Trẻ nhiễm sán lợn: Ai chịu trách nhiệm?

Diendandoanhnghiep.vn Tội buôn bán thực phẩm bẩn cần phải nhìn nhận lại, nó giết người âm thầm, di căn qua nhiều thế hệ để lại hệ quả dai dẳng.

Lý Thông nhất quyết phải giết hại Thạch Sanh để vinh thân; mẹ con Cám luôn thường trực ý nghĩ triệt hạ Tấm bằng mọi giá mặc dù tất cả có thể chung sống hòa bình cùng nhau…

Vài mẫu chuyện cổ tích kinh điển của người Việt không khỏi khiến chúng ta liên tưởng đến một hiện tượng mà ngày nay quá phổ biến. Phải chăng, nguyên tắc tồn tại của người Việt là dẫm đạp lên quyền lợi người khác?

Trong lúc đợi chờ “tín hiệu phản hồi” từ những cá nhân, tổ chức có liên quan, số lượng trẻ mầm non nhiễm sán lợn cứ tăng lên từng ngày, từ 60 rồi 124, bây giờ đã 231, chưa ai biết sẽ dừng lại ở đâu.

Con số đó cho thấy gì? Trước hết, không phải là trường hợp cá biệt, không chỉ “vài” và “một vài”, nó là phổ biến đến mức không một cơ quan chức năng nào động đậy đến khi phụ huynh làm đơn tố cáo.

Một khi trách nhiệm chưa biết thuộc về ai, liên đới có những ai thì có nghĩa dư luận còn xôn xao, pháp luật còn nằm trong ngăn kéo.

Hàng trăm trẻ phải lấy máu gửi về Hà Nội để xét nghiệm

Hàng trăm trẻ phải lấy máu gửi về Hà Nội để xét nghiệm

Lãnh đạo trường mầm non nơi xảy ra vụ việc phải là người được “hỏi thăm” đầu tiên, những dấu hỏi lớn về trách nhiệm của vị này: Quản lý như thế nào? Quy trình duyệt bữa ăn cho trẻ thực hiện ra sao?...

Xác định trách nhiệm “người đứng đầu” có quá khó như vậy, trong khi chúng ta có đủ đầy tiêu chuẩn “cứng”, “mềm” cho vị trí lãnh đạo quản lý, quyền lợi rõ ràng như ban ngày, sao chưa thấy ai “phát huy” bản lĩnh đối diện với sự thật trong sự việc này. Ai tiên phong nhận tuyên dương, khen thưởng mà giờ lặn mất tăm.

Phòng giáo dục và đào tạo, nơi quản lý trường mầm non liệu có vô can, chắc chắn là không, vì chính nơi này tham mưu bổ nhiệm vị trí lãnh đạo trường mầm non; Phòng có công cụ, đội ngũ thanh tra, có quyền kiểm soát bất cứ hoạt động nào trong trường học.

Cả vai trò của cơ quan quản lý thực phẩm, ngành thú y, thị trường, công thương, nông nghiệp ở Thuận Thành, Bắc Ninh… chẳng nhẽ tất cả họ đều không hề hay biết, trong khi thịt nhiễm sán lợn hoàn toàn có thể phát hiện bằng mắt thường.

Đến đơn vị cung cấp thực phẩm cho nhà trường, phải làm rõ nguồn sán lợn từ đâu xuất hiện, sao không phải đại trà ở mọi lứa tuổi mà chỉ là trẻ em mầm non.

Tuy nhiên, trả lời các cơ quan báo chí, ông Đoàn Duy Phương-Giám đốc Công ty TNHH Hương Thành, nơi cung cấp thực phẩm để nấu ăn cho trường Thanh Khương và nhiều bếp ăn tập thể khác lại cho rằng thịt lợn của mình không có vấn đề gì cả.

Tất cả, liệu rằng không có một ai cảm thấy mình có chút trách nhiệm dù nhỏ nhoi với cộng đồng, văn hóa tự giác, văn hóa xin lỗi và văn hóa từ chức được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây ở nước ta, nhưng chưa thấy nó diễn ra dù thi thoảng lại chứng kiến nhiều vụ việc khó miêu tả bằng từ ngữ.

Vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc cách đây mấy năm, ngài Thủ tướng nước này hoàn toàn có thể “đẩy” xuống các vị trí thấp hơn, trực tiếp hơn, nhưng ông đã xin từ chức bởi cảm thấy xấu hổ trước 300 nhân mạng.

Câu chuyện trẻ nhiễm sán lợn ở nước ta, y học không cho là ảnh hưởng quá lớn đến sinh mạng, nhưng phải thấy rằng, chúng ta bảo vệ trẻ em chưa thật sự tốt đẹp như những khẩu hiệu giăng khắp mọi nơi.      

Suy cho cùng, sán lợn vào trường học chỉ là hệ quả của nhiều năm buông lỏng quản lý, cớ sao người ta sốt sắng với cái lạp xưởng để có đến 8 Bộ xúm vào quản lý, trong khi thực phẩm bẩn - đe dọa sức khỏe giống nòi chưa nhận được lòng nhiệt thành như chiếc lạp xưởng.

Chỉ có những ai thiếu lòng tự trọng mới tự cho mình đứng ngoài vụ việc này, họ không cảm thấy áy náy cắn rứt, phải chăng vì trong số hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn không một ai con nhà có “điều kiện”.

Sự lặng im của những người trong cuộc vô hình dung làm dấy lên luồng dư luận xấu và có thể mang nỗi hàm oan cho thịt lợn trên toàn quốc. Lúc ấy chỉ chết người chăn nuôi lợn và nền chăn nuôi Việt Nam có thể rơi vào khủng hoảng.

Điều 317 Bộ luật Hình sự đã quy định rõ về tội Vi phạm quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm. Theo đó, “hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm đó không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm”.

Điều luật này đã gãi đúng chỗ ngứa? Bao nhiêu tiền để bù lại sức khỏe cộng đồng, bệnh tật có thể làm kiệt quệ xã hội, 200 triệu đồng hay nhiều hơn nữa cũng chẳng hề hấn gì những người buôn bán thực phẩm bẩn, bởi đây là lĩnh vực siêu lợi nhuận. Họ có thể dùng tiền để tiếp tục tồn tại.

Tội buôn bán thực phẩm bẩn cần phải nhìn nhận lại, nó giết người âm thầm, di căn qua nhiều thế hệ nếu không may hóa chất len lỏi vào cơ thể.

Nếu sau vụ việc này không một ai phải trả giá đó thật sự là gáo nước lạnh dội vào tính nghiêm minh của luật pháp, xói lở niềm tin vào ngành giáo dục và để lại quá nhiều tồn tại trong bảo vệ trẻ em, sức khỏe cộng đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trẻ nhiễm sán lợn: Ai chịu trách nhiệm? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711706816 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711706816 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10