp ngành vận tải biển, logistics

    04:30, 02/06/2023

  • Nền tảng số nâng cao năng lực ngành vận tải

    Nền tảng số nâng cao năng lực ngành vận tải

    02:30, 17/02/2023

  • Thay đổi diện mạo ngành vận tải hành khách

    Thay đổi diện mạo ngành vận tải hành khách

    19:13, 27/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TMS sụt giảm lợi nhuận do đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO