TP HCM: Chế tài nào xử lý sai phạm đất công sai mục đích?

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng sử dụng đất công sai mục đích, bất chấp dư luận và sự vào cuộc của chính quyền, thậm chí bị cơ quan thanh tra xác định sai phạm, thế nhưng nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn phớt lờ.

>> Đất công đã bị hô biến thành "đất tư" như thế nào?

Hàng trăm khu đất sử dụng sai mục đích…

Theo số liệu thống kê cho thấy, trong thời gian qua, tình trạng sử dụng đất công sai mục đích tại TP HCM đang ở mức báo động.

Đáng nói, con số sử dụng đất công sai mục đích và bỏ trống lên tới hàng trăm khu đất, đang là những vấn đề nổi cộm và đáng suy nghĩ về công tác quản lý lỏng lẻo tài sản nhà nước tại TP HCM.

năm 2012, Ban Chỉ đạo 09 TP Hồ Chí Minh, và các cơ quan chức năng cùng Học viện Hành chính Quốc gia đã dùng nhiều biện pháp nhằm thu hồi diện tích đất cho thuê nói trên, nhưng Công ty Duy Tân vẫn chưa giao trả

Năm 2012, Ban Chỉ đạo 09 TP Hồ Chí Minh, và các cơ quan chức năng cùng Học viện Hành chính Quốc gia đã dùng nhiều biện pháp nhằm thu hồi diện tích đất cho thuê nói trên, nhưng Công ty Duy Tân không giao trả.

Còn nhớ, tại buổi giám sát vào tháng 6/2020 của HĐND TPHCM với Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), ông Võ Công Lực - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TPHCM, báo cáo từ năm 2015 đến tháng 6/2020, trong 202 khu đất được giao thu hồi, cơ quan này đã tiếp nhận 159 khu đất. Sau đó, cơ quan này đã đấu giá thành công 8 khu đất, thu về cho ngân sách 1.743 tỉ đồng.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là theo khảo sát của Trung tâm Phát triển quỹ đất đã khảo ghi nhận hiện trạng 1.104 khu đất do 28 đơn vị là tổng công ty và công ty vốn nhà nước quản lý. Trong số này có đến 188 khu đất bị sử dụng sai mục đích như hợp tác kinh doanh, cho thuê, bố trí nhà ở và 110 khu đất bỏ trống.

Công văn 5883 của Bộ Nội vụ yêu cầu xử lý việc sử dụng đất công sai mục đích.

Công văn 5883 của Bộ Nội vụ yêu cầu xử lý việc sử dụng đất công sai mục đích.

Đơn cử, ngày 9/1/2001, Học viện Hành chính Quốc gia (thời điểm đó là cơ quan thuộc Chính phủ) đã ký Hợp đồng cho thuê đất số 01/HĐHT với Công ty Duy Tân (số 99 Cao Thắng, quận Phú Nhuận), với diện tích 950 m2 đất để khai thác bổ sung nguồn thu phục vụ hoạt động sự nghiệp. Thời hạn hợp tác kinh doanh là 10 năm, Học viện Hành chính Quốc gia giao khoán cho Công ty Duy Tân định mức hàng năm phải nộp từ kết quả khai thác là 360 triệu đồng. Số tiền này được chia đều để nộp hàng tháng và Công ty Duy Tân phải thanh toán vào ngày 5 hàng tháng.

Tuy nhiên, sau khi phát hiện sai phạm, Bộ Nội vụ đã lên tiếng và cho biết, việc cho thuê quyền sử dụng đất tại thời điểm năm 2002 là không đủ cơ sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước.

Do đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, năm 2012, Ban Chỉ đạo 09 TP Hồ Chí Minh, và các cơ quan chức năng cùng Học viện Hành chính Quốc gia đã dùng nhiều biện pháp nhằm thu hồi diện tích đất cho thuê nói trên, nhưng Công ty Duy Tân vẫn chưa giao trả.

Chưa dừng lại ở đó, công ty này còn đưa ra bản chụp Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng số 04/HVHCQG ngày 27/8/2002 (Hợp đồng 04), theo đó thời hạn thuê đất là 20 năm (từ 2002 đến 2022) làm lý do để không bàn giao đất theo yêu cầu của Học viện. Tuy nhiên, đến thời điểm này cả Học viện Hành chính Quốc gia và Bộ Nội vụ đều không có bản gốc của Hợp đồng 04. Học viện Hành chính khẳng định Hợp đồng 04 không có trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan này.

