Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã kiểm tra và chỉ đạo một cuộc thử nghiệm bắn vũ khí dẫn đường chiến thuật mới.
Động thái này đánh dấu lần thử vũ khí công khai đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ sau cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hồi năm ngoái và được thực hiện chưa đầy hai tháng sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội.
Trong bản tin sáng nay, Hãng Thông tấn Triều Tiên KCNA không mô tả chính xác vũ khí mới là gì hay liệu đây là tên lửa hay loại vũ khí nào khác, nhưng cụm từ "chiến thuật" ngụ ý nó có thể là một vũ khí tầm gần.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 12/03/2019
15:04, 09/03/2019
09:47, 02/03/2019
15:30, 01/03/2019
Dù vậy, hãng thông tấn Triều Tiên khẳng định vũ khí mới có chế độ dẫn đường chiến đấu khác biệt và một đầu đạn uy lực. "Việc hoàn tất phát triển hệ thống vũ khí đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội Triều Tiên", nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói.
Họ nói thêm rằng cuộc thử nghiệm đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp bắn khác nhau vào từng mục tiêu khác nhau, chứng tỏ vũ khí này là tên lửa hành trình đa năng, có thể phóng từ mặt đất, chiến đấu cơ và tàu chiến. Theo các chuyên gia quân sự, vũ khí này được đánh giá là vượt trội.
Vipin Narang - Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts chuyên nghiên cứu về công nghệ hạt nhân, cho biết loại vũ khí này có thể khác với các tên lửa tầm xa mà Triều Tiên đã thử nghiệm trong vài năm qua.
"Chúng tôi hiện chưa biết loại vũ khí mới này là gì nhưng nếu đó là một hệ thống chiến thuật khác như MRLS (Hệ thống tên lửa đa nòng) hoặc hệ thống phòng thủ bờ biển, hoặc phòng không, thì đây chính là "lời nhắc nhở" của Chủ tịch Kim tới Mỹ và có lẽ là cả Hàn Quốc rằng Triều Tiên có thể đi xa đến đâu nếu Washington không nghiêm túc suy nghĩ về thông điệp của ông Kim vừa qua", chuyên gia này cho biết.
Với việc tái khởi độn lại Sohae, tiếp tục hoạt động tại các cơ sở tên lửa đạn đạo và khu phức hợp Yongbyon, điều này đồng nghĩa với việc ông Kim dường như đang gợi ý "Tôi đã chuẩn bị đạn, nhưng tôi sẽ không khai hỏa ...".
Có thể thấy, cuộc thử nghiệm này cũng như những tuyên bố của ông KIm Jong-un về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3 cho thấy ông Kim đang dần mất kiên nhẫn và tuyệt vọng hơn khi Mỹ đang trì hoãn các cuộc đàm phán hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên không thể thực hiện những biện pháp khiêu khích lớn, nhưng ông phải làm một điều gì đó để cho thấy Triều Tiên vẫn là mối đe dọa và kéo Mỹ trở lại bàn đàm phán. Đồng thời, đây được coi là biện pháp nhỏ để nâng cao vị thế đàm phán nếu Tổng thống Trump và ông Kim ngồi xuống một lần nữa.
Sau cuộc gặp lần hai, Triều Tiên đã có nhiều niềm tin rằng đã đến thời điểm đất nước này thay đổi và nền kinh tế sẽ thoát dần khỏi các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, kết quả đã không như họ mong muốn và ông Kim ra về với sự thất vọng.
Nhìn nhận một cách khách quan, Triều Tiên đã cho thấy sự nỗ lực của họ trong khi Mỹ vẫn muốn là kẻ "được ngồi chiếu trên" khi tất cả những gì họ làm là tham gia cuộc đàm phán và không ngừng đòi hỏi Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của họ ngay lập tức.
Do đó, Triều Tiên đang và sẽ tiến hành các cuộc khiêu khích ở cấp độ thấp, giống như vụ thử nghiệm vũ khí hoặc tên lửa tầm ngắn để bày tỏ sự tức giận của mình và thúc giục chính quyền Mỹ hãy hành động thay vì những lời nói suông của Tổng thống Trump. Trong quá khứ, Triều Tiên thường sử dụng những căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên làm đòn bẩy khi các cuộc đàm phán với Washington không đi theo hướng có lợi.
Mặc dù vậy, phản ứng từ các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, không có vụ phóng tên lửa nào được phát hiện. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cũng cho biết họ đã nắm được thông tin này nhưng chưa đưa ra bình luận gì vào thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ có thể phản ứng bằng cách đưa ra những tuyên bố cứng rắn và thắt chặt các biện pháp trừng phạt. Theo nhiều nguồn tin, Bộ Tài chính Mỹ đã có một loạt các biện pháp trừng phạt bổ sung với biên kịch. Bên cạnh đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cũng công khai đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung nếu Triều Tiên có những biện pháp khiên khích mà ông cho là đi quá giới hạn.
Thực tế cho thấy, các lệnh trừng phạt mới sẽ ngay lập tức làm hỏng các cuộc đàm phán và làm gia tăng xung đột. Mỹ không nên tự đẩy mình vào tình trạng bị đe dọa. Triều Tiên sẽ không ngừng thử vũ khí, và Mỹ cần đưa ra "củ cà rốt", chứ không phải một "cây gậy" trong trường hợp này.