Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Sở GTVT TP.HCM đề xuất ưu tiên triển khai 6 dự án hạ tầng giao thông kết nối tại hai địa phương TP.HCM – Long An, với tổng vốn hơn 21.500 tỉ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025.
Ưu tiên đầu tư 6 dự án hạ tầng giao…
Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, hiện TP có 23 tuyến đường kết nối giữa TP.HCM và Long An cần được đầu tư. Trong đó, 12 đường hiện hữu cần được đầu tư mở rộng, kết nối đồng bộ; 9 đường quy hoạch được duyệt và 2 tuyến đường cần nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch.
Do đó, theo Sở GTVT TP.HCM, trong giai đoạn 2021 - 2025, TP cần ưu tiên triển khai 6 dự án hạ tầng giao thông kết nối giữa hai địa phương là TP.HCM – Long An với tổng vốn hơn 21.500 tỉ đồng.
Cụ thể, mở mới đường Tây Bắc dài khoảng 19,8 km, điểm đầu tại Quốc lộ 1A (quận Bình Tân) và điểm cuối tại Vành đai 4, gần thị trấn Hậu Nghĩa (Long An) có tổng mức đầu tư dự kiến là 6.460 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM tự nâng cấp đường Nguyễn Thị Tú và đường Liên ấp 6-2-5 với tổng chiều dài 10 km, chiều rộng 40 m (kinh phí đầu tư khoảng 5.200 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng khoảng 3.900 tỉ đồng). Đoạn tỉnh Long An làm mới chiều dài 4,8 km chiều rộng 40 m (kinh phí khoảng 1.200 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 680 tỉ đồng).
Đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn) kết nối với Đường tỉnh 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn (kết nối hiện hữu) dài 22 km (TP.HCM 7,3 km, Long An 15 km), mặt cắt ngang bốn làn xe sẽ được đầu tư với chi phí dự kiến là 4.270 tỉ đồng. Đường Võ Văn Kiệt nối dài (huyện Bình Chánh) kết nối Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô, huyện Đức Hòa (Long An). Phía tỉnh Long Anh đã có đường nối hiện hữu, phía TP.HCM cần bổ sung quy hoạch từ Vành đai 3 đến ranh Long An. Tổng mức đầu tư dự kiến là 3.300 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Quốc lộ 50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện cần Giuộc (kết nối hiện hữu) cần 2.150 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng. Trong đó, đoạn TP.HCM nâng cấp mở rộng Quốc lộ 50 chiều dài 8,5 km, chiều rộng 34 m. Đoạn tỉnh Long An nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 50 chiều dài 2,5 km, chiều rộng 34 m.
Đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) kết nối với Đường tỉnh 826C (huyện Cần Giuộc) tại vị trí cầu Rạch Dơi. Phía TP.HCM đang lập quy hoạch điều chỉnh, phía Long An đã có dự án đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 1.030 tỉ đồng. Đoạn TP.HCM xây mới có chiều dài 3 km, chiều rộng 24 m và xây mới cầu Rạch Dơi dài 409 m, chiều rộng 15 m. Tỉnh Long An sẽ nâng cấp đường 826C với chiều dài 18,2 km, chiều rộng 15 m.
Đặc biệt, đối với dự án thứ 6 là đường song song Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) kết nối với đường trục động lực,thuộc địa bàn huyện cần Giuộc (kết nối đã có quy hoạch của Thủ tướng chấp thuận). Tổng mức đầu tư dự kiến 4.300 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM đầu tư mới chiều dài 5,8 km, chiều rộng 40 m, đoạn tỉnh Long An đầu tư mới khoảng 2,8 km, chiều rộng 40 m.
… để rút ngắn khoảng cách
Cũng cần nhắc lại, theo đề án quy hoạch vùng TP.HCM thì ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ sẽ là động lực với thị trường bất động sản Long An.
Nếu như trước năm 2018, thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM chỉ ghi nhận sự sôi động ở phân khúc đất nền thì từ giữa năm 2018, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố, biệt thự… với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản.
Và cũng chính sự tăng trưởng này đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên một cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm "nóng" bất động sản đáng chú ý như: Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An),…
Một trong những lợi thế lớn của Long An là vị trí cửa ngõ TP.HCM, nối liền với vùng ĐBSCL. Đây cũng là 1 trong 7 địa phương nằm trong quy hoạch vùng TP.HCM. Trong đó, khu đô thị Đức Hòa sẽ là đô thị loại III, là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại, dịch vụ của huyện Đức Hòa, trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo cấp vùng, trung tâm công nghiệp tại khu vực Tây Bắc với đường Vành đai 4 chạy xuyên qua, nối 2 khu Tây Bắc và Tây Nam của TP.HCM với nhau.
Ngoài ra, đây sẽ là trục hành lang kinh tế lớn nhất TP.HCM dọc theo quốc lộ 22 gắn với khu kinh tế của khẩu quốc tế Mộc Bài.
Trên lợi thế phát triển hạ tầng giao thông có tính liên kết vùng, sự chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản tại Đức Hoà không chỉ là sự đón đầu mà còn được nhận định như một luồng gió mới trong việc đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, giải tỏa bớt áp lực cho thị trường bất động sản TP.HCM cả về dân số, nhà ở…
Hiện tại thị trường Long An đang được nhà đầu tư chú ý hơn các tỉnh, thành phố khác bởi các dự án được xây dựng bài bản đặc biệt là ở các khu vực có hạ tầng giao thông tốt, kết nối trực tiếp với TP.HCM. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản khu vực này có giá hợp lý, chất lượng tốt bởi các chủ đầu tư hoàn thành pháp lý, hạ tầng cơ sở và đặt mục tiêu mảng xanh lên hàng đầu khi phát triển dự án.
Như vậy, để cùng nhau phát triển và rút ngắn khoảng cách giữa hai địa phương, Sở GTVT TP.HCM đề xuất ưu tiên triển khai 6 dự án hạ tầng giao thông kết nối tại hai địa phương TP.HCM – Long An, với tổng vốn hơn 21.500 tỉ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Có thể bạn quan tâm
19:26, 17/12/2020
01:36, 08/12/2020
05:00, 08/11/2020
05:45, 26/08/2020
14:00, 25/08/2020
15:31, 28/06/2020