Tranh cãi về giả thuyết virus gây COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Trái ngược với ý kiến của các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, một nhà khoa học Đức cho rằng có bằng chứng cho thấy virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Viện Nghiên cứu Virus học tại Vũ Hán, Trung Quốc

Viện Virus học tại Vũ Hán, Trung Quốc

Báo cáo của Tiến sĩ Roland Wiesendanger của Đại học Hamburg (Đức) đã bày tỏ quan ngại về vấn đề tuân thủ an toàn cũng như mục đích của phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán. Trong báo cáo, ông cũng bày tỏ sự lo lắng về năng lực của virus gây COVID-19, theo đó SARS-CoV-2 bắt cặp tốt một cách đáng ngạc nhiên với các thụ thể tế bào, đồng thời xâm nhập hiệu quả các tế bào ở người.

Ngay lập tức, các chuyên gia trên thế giới đã cho rằng, các giả thuyết của chuyên gia Roland chưa làm rõ được cách thức virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán ra bên ngoài. Bản thân TS Roland cũng cho biết, ông cũng chưa tìm thấy vật chủ tự nhiên nào trên chủng virus SARS-CoV-2.

Trước đó, các chuyên gia của WHO đã cho biết, rất ít khả năng virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán. Sau khi đến thăm Viện Virus học này, họ đã tiến hành phỏng vấn nhân viên và rà soát các quy trình kiểm tra sức khỏe tại nơi này.

Kết quả cho thấy, thông qua việc xét nghiệm các mẫu máu, không tìm thấy bằng chứng về dấu hiệu các nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm này đã nhiễm bệnh. Đồng thời, các cuộc kiểm toán về an toàn sinh học cũng không tìm ra bằng chứng gì cho thấy đã xảy ra sự rò rỉ virus.

Jason Kindrachuck, nhà vi sinh vật học tại Đại học Manitoba ở Winnipeg, Canada, cho biết cuộc điều tra của WHO đã cung cấp bối cảnh và cái nhìn sâu sắc về những gì đã và đang xảy ra ở Vũ Hán. Nhưng sự phân chia giữa các giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay có nguồn gốc tự nhiên đã trở nên ngày một càng căng thẳng hơn khi trở thành những tranh cãi chính trị, chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng vẫn còn nhiều dấu hỏi vẫn được đặt ra xung quanh giả thuyết này. Chuyên gia này phân tích, việc có rất ít khả năng không đồng nghĩa với việc virus không thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Phân tích của nhóm chuyên gia WHO dựa trên dữ liệu được cung cấp rất hạn chế và hệ thống giám sát không được thiết kế đầy đủ để hạn chế sự lây lan âm thầm của virus. .

Đáng chú ý, các nghiên cứu về chủng virus Corona cũng được thực hiện tại các phòng thí nghiệm có độ an toàn thấp hơn của viện, cũng như tại các viện khác trong khu vực như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán. Và nhóm WHO không có bằng chứng nào cho thấy, các phòng thí nghiệm thấp đều được đảm bảo an toàn.

Alison Young, một nhà báo điều tra với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu các vi phạm an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cho các ấn phẩm như USA Today, đã tweet, “mặc dù các vụ tai nạn tại không hiếm, nhưng điều hiếm gặp là các vụ tai nạn gây bùng phát dịch bệnh được ghi chép lại. Nhưng những điều đó đã xảy ra, kể cả với virus gây dịch bệnh SARS”.

Các nhà điều tra thuộc tổ chức WHO trong chuyến công tác tại Vũ Hán, Trung Quốc

Các nhà điều tra thuộc tổ chức WHO trong chuyến công tác tại Vũ Hán, Trung Quốc

Đánh giá của nhóm WHO tại Viện virus học Vũ Hán dựa trên các cuộc thảo luận dài, thẳng thắn, cởi mở với ban quản lý và nhân viên tại viện, trong đó họ cung cấp các mô tả chi tiết về nghiên cứu của họ cả hiện tại và quá khứ về tất cả các dự án liên quan đến dơi và chủng virus Corona, cũng như các dự án cao cấp hơn.

Tuy nhiên, làm thế nào nhóm điều tra có thể biết, liệu một nhà nghiên cứu vô tình bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng? Như nhà vi sinh vật học của Đại học Stanford, David Relman nói với The Washington Post: “Nếu thông tin duy nhất mà bạn tiếp cận được cung cấp bởi chính những người có thể tạo ra chúng, những thông tin như vậy gần như không có giá trị".

“Để đưa ra một kết luận chính xác hơn, các giả thuyết về SARS-CoV-2 gây COVID-19 có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán chưa bị bác bỏ và vẫn là một trong những trọng tâm trong các cuộc điều tra sắp tời của WHO. Và các cuộc điều tra không nên có quá nhiều tác động từ những bên không liên quan”, ông Jason khuyến cáo.

Hiện nay các ý kiến trong giới nghiên cứu đều cho rằng, những phát hiện về sự lây truyền của virus có thể mang lại một bài học quan trọng. Nếu chủng virus này có nguồn gốc từ tự nhiên, thế giới có thể dễ đối phó hơn với các đợt dịch khác do các chủng virus Corona gây ra trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu nên tìm kiếm hồ sơ đầy đủ, chi tiết từ tất cả các phòng thí nghiệm về các thí nghiệm của họ và dữ liệu trình tự gen thô của những nghiên cứu của Viện virus Vũ Hán trong suốt một thập kỷ để có cái nhìn cụ thể hơn. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tranh cãi về giả thuyết virus gây COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714391157 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714391157 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10