Tổ công tác của Chính phủ đã làm việc với các doanh nghiệp, địa phương gỡ khó từ thủ tục, vốn và hướng dẫn doanh nghiệp bán dự án, cơ cấu lại dòng tiền.
>>> Lập tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản
Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ công tác đã tổ chức làm việc với các địa phương như Tp Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội, Tp Đà Nẵng, Tp Hải Phòng, Tp Cần Thơ và một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản.
Qua làm việc nổi lên một số vấn đề khó khăn vướng mắc như: Thứ nhất là do thể chế, một số quy định pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh BĐS, đất đai, đầu tư… còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản. Trong đó, khó khăn được nhiều ý kiến phản ánh nhất liên quan đến pháp luật về đất đai như tính tiền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng…
Thứ hai là khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, dự án khu đô thị phức tạp, kéo dài, chậm thực hiện ở các địa phương. Thứ ba là về khan hiếm nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, do khó tiếp cận tín dụng, khó khăn trong phát hành trái phiếu và áp lực đáo hạn trái phiếu; Các khó khăn này dẫn đến nguồn cung bất động sản và việc triển khai các dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhânđều hạn chế.
Trong quá trình làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, Tổ công tác đã trao đổi, hướng dẫn trực tiếp về các quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương.
Theo đó, giao các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ có văn bản gửi địa phương, doanh nghiệp để hướng dẫn ngay các nội dung thuộc thẩm quyền như: Các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai giao Bộ Tài nguyên và Môi trường; các vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đấu thầu giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ xây dựng hướng dẫn, tháo gỡ các nội dung liên quan đến xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh BĐS…
Cùng với đó, Tổ công tác có văn bản gửi các địa phương để đôn đốc, yêu cầu địa phương khẩn trương giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của địa phương mà doanh nghiệp báo cáo, kiến nghị.
Đối với các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, Tổ công tác tiếp tục tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian tới, Tổ công tác sẽ tiếp tục làm việc để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương và doanh nghiệp.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững một trong những giải pháp hết sức quan trọng là hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật liên quan. Theo đó, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung triển khai một số nội dung như:
Thứ nhất là rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản.
>>> Cấp bách thị trường bất động sản
Thứ hai trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Thứ ba ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.
Đặc biệt tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Đối với Luật Nhà ở (sửa đổi), một trong những nội dung quan trọng là hoàn thiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội như: phân nhóm đối tượng, điều kiện thụ hưởng chính sách; việc quy hoạch và dành quỹ đất; trình tự thủ tục và lựa chọn chủ đầu tư dự án; các cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước… dành cho phát triển nhà ở xã hội.
Đối với Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sách lớn gồm: Chính sách về kinh doanh bất động sản; chính sách về kinh doanh dịch vụ bất động sản; chính sách về điều tiết để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh; chính sách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Trong đó sẽ tập trung hoàn thiện các chính sách liên quan đến: mô hình, hoạt động, giao dịch bất động sản qua sàn; mô hình, hoạt động môi giới bất động sản; nguyên tắc, phương pháp, thẩm quyền điều tiết thị trường; xây dựng và công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản…
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tích cực, chủ động nghiên cứu xây dựng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6(năm 2023) theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường bất động sản 1 năm nhìn lại: Đầy biến động và niềm tin khởi sắc
11:30, 29/12/2022
3 điểm sáng bất động sản khu vực Châu Á
01:00, 28/12/2022
Thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc
19:10, 27/12/2022
DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản
16:00, 27/12/2022
Thị trường bất động sản năm 2023 có nhiều tín hiệu khởi sắc
01:42, 27/12/2022