Thông tin trên được Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) Lý Kim Chi chia sẻ tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Thực phẩm và Đồ uống 2022 (Vietfood & Beverage 2022).
>>>Phát triển trung tâm tài chính TP.HCM theo hướng Trung tâm Công nghệ Tài chính
Chủ tịc FFA Lý Kim Chi cho biết, thời gian gần đây, xăng dầu đã 4 lần giảm giá, điều này khiến các doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm rất mừng, bởi các doanh nghiệp sẽ không còn lo chuyện phải tăng giá liên tục. Đặc biệt, trong ngành chế biến thực phẩm có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào chương trình bình ổn giá của Thành phố.
Do đó, trong bối cảnh giá xăng dầu đang giảm như hiện nay, các doanh nghiệp hiện đang cơ cấu lại sản phẩm để giảm giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường. Tuy nhiên, bà Chi cho rằng, giá xăng dầu hiện chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 10 -15% trong cơ cấu sản phẩm của ngành lương thực thực phẩm. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, thức ăn chăn nuôi hiện nay đã vượt 30 - 40 % giá thành của sản phẩm.
“Trong thời gian qua, mặc dù giá nguyên vật liệu tăng rất cao nhưng các doanh nghiệp cung ứng hàng bình ổn giá chỉ tăng một số mặt hàng từ 10 – 15%. Đó là sự chia sẻ lợi nhuận của các doanh nghiệm để nhằm mục tiêu kích cầu thị trường”, bà Lý Kim Chi cho biết.
Bà Chi khẳng định, thời gian tới chắc chắn giá các sản phẩm thực phẩm tại TP.HCM sẽ giảm. Tuy nhiên, việc giảm giá phải có độ trễ, bởi đối với ngành chế biến lương thực thực phẩm quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ mất khoảng 3 tháng. Đồng thời, việc giảm giá cũng sẽ theo cơ cấu giá thành sản phẩm của từng doanh nghiệp và tỷ lệ giảm cho các nhóm hàng cũng sẽ khác nhau.
Cũng theo Chủ tịch FFA, cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống bình quân tăng đều. Cụ thể, với ngành đồ uống trong nửa đầu năm nay đã tăng trên 7% và ngành chế biến lương thực thực phẩm tăng gần 6%. Ở thời điểm của năm 2019 trở về trước, mức tăng của doanh nghiệp trong ngành chỉ khoảng 4,3%.
“TP.HCM có gần 70% doanh nghiệp chế biến thực phẩm với công nghệ tiên tiến nhất cả nước. Thông qua triển lãm này, chúng tôi hy vọng rằng, đây sẽ là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác, đẩy mạnh liên doanh sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng như các kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài chọn lựa thông qua triển lãm để tiếp cận đúng mục tiêu, xây dựng quan hệ hợp tác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống đầy tiềm năng của Việt Nam”, Chủ tịch FFA Lý Kim Chi chia sẻ thêm.
Vietfood Beverage - Propack 2022 có quy mô trưng bày 400 gian hàng với hơn 5.000 nhãn hiệu của 350 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vũng lãnh thổ tham gia. Điều này cho thấy sức hút của triển lãm được tổ chức gần 3 thập kỷ cũng như tiềm năng rất lớn của thị trường F&B với gần 100 triệu dân ở Việt Nam, cùng với nhiều cơ hội xuất khẩu với thuế suất ưu đãi nhờ Việt Nam hội nhập sâu rộng với nhiều nước và khu vực thông qua các Hiệp định FTA đã có hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM: Đầu tư 100.000 tỉ đồng đường vành đai 4 theo hình thức đối tác công tư PPP
01:26, 10/08/2022
TP.HCM: Người dân khó tiếp cận Quỹ phát triển nhà ở
00:31, 10/08/2022
TP.HCM: Đề xuất xây bãi đậu xe gần sân bay Tân Sơn Nhất… “liệu có khả thi”?
09:10, 05/08/2022
Phát triển trung tâm tài chính TP.HCM theo hướng Trung tâm Công nghệ Tài chính
04:00, 31/07/2022
TP.HCM: Yêu cầu các trạm thu phí xả trạm nếu không thực hiện thu phí không dừng kể từ ngày 1/8
00:25, 30/07/2022