Các nhà đầu tư nhỏ và vừa tại Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư có trách nhiệm với việc kết hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Theo đó, việc phát hành trái phiếu "xanh", trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững trong tài khóa 2018 đã tăng 3,5 lần so với năm trước lên mức cao nhất mọi thời đại là 653,9 tỷ JPY (tương đương khoảng 6,01 tỷ USD).
Thông tin từ Nikkei Asian Review cho biết, trong 2 tháng đầu năm của năm tài khóa 2019 (tháng 4 và 5) giá trị phát hành trái phiếu ESG lên tới 163 tỷ JPY. Dự báo, gía trị phát hành ESG sẽ tiếp tục lập đỉnh cao mới trong năm tài khóa năm nay khi chu kỳ phát hành có hướng tập trung mạnh vào thời điểm đầu và cuối năm tài khóa. Ví dụ như, Ngân hàng tín dụng Shinkin đang gia tăng đầu tư vào trái phiếu ESG.
Ngoài ra, Ngân hàng tín dụng Shinkin, còn có 21 tổ chức tuyên bố mua trái phiếu ESG do Daio Paper cung cấp vào tháng 10 năm 2018, trong đó, có 16 tổ chức là đơn vị cho vay và hợp tác xã tín dụng, mua trái phiếu trị giá lên tới 30 tỷ JPY trong vòng 7 năm.
Điều này trái ngược với mức độ quan tâm đến trái phiếu thông thường đang có quy mô 7 tỷ JPY trong vòng 7 năm do nhà sản xuất giấy phát hành vào tháng 12 năm 2017. Mặc dù, hiện nay số lượng nhà đầu tư mua trái phiếu này đã tăng lên 13 tỷ JPY.
Vì lợi suất của hai trái phiếu bảy năm là khoảng 0,6%, sự khác biệt về đăng ký phản ánh nhu cầu đối với trái phiếu ESG tăng lên.
Năm 2018, thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng đã ghi nhận dồn dập dòng vốn của khoảng 20 tập đoàn giáo dục đã tuyên bố mua trái phiếu ESG.
Điểm cộng của ESG đối với các nhà đầu tư đó là cho phép các nhà đầu tư nhỏ thể hiện mức độ sẵn sàng đóng góp cho xã hội.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 19/06/2019
05:30, 17/06/2019
Trước nhu cầu ngày càng tăng, lợi suất trái phiếu ESG đang có xu hướng giảm. Chính vì vậy, các nhà quản lý tiền tệ của các tổ chức lớn đang cảnh giác khi đầu tư vào các công cụ tài chính này.
Song điều này không thể khiến cho xu hướng đầu tư vào trái phiếu này bớt “nóng”. Điều này được thể hiện ở việc, 4 công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu của Nhật Bản đã đầu tư 20,2 tỷ JPY vào trái phiếu ESG nội địa trong năm tài khóa 2018, tăng 16% so với năm trước.
Điều này góp phần vào tăng lợi nhuận lên tới 250% của thị trường trái phiếu trong nước nói chung và trái phiếu ESG cũng tăng lên. Đồng thời cũng lý giải, vì sao các công ty bảo hiểm cũng đã mua thêm cổ phiếu ESG và trái phiếu nước ngoài.
Nikkei Asian Review cũng cho biết, hiện nay, tại Nhật Bản có cung cấp các dịch vụ sử dụng vốn huy động bằng cách bán trái phiếu ESG để khuyến khích các công ty nhỏ hơn đối xử với môi trường có trách nhiệm hơn.
Như trường hợp của công ty Fuyo General Hire sẽ chi 10 tỷ JPY để hỗ trợ các công ty nhỏ hơn có kế hoạch sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong việc sử dụng điện. Theo đó, Fuyo General Hire tăng một nửa số tiền cho thuê bằng cách phát hành trái phiếu "xanh". Sau đó, sẽ cung cấp cho các công ty nhận tiền thuê ưu đãi bằng các tấm pin mặt trời và các thiết bị năng lượng tái tạo khác.
Theo "Liên minh đầu tư bền vững toàn cầu", nơi tổng hợp dữ liệu đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác liên quan đến ESG, tổng vốn đầu tư toàn cầu vào thị trường này lên tới 30 nghìn tỷ USD vào năm 2018. Đầu tư ESG vào Nhật Bản vẫn nhỏ hơn nhiều so với ở Mỹ và châu Âu - lên tới 2 nghìn tỷ USD trong năm.
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ hồi tháng 5 cho biết họ sẽ thực hiện khoản đầu tư ESG trị giá 20 nghìn tỷ JPY từ năm tài khóa 2019 đến năm 2030. Quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố bắt đầu đầu tư vào trái phiếu ESG và đầu tư 55 tỷ JPY vào Tập đoàn Ngân hàng Thế giới.
Các nhà đầu tư tổ chức của Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư ESG của họ ra nước ngoài do sự khan hiếm cổ phiếu và trái phiếu ESG tại nhà.
Có thể thấy xu hướng đầu tư ESG đang phát triển mạnh tại Nhật Bản cũng như Mỹ và châu Âu, đây sẽ là một giải pháp bảo vệ môi trường gián tiếp nhưng rất hiệu quả.