Trắng tay khi mua nhà ở xã hội bằng hợp đồng ủy quyền

Ls Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW 12/01/2018 17:45

Nhu cầu về nhà ở xã hội hiện rất lớn nhưng nguồn cung lại ít dẫn đến tình trạng nhiều người bất chấp rủi ro về pháp lý mua nhà theo hình thức “Hợp đồng ủy quyền” được công chứng.

Hiện nay, không khó để tìm thấy quảng cáo mua bán nhà ở xã hội (cả những dự án người dân đã về ở và dự án đang xây dựng) trên các trang web giao dịch bất động sản.

p/Bản hợp đồng ủy quyền dùng để giao dịch nhà ở xã hội.

Bản hợp đồng ủy quyền dùng để giao dịch nhà ở xã hội.

Không chỉ rao bán công khai, hiện nay có tình trạng mua bán nhà ở xã hội bằng hình thức “Hợp đồng ủy quyền” được công chứng. Theo đó, bên được ủy quyền (người mua) thay mặt bên ủy quyền nộp tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ, ký biên bản bàn giao căn hộ khi chủ đầu tư bàn giao, lập và ký các hợp đồng sinh hoạt như điện, nước với các cơ quan chức năng…

Để chứng minh việc chuyển quyền sở hữu nhà, bên mua và bán thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng. Sau khi hoàn tất hợp đồng ủy quyền, các bên dường như yên tâm rằng hợp đồng mà mình lập đã an toàn. Bởi, bên mua đã được cơ quan công chứng chứng thực hưởng mọi quyền của một chủ sở hữu đối với bất động sản. Thế nhưng, mọi chuyện không hề đơn giản.

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan”.

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên, hai hợp đồng có bản chất hoàn toàn khác nhau, hợp đồng ủy quyền chỉ là nhân danh bên có nhà ở thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà… mà không thực hiện việc quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Do đó, việc mua bán nhà bằng hợp đồng ủy quyền là không đủ cơ sở pháp lý.

Người mua nhà ở xã hội bằng hình thức “Hợp đồng ủy quyền” sẽ phải gánh chịu rất nhiều rủi ro, thậm chí “trắng tay”, tiền mất còn nhà không mua được. Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp hoặc thu hồi thì quyền lợi của người mua khó được đảm bảo bởi không có đủ cơ sở pháp lý, cụ thể:

Thứ nhất, khi tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án, khả năng rất cao Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng ủy quyền nêu trên vô hiệu do giả tạo quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trắng tay khi mua nhà ở xã hội bằng hợp đồng ủy quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO