TP HCM: Cần làm rõ tính pháp lý trong mô hình quản lý các tuyến phố đi bộ

Diendandoanhnghiep.vn Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo phản biện dự thảo Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM tổ chức mới đây.

Theo đề án, 5 tuyến đường khu vực trung tâm sẽ được quy hoạch trở thành tuyến phố đi bộ. Đây là sự thay đổi cần thiết khi khu vực nhà ga Metro số 1, tại Nhà hát Thành phố - chợ Bến Thành và khu vực đại lộ Hàm Nghi hoàn thành, ước tính sẽ đón từ 1 đến 1,5 triệu lượt người mỗi ngày chủ yếu là đi bộ. Đề án được bắt đầu từ năm 2019, đến nay sơ bộ hoàn thành sau khi khảo sát hiện trạng, lấy ý kiến người dân, đánh giá tác động về giao thông, môi trường cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Sơ đồ 5 tuyến phố đi bộ mới của TP.HCM dự kiến sẽ được triển khai xây dựng từ năm 2021.

Sơ đồ 5 tuyến phố đi bộ mới của TP.HCM dự kiến sẽ được triển khai xây dựng từ năm 2021.

Các đại biểu cho rằng cần làm rõ tính pháp lý trong mô hình quản lý, vấn đề quy hoạch cũng như các phương án tổ chức các tuyến phố đi bộ. Đặc biệt là 5 yếu tố để tuyến phố đi bộ phát huy hiệu quả là khả năng tiếp cận, sự thoải mái, thiết kế, hiệu quả sử dụng đất cũng như sự thân thiện và đáng sống.

Nhiều ý kiến cũng băn khoăn rằng, các tuyến phố trung tâm không chỉ có sinh hoạt của người dân mà có rất nhiều trung tâm thương mại nổi tiếng của Thành phố và thu hút một lực lượng lớn các ngân hàng, các cơ quan của nước ngoài và Việt Nam đặt trụ sở cũng như Văn phòng đại diện trên các tuyến phố này. Do đó, việc không có bãi đậu xe cần phải kiểm soát để làm sao mang tính văn minh, nhân văn, công bằng cho tất cả mọi người.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, nguyên Phó Giám đốc Công an TP HCM cho biết, việc thành lập thêm các tuyến phố đi bộ và cấm các loại xe lưu thông trong khu vực này sẽ ảnh hưởng đến các trường học, người dân và cả các bệnh viện ở đây.

“Theo phân cấp của Bộ Công an và Công an TP HCM, trong khu vực này nhiều tuyến đường trực thuộc Phòng Cảnh sát giao thông không phải của Công an Quận 1, nên không thể giao cho Công an Quận 1. Thậm chí khi đánh giá cần có tác động về lợi ích kinh tế, nhưng cần khẳng định: Hễ tụ tập đông người vãng lai thì sẽ phát sinh ra những vấn đề phức tạp mà chúng ta cần phải quản lý”. - Thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh.

Tương tự, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, nên có nhiều tuyến đi bộ để phục vụ nhu cầu giải trí cũng như sinh hoạt cho người dân, nhằm góp phần phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập như: Chưa có bãi đậu xe; các quán ăn, nước uống, khu mua sắm tại các tuyến phố mọc lên như nấm tiềm tàng việc hét giá, chặt chém khách du lịch; các gian hàng rong chiếm diện tích lớn trên phố đi bộ; các hoạt động giải trí, ca múa bật nhạc quá lớn gây ô nhiễm tiếng ồn; nhà vệ sinh công cộng quá tải và mất vệ sinh; chưa có trạm trú mưa; thùng rác công cộng còn hạn chế, không đủ sức chứa rác thải...

“Cần phải có biện pháp xử lý để giữ văn minh đô thị đồng thời bảo đảm những di sản văn hóa theo luật Di sản văn hóa. Việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật cần có những quy định pháp luật và Thành phố cần ban hành một quy chế quản lý phố đi bộ và trên phố đi bộ thì chỉ dành cho người đi bộ. Cần phải giảm tiếng ồn, giảm tác động của môi trường thì chất lượng sống của người dân TP sẽ tốt hơn khi có phố đi bộ văn minh, sạch đẹp". - Luật sư Nguyễn Văn Hậu chia sẻ.

Còn theo ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cầu đường cảng TP HCM, đây là khu vực đặc biệt có liên quan rất lớn đến các công trình ngầm của các tuyến Metro và khu trung tâm thương mại. Do đó, cần phải có quy hoạch giữa công trình ngầm với quy hoạch công trình ở trên mặt đất.

Đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP HCM, do Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP (TTQLHTGT) làm chủ đầu tư. Mục tiêu chính là nghiên cứu để tiến hành đi bộ hóa một số tuyến đường khu trung tâm trong giai đoạn 2021 - 2025 theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu (930 ha).

Đề án có 3 phương án tổ chức các tuyến phố đi bộ mà đơn vị nghiên cứu đề xuất, trong đó phương án 2 được đa số các chuyên gia, địa phương và người dân khi lấy ý kiến đánh giá cao về tính khả thi. Cụ thể sẽ tổ chức phố đi bộ trên các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách với mạng lưới đường phố ưu tiên cho người đi bộ nhưng vẫn cho phép một số phương tiện cơ giới đi lại vào các ngày trong tuần và cấm tất cả các phương tiện lưu thông trên các tuyến này vào các ngày cuối tuần.

3 phương án Phố đi bộ:

Phương án 1: Phố đi bộ vào ngày cuối tuần cho Q.1 với một mạng lưới bao gồm phần lớn khu vực nghiên cứu nhưng chỉ cấm các phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.

Phương án 2: Phố đi bộ ưu tiên cho đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách - Mạng lưới đường phố ưu tiên cho người đi bộ nhưng vẫn cho phép một số phương tiện cơ giới đi lại vào các ngày trong tuần, cấm phương tiện cơ giới lưu thông trên đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi vào các ngày cuối tuần.

Phương án 3: Phố đi bộ 24/7 ở đường Nguyễn Huệ và đường Đồng Khởi và các đường liên kết là những con đường dành riêng cho người đi bộ. Cùng với mỗi phương án sẽ xây dựng bố trí giao thông, bố trí các tuyến xe buýt và cải thiện cơ sở hạ tầng tương ứng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM: Cần làm rõ tính pháp lý trong mô hình quản lý các tuyến phố đi bộ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713558722 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713558722 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10