Trăn trở cùng Hà Nội!

Diendandoanhnghiep.vn Hà Nội có nhiều đổi thay mạnh mẽ, nhưng vẫn còn đó những điều trăn trở.

>>Đâu là giải pháp tổng thể cho giao thông Hà Nội?

Tôi là một trong những người con sống nhiều năm ở Hà Nội. Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, được sự giúp đỡ, dìu dắt của gia đình, nhà trường và xã hội, tôi đã trưởng thành rất nhiều trên mảnh đất ngàn năm văn hiến. 

Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước chính vì vậy việc phát triển kinh tế phải được quan tâm trong đó sản xuất hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu là rất quan trọng. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước chính vì vậy việc phát triển kinh tế phải được quan tâm trong đó sản xuất hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu là rất quan trọng. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Cha ông ta đã chọn mảnh đất này là thành phố rồng bay, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội luôn mãi mãi là trái tim của đất nước hình chữ S thân yêu.

Ngày 12/8/1964, sau một tuần sự kiện vịnh Bắc bộ diễn ra chúng tôi những người con Hà Nội xếp bút nghiên, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường nhập ngũ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Dù ở bất cứ chiến trường nào, chúng tôi cũng luôn hướng về thủ đô yêu dấu, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của một người lính Cụ Hồ.

Ngày 30/4/1975, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, năm 1976 tôi được trở lại Hà Nội với bao niềm mong ước bấy lâu. Hà Nội ngày chúng tôi trở về đã qua một giai đoạn hết sức khó khăn, vừa tập trung hỗ trợ cho miền Nam đánh Mỹ-Nguỵ, vừa phải tiếp tục sản xuất và công tác trong điều kiện thời chiến.

Hà Nội sống trong thời kỳ bao cấp, kế hoạch hoá, chính vì vậy mà Hà Nội sau hơn chục năm chúng tôi đi xa vẫn không có nhiều thay đổi so với trước.

Bộ mặt Hà Nội vẫn giữ nguyên bóng dáng trước đây. Hồ Gươm, Phố Cổ, những con đường quen thuộc rợp bóng cây xanh vẫn tồn tại với mấy chục vạn nhân dân thủ đô.

Kể từ sau năm 1986, Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sau hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với cả nước Hà Nội đã vươn mình để trở thành một thành phố tiến tới văn minh, hiện đại, xứng đáng là thủ đô của một nước Việt Nam anh hùng.

Ai có đi xa Hà Nội một vài năm hay khách đến Hà Nội sau một thời gian quay lại đều nhận thấy thủ đô thay đổi từng ngày. Những dãy phố mới, những nhà cao tầng, cây cầu hiện đại vắt qua sông Hồng đã tô điểm thêm cho một thành phố đã được vinh danh là thành phố anh hùng, thành phố vì hoà bình.

Tôi rất tự hào về sự phát vượt bậc của thủ đô trong những năm qua và cũng không hổ thẹn khi mình, các bạn mình đã đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển đó. Càng yêu Hà Nội bao nhiêu, thì chúng tôi cũng còn những trăn trở về quá trình phát triển của mảnh đất này. Ở đây cũng chỉ để cập đến 2 lĩnh vực mà theo tôi rất quan trọng của một thành phố là thủ đô của cả nước.

>>Thị trường bán lẻ Hà Nội đón nguồn cung mới

>>Khó bỏ tư duy “Hà Nội không vội được đâu”?

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sản xuất các ngành kinh tế ở thủ đô. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sản xuất các ngành kinh tế ở thủ đô. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Đó là, quản lý xây dựng đô thị và phát triển kinh tế. Về quản lý, xây dựng đô thị, tuy có nhiều cố gắng, tiến bộ đã được ghi nhận trong những năm qua, song việc quản lý và xây dựng còn chưa khoa học, có những khu vực quy hoạch phát triển bị phá vỡ, gây nên tình trạng ách tắc giao thông, khó khăn trong cấp thoát nước, phát triển các dịch vụ đi theo để phục vụ cộng đồng.

Tình trạng này không phải diễn ra cá biệt ở tuyến đường Lê Văn Lương mà báo chí đã nêu mà còn diển ra ở một số khu vực, tuyến đường khác ở thủ đô. Diện tích cây xanh, hồ nước công viên vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện… nhiều khu vực không đạt tiêu chuẩn bình quân tối thiểu.

Nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn tới một thủ đô gần 8 triệu dân nhưng cuộc sống sinh hoạt tối thiểu cho mọi người sẽ không được đáp ứng làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, an ninh trật tự và cuộc sống bình thường luôn luôn mong mỏi của mọi người dân.

Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước chính vì vậy việc phát triển kinh tế phải được quan tâm trong đó sản xuất hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu là rất quan trọng.

