Toan tính của PLX khi “xả” cổ phiếu quỹ?

Ngọc Anh 17/12/2018 11:05

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) vừa quyết định bán 12 triệu cổ phiếu phổ thông theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua sàn chứng khoán.

qưt

PLX vừa quyết định bán 12 triệu cổ phiếu phổ thông 

Thương vụ này sẽ được thực hiện trong tháng 12 đến hết quý 1/2019, sau khi PLX thực hiện các thủ tục báo cáo và công bố thông tin theo quy định. Mục đích nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất.

Chốt phiên giao dịch sáng ngày 17/12, giá cổ phiếu PLX ở mức 59.100đ/cp. Tạm tính theo mức giá này, PLX dự kiến thu về khoảng hơn 709 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu PLX biến động mạnh vì đâu?

    Cổ phiếu PLX biến động mạnh vì đâu?

    04:30, 04/09/2018

  • So găng hai “đại gia” xăng dầu PLX và PVOil

    So găng hai “đại gia” xăng dầu PLX và PVOil

    12:10, 27/09/2017

  • Vì sao Petrolimex

    Vì sao Petrolimex "lừng khừng" thoái vốn?

    06:30, 15/08/2018

  • Petrolimex: Vì sao doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm?

    Petrolimex: Vì sao doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm?

    07:51, 31/05/2018

  • Petrolimex lại bán đứt

    Petrolimex lại bán đứt "đứa con" PIT

    00:25, 12/05/2018

  • 4.782,3 tỷ đồng của Petrolimex “bốc hơi” đi đâu?

    4.782,3 tỷ đồng của Petrolimex “bốc hơi” đi đâu?

    06:00, 17/04/2018

Trong thời gian qua, giá cổ phiếu PLX đã giảm liên tục. Tính riêng tuần qua, giá cổ phiếu này giảm khoảng 3,27% và trong 3 tháng qua giảm khoảng 16,3%. Việc PLX xả cổ phiếu quỹ có thể sẽ tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu PLX, vì cổ phiếu này sẽ bị pha loãng. Bằng chứng là sau khi có thông tin này, cổ phiếu này đã bắt đầu giảm.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2018, doanh thu thuần đạt 46.175 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng 22% so với cùng kỳ lên hơn 42.848 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 3.326 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính của PLX trong kỳ tăng mạnh lên hơn 350 tỷ đồng, tăng gần 100% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên mức gần 600 tỷ đồng, tăng khoảng 350% so với cùng kỳ, do lỗ chênh lệch tỷ giá.

Chi phí bán hàng trong kỳ chỉ tăng nhẹ so với quý 3 năm trước ở mức 2.057 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm tới 46% so với cùng kỳ khi chỉ còn khoảng 107 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của PLX chiếm tới 65% lợi nhuận gộp, cho thấy khoản mục chi phí này là khá lớn.

Nhờ khoản lợi nhuận khác gần 90 tỷ đồng, nên lợi nhuận trước thuế của PLX đạt 1.142 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng khoảng 4% lên mức 895 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PLX lần lượt đạt 142.843 tỷ đồng và 3.187 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 27% và 13% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, PLX đã hoàn thành được khoảng 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.

Đến 30/9/2018, tổng tài sản của PLX đạt trên 62.696 tỷ đồng, tăng 1,5% so với đầu năm. Trong khi đó, hàng tồn kho của PLX cũng tăng 5% so với đầu năm lên hơn 13.547 tỷ đồng.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, PLX đang đối mặt với một số rủi ro. Thứ nhất là cơ chế xác định giá bán lẻ xăng dầu còn chưa ổn định và thiếu tính nhất quán. Điều này khiến kết quả kinh doanh của PLX thiếu ổn định. Tuy vậy, chính phủ đang từng bước xây dựng cơ chế hoàn chỉnh xác định giá bán lẻ xăng dầu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này của PLX trong dài hạn.

Thứ hai, ngành phân phối, bán lẻ xăng dầu mặc dù khá tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp đầu ngành, nhưng áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các nhà bán lẻ ngoại.

Thứ ba, giá dầu biến động phức tạp, khó lường, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và PLX nói riêng phải có chính sách quản trị rủi ro hợp lý.

Thứ tư, rủi ro về tỷ giá cũng có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của PLX khi giá xăng dầu được neo theo đồng USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Toan tính của PLX khi “xả” cổ phiếu quỹ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO