TP.HCM đề xuất tách xã, phường có nhiều dự án trọng điểm

Diendandoanhnghiep.vn UBND TP.HCM vừa có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị cho phép thành lập mới, chia tách phường đông dân, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy nhanh việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông

Đề nghị tách xã, phường có tốc độ đô thị hóa nhanh

Cụ thể, theo cáo cáo của UBND TP.HCM về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 1111 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP.Thủ Đức. Trong đó, đối với giai đoạn 2023 - 2030, TP.HCM kiến nghị cho phép thành lập mới, chia tách xã, phường đông dân, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm.

TP.HCM kiến nghị cho phép thành lập mới, chia tách phường đông dân, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm.

TP.HCM kiến nghị cho phép thành lập mới, chia tách phường đông dân, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm.

Theo UBND TP.HCM, từ năm 2021, TP.HCM sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập TP.Thủ Đức, và sáp nhập một số phường ở các quận: 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận và TP.Thủ Đức.

Sau khi sắp xếp, TP.HCM còn 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức (giảm 2 đơn vị hành chính cấp huyện), cấp xã còn 312 phường, xã, thị trấn (giảm 10 phường).

Từ những bất cập trên, UBND TP.HCM đánh giá việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính phù hợp thực tiễn, gắn với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Đến nay, các đơn vị hành chính mới đã hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu phục vụ của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp nhiều bất cập, nhất là các văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chậm khiến địa phương lúng túng. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức (gọi tắt là công chức) tại đơn vị hành chính mới thành lập gặp khó khăn, do số lượng công chức tăng cơ học nhưng lại vừa phải giảm theo Nghị định 34 năm 2019 của Chính phủ.

Đặc biệt, chức danh cán bộ chủ chốt chỉ do 1 người đảm trách, nhưng khi sáp nhập 2 hoặc 3 đơn vị hành chính thành 1 đơn vị hành chính dẫn đến việc bố trí cán bộ gặp khó khăn, nhất là số cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản.

Nêu một số kiến nghị, UBND TP.HCM đề xuất Quốc hội cho áp dụng một số cơ chế đặc thù trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính như phân bổ ngân sách, bán đấu giá tài sản dôi dư, giữ nguyên số lượng cấp phó một số cơ quan.

Sau khi sắp xếp, TP.HCM còn 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức (giảm 2 đơn vị hành chính cấp huyện), cấp xã còn 312 phường, xã, thị trấn (giảm 10 phường).

Sau khi sắp xếp, TP.HCM còn 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức (giảm 2 đơn vị hành chính cấp huyện), cấp xã còn 312 phường, xã, thị trấn (giảm 10 phường).

Đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP.HCM kiến nghị cho phép điều chỉnh, thành lập mới, tách phường, xã có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm, quy mô dân số đông khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Cũng theo UBND TP.HCM, hiện TP.HCM có nhiều xã, phường đông dân với dân số trên 100.000 người như: Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức), Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh), Bình Hưng Hòa A (Q.Bình Tân)...

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Tài chính sớm có thông tư hướng dẫn thủ tục thanh lý, bán đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất tại các trụ sở công không sử dụng sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

>> Quy định mới về nguyên tắc lập quy hoạch đô thị

Sẽ thu ngân sách 528.000 tỉ đồng nếu 5 huyện lên thành phố

Trước đó, trong nội dung báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về kết quả 3 năm triển khai Đề án chuyển một số huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021 – 2030, thì TP.HCM có 10 đề án nhánh do các sở, ngành và UBND 5 huyện ngoại thành (Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ) thực hiện, thì có 2 đề án nhánh hoàn thành gồm: đề án "Con người đô thị" do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì, và đề án "Quản lý nhà nước" do Sở Nội vụ chủ trì.

Đối với 3 đề án nhánh còn lại (kinh tế đô thị, văn hóa đô thị, hạ tầng đô thị) và 5 đề án đầu tư - xây dựng của 5 huyện, đến nay đã hoàn thành các nội dung cơ bản và đang hoàn thiện.

Vì vậy, UBND TP.HCM đánh giá đề án này là cơ hội, điều kiện cho thành phố tập trung các nguồn lực để đầu tư, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, góp phần nâng cao đời sống người dân 5 huyện.

Song, việc triển khai cũng gặp nhiều khó khăn do đây là cách làm mới, chưa có tiền lệ khiến nội dung các đề án nhánh sẽ thiếu tính đồng bộ, có nhiều cách hiểu và yêu cầu chưa thống nhất.

Theo UBND TP.HCM, ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho 5 huyện giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 242.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả phân tích của Sở QH-KT cho thấy cơ hội thu lại giá trị gia tăng từ đất nếu khai thác tốt, ước tính có thể đạt khoảng 528.000 tỉ đồng trên địa bàn 5 huyện trong 10 năm tới.

Theo UBND TP.HCM, ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho 5 huyện giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 242.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả phân tích của Sở QH-KT cho thấy cơ hội thu lại giá trị gia tăng từ đất nếu khai thác tốt, ước tính có thể đạt khoảng 528.000 tỉ đồng trên địa bàn 5 huyện trong 10 năm tới.

Việc điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và sự thay đổi tiêu chí, tiêu chuẩn về đơn vị hành chính của Quốc hội cũng đòi hỏi các đề án đều phải tổ chức rà soát, cập nhật cho phù hợp với quy định mới.

Mặt khác, nhu cầu vốn triển khai đề án rất lớn nhưng khả năng cân đối vốn của TP.HCM còn hạn chế. Điển hình như trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025, hiện ngân sách chỉ tập trung giải quyết các dự án chuyển tiếp và chưa đủ nguồn vốn đầu tư các dự án mới.

Theo UBND TP.HCM, ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho 5 huyện giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 242.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả phân tích của Sở QH-KT cho thấy cơ hội thu lại giá trị gia tăng từ đất nếu khai thác tốt, ước tính có thể đạt khoảng 528.000 tỉ đồng trên địa bàn 5 huyện trong 10 năm tới.

Do vậy, TP.HCM cần ưu tiên đầu tư các dự án, đề án mang tính động lực trước, làm đòn bẩy để phát triển lan tỏa ra các khu vực khác trên địa bàn 5 huyện ngoại thành. Đồng thời, vận dụng cơ chế, chính sách khai thác tối đa giá trị gia tăng từ đất thông qua phương thức điều tiết và nguồn thuế, phí.

Theo quy định, nếu chuyển đổi lên đơn vị hành chính quận thì 5 huyện phải đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt, đồng thời phải có đủ 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường. Trong khi đó, hầu hết các địa phương như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh đang còn diện tích đất nông nghiệp khá nhiều.

Do vậy, mô hình thành phố thuộc TP.HCM là phương án được 5 huyện ngoại thành lựa chọn. Điều này đáp ứng mục tiêu chuyển 5 huyện thành đơn vị hành chính cấp đô thị, nhưng vẫn giữ lại một số khu vực nông nghiệp.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, UBND TP.HCM xác định cần ưu tiên bố trí kinh phí đối với công tác lập quy hoạch phân khu cho các huyện, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể để thuận lợi triển khai, trong đó có khâu chuẩn bị nguồn lực và phân kỳ đầu tư.

“Khi giao nhiệm vụ, cần đưa ra định mức và dự toán cụ thể, chi tiết để triển khai nhanh do một số huyện như Bình Chánh đang phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III và làm thủ tục đề nghị công nhận thành phố thuộc thành phố vào năm 2025”, UBND TP.HCM đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đề xuất tách xã, phường có nhiều dự án trọng điểm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714301430 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714301430 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10