Triết học và khả năng dự báo thương trường

Diendandoanhnghiep.vn Nếu bạn có ý định khởi nghiệp, sẽ phải giải quyết vấn đề đầu tiên là kinh doanh cái gì? Những công ty đã thành danh rồi cũng thường trực với câu hỏi: kinh doanh như thế nào?

Có những doanh nghiệp sản xuất thứ gì bán được thứ đó, nhưng cũng có không ít công ty phá sản ngay sau khi trình làng sản phẩm đầu tiên. Vậy, nguyên nhân do đâu?

Từ lâu giới kinh doanh đã biết đến lĩnh vực “nghiên cứu và dự báo thị trường”, ngày nay nó trở nên tối quan trọng. Nhiệm vụ này quan trọng đến mức không chỉ là các tổ chức chuyên môn như ngân hàng, Viện nghiên cứu chiến lược mới thực hiện.

Mỗi doanh nhân, người bán hàng đều phải trang bị cho mình kiến thức đủ để rút ra những “tiên đoán” ngắn hạn; với những “siêu doanh nghiệp” họ luôn có đội ngũ “ngồi phòng lạnh” đưa ra các nhận định trước hàng thập kỷ.

Chất liệu nào phục vụ cho tiến đoán, dự báo? Hiển nhiên, để “bắt mạch” tương lai, không thể đoán mò, phán bừa bãi. Mà đó là môn logic nhức đầu - tồn tại trong lòng triết học.

Nói vậy không có nghĩa triết học là công cụ vạn năng - mà bởi, bản thân triết học với phương pháp luận “biện chứng” và thế giới quan “duy vật”, tri thức của nó được tổng kết từ thực tiễn của tất cả các ngành khác. Nên ta có thể sử dụng triết học để phán xét vấn đề.

Ví dụ, khi nói về xung đột thương mại Mỹ-Trung - nếu bằng con mắt “siêu hình” thì chỉ có thể thấy “các gói thuế qua lại”, không thể nào thấy “bảy phần chìm” ẩn dưới cuộc chiến này.

Vì sao như vậy? Vì sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ lẫn nhau. Ấy vậy nên, xung đột Trung - Mỹ không thể không ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của các nước, tắc nghẽn đầu tư, sự xáo trộn chuỗi cung ứng, nảy sinh các liên minh mới...

Các nhà kinh tế và chính trị làm cách nào để cần nắm được cái cốt lõi trong sự vận động hỗn mang này? Không còn cách nào khác ngoài sử dụng khả năng xâu chuỗi logic, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, quy nạp, diễn dịch...để tìm cái chung trong vô vàn cái riêng lẻ tẻ.

Nhìn thấy trời mưa, ta có thể kết luận ngay đường bị ướt; nhưng khi thấy đường ướt, kết luận do trời mưa chưa chắc đúng. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh.

Điều này giúp cho chúng ta thận trọng loại suy bớt những kết luận sai trái, “thấy đỏ nhưng không phải chín”. Cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ năm 2008 là “một bản chất biểu hiện bằng nhiều hiện tượng”. Bản chất đó là cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng biểu hiện dưới lớp vỏ “cơn sốt” bất động sản, tạo ra thời kỳ tiêu dùng tăng trưởng ảo.

Mọi doanh nhân giỏi đều có năng lực hoạch định chiến lược vượt trội, xác định những vấn đề dài hạn, vĩ mô cho dự án kinh doanh của mình.

Năng lực phán đoán giúp bạn định hướng một cách tổng quát những hướng đi trong trường hợp có sự cố xảy ra. Nếu phán đoán tốt, hành động của bạn cũng sẽ đúng đắn và dễ dàng thành công hơn.

Thương trường là cuộc chơi khắc nghiệt đòi hỏi nhiều chất xám, thứ mà người ta gọi là “mưu kế”, “may mắn”...thật ra có một phần tri thức triết học trong đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triết học và khả năng dự báo thương trường tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713880586 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713880586 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10