Ngày nay, ai cũng khao khát kiếm tiền, mỗi người kiếm tiền một cách khác nhau, nhưng ít ai biết rằng kiếm tiền cũng cần có nguyên lý của nó.
Thời kỳ cổ đại Hy Lạp, Thales là triết gia rất giàu của cải nhờ tài kinh doanh. Dựa vào kiến thức toán học, thiên văn, ông đưa ra tiên đoán thời tiết năm đó sẽ lạnh và khô hanh - điều kiện lý tưởng để cây oliu ra hoa kết trái. Dốc hết vốn liếng, Thales mua và thuê rất nhiều máy ép dầu oliu ở Miletus và Chios.
Đúng như dự báo, mùa hè đó oliu được mùa, nhu cầu máy ép dầu rất lớn nên Thales toàn quyền định đoạt giá cả cho thuê hoặc bán lại. Không có một hạt oliu nào, cũng không vất vả thu mua tích trữ nhưng Thales vẫn kiếm được khoản tiền lớn.
Engels, một trong ba nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin cũng là nhà điều hành doanh nghiệp tài ba, ông tiếp quản xưởng dệt của gia đình tại Anh, mặc dù là một nhà tư sản chính hiệu, song Engels chưa bao giờ bị xem là “tầng lớp bóc lột” do ở con người ông luôn tồn tại lòng trắc ẩn về giải phóng con người và thực hiện lý tưởng thế giới đại đồng bình đẳng cùng người bạn thâm giao là K. Marx.
Xưa nay, các nhà triết học luôn chọn cho mình lối sống “kỳ quặc”, Hegel, triết gia vĩ đại người Đức suốt đời không bước chân ra khỏi ngôi làng nơi mình sinh sống, hoặc Mác luôn luôn gặp khó khăn về tài chính, còn với Zenon đã dành cả cuộc đời để cắc cớ với những nghịch lý. Thế sao những vấn đề họ bàn đến lại có thể bao trùm tất cả? Đó là nhờ tư duy logic hệ thống.
Chưa bao giờ thấy các nhà triết học bàn về TIỀN, nhưng rất nhiều trong số họ đã đặt câu hỏi: Tiền là gì? Con số là gì? Tiền từ đâu mà có? Adam Smith, nhà triết học, kinh tế học người Anh đã viết gần như trọn bộ Kinh tế chính trị học, đúc kết được những quy luật trứ danh của kinh tế thị trường như “cạnh tranh”, cung cầu” nhưng ông ta chưa một lần áp dụng.
Ngày nay, ai cũng khao khát kiếm tiền, mỗi người kiếm tiền một cách khác nhau, nhưng ít ai biết rằng kiếm tiền cũng cần có nguyên lý của nó.
Muốn bán được hàng thì phải biết đưa cung đến chỗ cầu, muốn có lãi thì phải cân đối giữa giá cả và giá trị. Như vậy, tuy các nhà triết học không chú trọng việc kiếm tiền nhưng họ đã tạo ra phương thức kiếm tiền và kiếm tiền bền vững.
Trong thế giới tư bản sơ khai, doanh nhân như…hổ dữ, là phải thao túng, mua bán, sáp nhập, cạnh tranh thuần túy, nhìn khách hàng như con mồi cần phải chiếm đoạt. Nhưng ngày nay, tâm lý học về con người thay đổi, triết học về con người đạt được nhiều thành tựu thì triết lý kinh doanh cũng bắt đầu thay đổi.
Nhìn đối thủ đồng thời là đối tác, nhìn khách hàng đồng thời là chỗ dựa, nhìn tài nguyên thiên nhiên bằng thái độ có trách nhiệm hơn. Tất cả những điều này đều có nguyên nhân sâu từ những tiến bộ của khoa học triết học về tự nhiên, con người, xã hội.
Trong kinh doanh hiện đại, doanh nhân phải có năng lực tiên đoán, dự báo thương trường, tố chất này không tự nhiên mà có. Thoạt đầu, họ ghi nhớ những biến động xảy ra trong quá khứ, kết hợp với diễn biến hiện tại, dùng các phép logic so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, suy luận sẽ cho ra kết quả trong tương lai. Đây được gọi là “tiên đoán triết học” dựa trên cơ sở thực tiễn.
Nếu không có triết lý kinh doanh, doanh nghiệp khó tạo được bản sắc, bị hòa tan lẫn lộn giữa hàng vạn đối thủ cùng ngành nghề. Triết lý này ngày nay kết hợp với nhận diện thương hiệu tạo ra sức mạnh “mềm” cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm