Tổng thống Joko Widodo đặt mục tiêu làm những gì người tiền nhiệm không thể khi quyết tâm di dời thủ đô của Indonesia xuống phía Đông.
Jakarta - thủ đô rộng lớn của Indonesia, nơi nổi lên như một điển hình trong các thành phố lớn tại Đông Nam Á về những thách thức đặc hữu của các siêu đô thị mới nổi - bế tắc, ô nhiễm và hỗn loạn trong quy hoạch, những khu ổ chuột xập xệ nằm bên cạnh các trung tâm sang trọng lấp lánh.
Trong thời gian thăng tiến nhanh chóng từ một doanh nhân cấp tỉnh lên làm tổng thống Indonesia, Ông Joko Widodo đã có hai năm đứng ở vị trí thống đốc bang Jakarta. Trong cuộc đua vào chiếc ghế thống đốc hồi năm 2012, ông Wikodo đã giành chiến thắng thuyết phục với những lời hứa sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến lũ lụt, nhà ở và giao thông.
Thời gian làm thống đốc bang Jakarta đã giúp cho ông Wikodo có những kinh nghiệm tốt để điều hành quốc gia, giúp ông trở thành ngôi sao đang lên của chính trị Indonesia. Và cuối cùng, ông đã chiến thắng áp đảo các ứng viên khác để bước vào nhiệm kỳ tổng thống của mình vào năm 2014.
Khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai tại Cung điện Merdeka, "Jokowi" – tên thân mật mà người dân Indonesia dành cho vị thống thống của mình, đã chuẩn bị cho một dự án lớn với ý nghĩa to lớn đối với Jakarta: chuyển thủ đô về thành phố Kalimantan – một thành phố cách Jakarta hơn 1.000km về phía Đông.
Vào tháng Tư vừa qua, Tổng thống Widodo tuyên bố rằng chính phủ của ông sẽ bắt đầu tìm kiếm một thủ đô hành chính mới - một động thái được thúc đẩy bởi những thách thức to lớn của Jakarta, cũng như những mong muốn thúc đẩy việc phát triển ở các khu vực phía đông của Indonesia.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 03/06/2019
01:12, 25/05/2019
Tại Indonesia, tăng trưởng kinh tế của quốc đảo này đã bị lệch một cách không cân xứng đối với Java kể từ khi hai nước tách ra thành các quốc gia độc lập vào năm 1945. Trong khi đó, chỉ riêng Jakarta chiếm khoảng 17% nền kinh tế của Indonesia, hơn hai lần toàn bộ khu vực Kalimantan.
Tổng thống Widodo hy vọng rằng bằng cách tái định cư thủ đô, thành phố Kalimantan sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở phía đông đất nước, cũng như ngăn chặn "sự chảy máu chất xám" của những người di cư từ các quốc gia kém phát triển kinh tế sang Java. Bên cạnh đó, Tổng thống Widodo cho biết thêm rằng Kalimantan có lợi thế là ít bị thiên tai hơn Jakarta.
Jakarta nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, và dễ bị ảnh hưởng bởi cả động đất và lũ lụt. Bên cạnh đó, sự sụt lún lan rộng do khai thác nước ngầm đã khiến hệ thống nền móng của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều khu vực ở phía bắc thành phố đã nằm dưới mực nước biển.
Chính phủ của ông Wikodo đã thừa nhận rằng họ sẽ cần phải chi hàng tỷ USD cho việc phòng chống lũ lụt trong những thập kỷ tới để ngăn chặn toàn bộ khu vực của thành phố sẽ chìm sâu xuống mực nước biển. Nếu không có gì thay đổi, việc di dời thủ đô sẽ diễn ra vào năm 2024 khi nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Wikodo kết thúc.
Đây không phải là lần đầu tiên một tổng thống Indonesia cố gắng thay đổi thủ đô. Tổng thống hậu độc lập đầu tiên của đất nước, Sukarno, muốn tách Indonesia khỏi quá khứ thuộc địa. Ông đã thành lập một ủy ban đặc biệt vào năm 1947 để nghiên cứu việc di chuyển các đơn vị hành chính khỏi Jakarta - nơi vẫn giữ tên Batavia do Hà Lan đặt cho đến tận năm 1949. Tuy nhiên, tại thời điểm đó những thách thức hậu cần đã quá khó khăn và ý tưởng di dời thủ đô đã bị gác lại.
Người kế nhiệm của Sukarno, và tiền nhiệm của Widodo - cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, cũng đã đưa ra ý tưởng di dời thủ đô và lấy ý kiến công khai của người dân. Nhưng kế hoạch của ông Suharto đã bị bãi bỏ khi ông từ chức từ năm 1998, trong khi ông Yudhoyono đã không thể tạo ra đủ ngân sách để hiện thực hóa dự định này.
Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia cho biết, lần này gần 3/4 dự luật di dời thủ đô sẽ được khu vực tư nhân xử lý. Quan hệ đối tác công-tư có một lịch sử không thuận lợi tại Indonesia do những chi phí không chính thức, đặc biệt là đối với những dự án lớn. Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin vào khả năng của Widodo trong việc điều phối các dự án lớn cũng như tính minh bạch trong điều hành của ông.
Giáo sư Deden Rukmana chuyên nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch đô thị tại Đại học Alabama – Indonesia nhận xét: "Jokowi có thể thực hiện những điều mà người tiền nhiệm của ông ta không thể làm được. Việc di dời thủ đô này có thể là một trong những di sản lớn nhất của ông đối với Indonesia."
Giới chuyên gia cũng cho rằng Chính phủ Indonesia nên tránh lối tư duy lâu nay rằng tất cả các vấn đề yếu kém của địa phương chỉ có thể được khắc phục bằng sự hỗ trợ của trung ương. Do vậy, một bộ phận không nhỏ lãnh đạo Indonesia nghĩ rằng việc di chuyển thủ đô sẽ là phương án tốt nhất giúp giải quyết vấn đề phát triển không đồng đều tại nước này.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng Bappenas đang có vấn đề trong việc công khai, minh bạch các dữ liệu xung quanh ý tưởng di dời thủ đô. Bappenas là cơ quan chính có trách nhiệm đánh giá kế hoạch di chuyển thủ đô, nhưng chưa bao giờ thực sự công khai các nghiên cứu cụ thể, chi tiết về việc di dời này.
Do vậy, dư luận đang đặt câu hỏi tính cấp thiết của việc di chuyển thủ đô thực chất là gì, liệu đây có phải là một nỗ lực để đánh lạc hướng dư luận khỏi các vấn đề chính trị trong xã hội Indonesia, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử vừa qua?
Trước khi bàn về vị trí phù hợp của thủ đô mới, người dân Indonesia có quyền được biết chắc chắn rằng quyết định di dời thủ đô được đưa ra trên cơ sở những phân tích toàn diện và có tính thuyết phục cao. Nếu không, Indonesia sẽ có nguy cơ mắc vào những sai lầm nghiêm trọng khi cố thúc đẩy ý tưởng di chuyển thủ đô.