Đáng chú ý, dù hợp đồng cho thuê đã hết hạn từ 2012, nhưng Nhà nước vẫn chưa thu hồi được 950 m2 đất từ Công ty Duy Tân.

… nhưng bất chấp pháp luật

Tương tự, mới đấy, câu chuyện khu đất “vàng” 419 Lê Hồng Phong (P.2, Q.10, TP HCM), rộng gần 11.000 m2, mặc dù đã trôi qua hơn 5 tháng kể từ ngày UBND TP HCM có quyết định thu hồi nhưng vẫn không thể lấy lại được và tiếp tục sử dụng sai mục đích, gây thất thoát tài sản nhà nước, gây bức xúc dư luận là ví dụ điển hình.

Theo thông tin mà PV DĐDN ghi nhận được, khu khu đất “vàng” 419 Lê Hồng Phong (P.2, Q.10, TP HCM), thuộc UBND TP HCM quản lý sau đó cho Công ty CP giày Sài Gòn (GSG, nay đổi tên thành Công ty CP giáo dục G Sài Gòn) thuê để làm nhà máy sản xuất giày da. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã không kinh doanh mà thay vào đó là cho nhiều tổ chức, cá nhân thuê lại mặt bằng, nhà xưởng để thu lợi bất chính.

khu đất “vàng” 419 Lê Hồng Phong (P.2, Q.10, TP HCM), rộng gần 11.000 m2, mặc dù đã trôi qua hơn 5 tháng kể từ ngày UBND TP HCM có quyết định thu hồi nhưng vẫn không thể lấy lại được và tiếp tục sử dụng sai mục đích

Khu đất “vàng” 419 Lê Hồng Phong (P.2, Q.10, TP HCM), rộng gần 11.000 m2, mặc dù đã trôi qua hơn 5 tháng kể từ ngày UBND TP HCM có quyết định thu hồi nhưng vẫn không thể lấy lại được và tiếp tục sử dụng sai mục đích.

Đáng chú ý, tình trạng sử dụng đất sai mục đích trên khu đất này đã từng bị cơ quan thanh tra xác định có sai phạm, kéo dài nhiều năm qua, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn bất chấp dư luận và sự vào cuộc của chính quyền, thậm chí phớt lờ các quyết định thu hồi đất của UBND TP HCM, đang là vấn đê hết sức khó hiểu.

Cụ thể, để đảm bảo thu hồi tài sản đất công cho nhà nước, ngày 28/5/2021, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình ký Quyết định số 1968 thu hồi khu đất tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong do Công ty CP giáo dục G Sài Gòn thuê sử dụng. Căn cứ thu hồi theo điểm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai. Khu đất này được nhà nước cho thuê có thời hạn, đến ngày 31/12/2020 là hết thời hạn thuê đất và không được gia hạn.

>> Bà Dương Thị Bạch Diệp hầu tòa trong phi vụ hoán đổi đất công

Mặt khác, UBND TP HCM cũng yêu cầu Công ty CP giáo dục G Sài Gòn bàn giao khu đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý khu đất, phối hợp với UBND Q.10 báo cáo Sở TN-MT về phương án sử dụng đất trình UBND TP.HCM xem xét, quyết định giao đất xây dựng trường học theo chủ trương đã được thông qua.

Ngày 11/2/2020, UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đất 419 Lê Hồng Phong từ chức năng đất công nghiệp sạch sang đất giáo dục.

Tuy nhiên, đến nay khu đất “vàng” này vẫn không thể thu hồi được đang là vấn đề hết sức khó hiểu. Về phía doanh nghiệp thì vẫn ung dung chiếm đóng và sử dụng sai mục đích.

Như vậy, nhìn từ thực tế trên cho thấy, tình trạng sử dụng đất công sai mục đích, bất chấp dư luận và sự vào cuộc của chính quyền, thậm chí từng bị cơ quan thanh tra xác định có sai phạm, thế nhưng nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn phớt lờ các quy định đang là vấn đề hết sức chú ý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM: Chế tài nào xử lý sai phạm đất công sai mục đích? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713506075 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713506075 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10