Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) được ban hành là liều thuốc trợ lực mới, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay.
Thông tư 02 cũng tạo điều kiện để các ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Theo các chuyên gia, Thông tư 02 không những giúp doanh nghiệp giảm được áp lực trả nợ, lãi, mà còn giúp doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ không bị hạ điểm tín dụng, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các khoản tín dụng mới với lãi suất hợp lý để duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư.
Thậm chí, Thông tư 02 không khác gì việc cấp tín dụng vô điều kiện cho doanh nghiệp, bởi việc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp tiếp tục được vay nguồn vốn này thêm một thời gian mà không có bất kỳ một điều kiện gì.
“Có thể nói đây là những quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và TCTD kỳ vọng với một số tác động chính như: giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng của các TCTD, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, của bên vay...”, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận.
Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ giúp các ngân hàng giảm được áp lực nợ xấu, qua đó giảm được chi phí trích lập dự phòng rủi ro.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây chỉ là giải pháp kỹ thuật bởi trên thực tế không ít các khoản nợ được cơ cấu lại trong thời gian tới về bản chất đã là nợ xấu. “Áp lực nợ xấu giảm trong hiện tại, song sẽ bị đẩy về tương lai”, một chuyên gia nhận xét.
Thấu hiểu điều đó, nên Thông tư 02 quy định cụ thể về thời hạn thực hiện chính sách cơ cấu nợ tới 30/6/20024; thời gian cho phép cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ tối đa 1 năm. Đặc biệt, Thông tư 02 cũng yêu cầu các ngân hàng phải xác định phần dự phòng bổ sung theo đúng bản chất của khoản nợ trước khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và phải trích đủ phần dự phòng bổ sung này vào cuối năm 2024.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, quy định trên của NHNN khá chặt chẽ nhằm bảo đảm ngay cả trong tình huống xấu nhất, các TCTD vẫn có đủ nguồn lực kiểm soát và xử lý tình hình. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng dự báo, mức độ tác động đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các TCTD là không quá lớn, trong tầm kiểm soát. Trong khi hiện nay mức độ bao phủ nợ xấu của hệ thống TCTD khá tốt (125% nợ xấu).
Có thể bạn quan tâm
"Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay"
06:20, 04/06/2023
Cơ hội giảm lãi suất thương mại thấp hơn
03:30, 17/03/2023
NHNN: Giảm lãi suất điều hành, định hướng giảm lãi vay
12:35, 15/03/2023
Hai yếu tố thúc đẩy giảm lãi suất
04:01, 09/03/2023
Kiềm chế lạm phát và kỳ vọng giảm lãi suất
14:25, 02/03/2023