TP HCM đề nghị vay lại 23.931 tỷ đồng để làm Metro số 1

Diendandoanhnghiep.vn Tại kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX khai mạc ngày 7/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Tờ trình về xin chủ trương vay lại 114,34 tỷ Yên, tương đương 23.931 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn vay nước ngoài (ODA) của Chính phủ để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

TP HCM kiến nghị vay lại 23.931,9 tỷ đồng để làm Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

TP HCM kiến nghị vay lại 23.931,9 tỷ đồng để làm Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Theo dự thảo phương án bội chi và vay, trả nợ của ngân sách địa phương năm 2020 do Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt, dự kiến hạn mức dư nợ và mức vay của ngân sách Thành phố trong năm 2020 như sau: mức dư nợ vay tối đa của ngân sách Thành phố là 67.939 tỷ đồng; tổng mức vay của Thành phố là 14.190 tỷ đồng (đã bao gồm vốn vay của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Tp. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Dự kiến, mức dư nợ của ngân sách Thành phố đến ngày 31/12/2020 là 31.155 tỷ đồng, mức dư nợ trên đảm bảo trong giới hạn cho phép của Nghị quyết số 54 của Quốc hội. Tuy nhiên, với tỷ lệ điều tiết thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp hiện nay là 18% và mức dư nợ cho vay của Thành phố thì dự kiến mức dư nợ giai đoạn 2024-2025 sẽ vượt hạn mức cho phép. Để đảm bảo mức dư nợ giai đoạn 2021-2025 của thành phố trong hạn mức cho phép, đủ điều kiện triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, UBND Thành phố đề xuất 3 phương án.

Phương án 1, kiến nghị áp dụng mức dư nợ vay theo Nghị quyết 54 của Quốc hội trong cả giai đoạn 2021-2025, tức tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp (với tỷ lệ điều tiết thu ngân sách được hưởng theo phân cấp là 18%).

Phương án 2, UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh tỷ lệ điều tiết thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, từ 18% (giai đoạn 2018 – 2020), giai đoạn 2021 - 2025 tăng lên với tỷ lệ điều tiết là 24% và giai đoạn 2026 – 2030 tỷ lệ điều tiết là 33%.

Phương án 3, UBND Thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét quyết định trong trường hợp không đủ hạn mức vay lại. Trong trường hợp các phương án nêu trên không được Trung ương xem xét, chấp thuận và mức dư nợ của Thành phố không đảm bảo trong hạn mức cho phép theo quy định, UBND Thành phố báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định, đáp ứng nhu cầu vay lại của Thành phố.

Trong trường hợp các phương án nêu trên không được Trung ương xem xét, chấp thuận và mức dư nợ của Thành phố không đảm bảo trong hạn mức cho phép theo quy định, Ủy ban Nhân dân Thành phố báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định, đáp ứng nhu cầu vay lại của Thành phố.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM đề nghị vay lại 23.931 tỷ đồng để làm Metro số 1 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714342029 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714342029 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10