Riêng về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhờ có định hướng phát triển nên đến nay Hà Nội đã đảm nhiệm được khoảng 60% các loại lương thực thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng, còn lại phải có sự hỗ trợ thêm của các tỉnh thành trong cả nước và hàng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

tuy nhiên khách quan đánh giá thì còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới, để xứng đáng là trung tâm kinh tế của cả vùng trọng điểm Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Tuy nhiên khách quan đánh giá thì còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới, để xứng đáng là trung tâm kinh tế của cả vùng trọng điểm Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sản xuất các ngành kinh tế ở thủ đô, tuy nhiên khách quan đánh giá thì còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới, để xứng đáng là trung tâm kinh tế của cả vùng trọng điểm Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội đóng góp bình quân 17% số thu ngân sách của toàn quốc, nhưng các chỉ số xếp hạng PCI năm 2021 còn một số chỉ tiêu đạt thấp, thậm chí tụt hạng so với năm trước.

Đơn cử, chỉ số chi phí không chính thức xếp 29/63 giảm 3 bậc, về chỉ số đạt thấp như chi phí gia nhập thị trường xếp 44/63, tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất xếp 50/63, chỉ số thiết chế và pháp lý an ninh trật tự xếp thứ 48/63, môi trường cạnh tranh bình đẳng xếp 21/63…

Với thứ hạng trên cho ta thấy sức hút của thủ đô còn có những mặt hạn chế mặc dù Hà Nội đứng thứ 10 trên 63 tỉnh thành khi xếp hạng trong năm 2021.

Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp đạt khá. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ở thủ đô nhất là khu vực ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ cận diễn ra khá bức xúc và một số khu vực tương đối nghiêm trọng.

Nếu để tình trạng này kéo dài, hoặc nghiêm trọng hơn, chắc chắn sẽ đe doạ đến sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cả môi trường sống cho nhân dân thủ đô.

Hà Nội đóng góp bình quân 17% số thu ngân sách của toàn quốc, nhưng các chỉ số xếp hạng PCI năm 2021 còn một số chỉ tiêu đạt thấp, thậm chí tụt hạng so với năm trước. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Hà Nội đóng góp bình quân 17% số thu ngân sách của toàn quốc, nhưng các chỉ số xếp hạng PCI năm 2021 còn một số chỉ tiêu đạt thấp, thậm chí tụt hạng so với năm trước. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Nếu sau này để ô nhiễm nặng nề thì dù có hàng tỷ USD cũng không lấy lại được môi trường trong lành như trước đây. Tôi cho rằng cần phải ưu tiên cho xử lý môi trường lên hàng đầu nếu muốn phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tất nhiên việc này cần phải có sự phối hợp với các tỉnh thành bạn ít nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Một vấn đề cũng liên quan đến sản xuất hàng hoá ở thủ đô đó là chúng ta khuyến khích sản xuất sạch, sản xuất lớn, hàng hoá dồi dào song nhiều năm nay chiếc “cổ họng” của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại là các siêu thị, TTTM có thế mạnh manh dáng dấp độc quyền mua bán chưa được cởi mở.

Chính vì vậy, hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn diễn ra ở các mặt hàng nông sản thực phẩm. Khuyến khích làm sản phẩm sạch, song bình quân chỉ 20% vào được kênh phân phối hiện đại. Tuy rằng rất khó khăn, tốn kém khi đưa hàng hoá vào kênh này.

Cá sạch, rau sạch, thịt lơn sạch… bắt buộc phải đưa ra bán ở thị trường tự do với giá thấp như sản phẩm không sạch, vì lẽ đó mà lợi nhuận thu được có lúc không đủ bù đắp chi phí sản xuất và bị lỗ.

Điều này diễn ra ở Hà Nội cũng tương tự như diễn ra ở nhiều tỉnh thành khác trong toàn quốc, nhưng không được sự chia sẻ hoặc can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước của trung ương và địa phương thuộc ngành công thương để đem lại sự công bằng cho người sản xuất nông sản thực phẩm ở thủ đô.

Hai vấn đề tối quan trọng nêu lên ở trên cho ta thấy rõ mặc dù có nhiều thành tích đáng khích lệ song còn khá nhiều những khiếm khuyết cần phải sớm khắc phục ngay trong năm 2022 và 2023.

Để hiện thực hoá nghị quyết của bộ Chính trị, TW Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, Hà Nội sẽ trở thành một thủ đô có thu nhập cao, xứng đáng là một thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.

Một thành phố có mức sống và chất lương cao, GRDP bình quân đạt mức 36.000 USD/người/năm, ngang tầm với thủ đô của các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trăn trở cùng Hà Nội! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711636741 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711636741 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10