Trẻ nhiễm sán lợn: Hòa cả làng?

Diendandoanhnghiep.vn Sức khỏe hàng trăm trẻ mầm non bị ảnh hưởng - vật chứng quan trọng nhất là mẫu thịt lợn đã biến mất, thật vô lý!

Vụ việc gây bức xúc ở Bắc Ninh - hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn có nguy cơ không tìm ra thủ phạm, vì mẫu thịt lợn dùng trong trường mầm non Thanh Khương… bị mất!

Vấn đề bây giờ không phải là tranh cãi xem sán lợn có nguy hiểm hay không; khi nào cần điều trị; tỷ lệ mắc nằm trong khoảng nào đó được cho phép… vì đó là những kiểu lý lẽ không có chức năng bảo vệ con người.

Tại sao chúng ta buộc phải hài lòng với mối nguy tiềm tàng khi nó rất có khả năng thành hiện thực?

Mất bằng chứng, đồng nghĩa rằng không còn căn cứ xác định ai có tội, ai vô tội trong trường hợp này. Và, cũng rất có thể tội buôn bán thực phẩm bẩn - vốn rất nghiêm trọng được thay bằng loại tội danh khác, nhẹ hơn mà chẳng ai phải hề hấn gì!

Sự việc này không chỉ gây mất thời gian, sức khỏe, tiền bạc của vài trăm gia đình, mà nó dường như trở thành cuộc khủng hoảng truyền thông khắp cả nước, nhà trường, ngành giáo dục lại gánh thêm một cái nhìn rất nặng nề của dư luận.

Thiệt hại không thể đong đếm bằng tiền bạc, mà đó là uy tín, danh dự của nhiều người. Đã nhiều ngày trôi qua, gia đình các cháu chưa thấy có biện pháp hỗ trợ cụ thể gì, kể cả động viên tinh thần hay chi phí khám chữa bệnh theo như cam kết của địa phương. 

Trường mầm non Thanh Khương, nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Thy Hằng)

Trường mầm non Thanh Khương, nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Thy Hằng)

Điều trị như thế nào? Thực tế có phải là chỉ khi nào nổi mụn hạch, đi ngoài ra đốt sán mới điều trị, hay dương tính với ấu trùng sán đã cần phải xử trí rồi? Sở Y tế Bắc Ninh cho biết họ vẫn “đang chờ ý kiến của chuyên gia đầu ngành, rồi mới có quyết định”.

Hóa ra, một sự việc tưởng chừng giản đơn lại vỡ vạc ra vô số vấn đề, mọi thứ như “kinh nghiệm”, “bài học”, “trách nhiệm”, “lương tâm”… thường thấy trong các bản báo cáo giờ đây hoàn toàn trống trơn.

Chính quyền, ngành giáo dục địa phương hầu như tê liệt, thụ động, chờ đợi “cấp trên”, ấy mà không ít những nơi cách xa thủ đô hàng ngàn km có thể nảy ra vô số ý tưởng khó tin để lạm thu đầu năm học, sao những việc ấy họ không chờ xin ý kiến cấp trên?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mới đây nói rằng, “tránh tuyên truyền giáo dục không trong sáng”. Nghĩ rằng, những người tuyên truyền giáo dục không trong sáng chỉ là số ít mà thôi, nếu có - họ là những người không có con em đang dưới mái trường trên đất nước mình.

Sự việc bị “không trong sáng” có một phần nguyên nhân từ việc nhập nhằng, trắng đen lẫn lộn, ở Bắc Ninh là một ví dụ. Nếu vụ việc này được lôi ra ánh sáng, kẻ có tội bị trừng trị nghiêm minh thì rất khó để ai đó tuyên truyền đen tối.

Tiêu cực thi cử ở mấy tỉnh phía Bắc, kết quả điều tra đi đến tận cùng vấn đề biết đích thị “bên cung, bên cầu”, đó là điểm sáng để cách tân ngành giáo dục. Nhưng cuối cùng lại gieo vào tâm lý dư luận mầm mống xôn xao khi không công bố danh tính ai chạy điểm!

Nghiễm nhiên, những cá nhân ấy vẫn sống dưới vỏ bọc đạo đức, và rất có thể họ còn đứng trên bục cao để rao giảng những điều tốt đẹp. Giá trị xã hội đảo lộn cũng từ đây mà ra.

Chức năng của pháp luật xét cho cùng là mang tính răn đe, muốn răn đe phải có “tấm gương” để mọi người nhìn vào đó mà “chùn tay” trước khi muốn làm điều phương hại đến người khác.

Sau khi sự vụ ầm ĩ, Bộ GD&ĐT mới ký công văn trong đó có nội dung “yêu cầu huy động Ban phụ huynh trong việc giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại trường học”.

Phụ huynh các trẻ hóng chờ kết quả mới nhất (Ảnh: Thy Hằng)

Phụ huynh các trẻ âu lo trước cổng trường (Ảnh: Thy Hằng)

Rất tiếc, chỉ đạo này đúng về mặt nguyên tắc nhưng quá muộn, nhiều phụ huynh ở Bắc Ninh nói rằng nhiều lần kiến nghị nhà trường và địa phương cần có nhân viên y tế tham giam kiểm soát chất lượng thực phẩm nhưng không được phản hồi!

Chính phủ Malaysia vừa quyết định tăng thêm thuế vào các loại đồ uống chứa đường, dành khoản tiền ấy cải thiện bữa ăn cho trẻ em cả nước.

Mới đây, ở Mỹ tập đoàn đa quốc gia Johnson & Johnson phải bồi thường cho một nữ khách hàng 29 triệu USD vì chất amiang trong sản phẩm phấm rôm của hãng này khiến bà có nguy cơ mắc ung thư.

Vì đâu một người phụ nữ có thể thắng kiện một công ty dồi dào tiền bạc và mối quan hệ như Johnson & Johnson? Mấu chốt ở luật pháp và sự công minh của cơ quan thi hành luật pháp.

Thế mà, ở nước ta, ấu trùng sán lợn có khả năng di cư lên não, gây tổn thương rất nghiêm trọng, lại được bao biện “nằm trong tỷ lệ cho phép”, “không quá nguy hiểm”, “không nhất thiết phải xét nghiệm”…

Sức khỏe hàng trăm con người bị ảnh hưởng, rồi có thể không tìm ra nguyên nhân đến từ đâu, thật vô lý!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trẻ nhiễm sán lợn: Hòa cả làng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713609789 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713609789 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10