Trong quý I, Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp quản lý thị trường vàng

LÊ MỸ 17/02/2024 05:05

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan quản lý tổng kết Nghị định 24 và có giải pháp quản lý thị trường này trong quý I để phù hợp tình hình mới.

>>>Lạm phát Mỹ tăng, giá vàng phục hồi trở lại

Giá vàng miếng trong nước tăng mạnh ngày mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn tức ngày 16/2, một ngày sau khi cả nước đi làm trở lại và kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Biến động giá vàng

Biến động giá vàng (nguồn: btmc)

Theo đó, giá vàng miếng trong nước mở cửa sáng 16/2 áp sát ngưỡng 79 triệu đồng / lượng ở chiều bán ra. Trước đó, ngày 15/2, giá vàng miếng SJC chốt phiên ở mức 78,9-78,92 triệu đồng / lượng cùng chiều bán ra. 

Trên thực tế, từ cuối ngày nghỉ Tết khép lại năm Quý Mão, giá vàng miếng SJC đã liên tục treo mức cao từ 78,8 triệu đồng/ lượng, trong biến động ít được chú ý của đồng USD trên thị trường tự do. 

Ở mức giá này, chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới khi quy đổi vẫn dao động trên 18 triệu đồng/ lượng, mức cao mặc dù chưa đạt ngưỡng chênh 20 triệu đồng/ lượng như ở những thời điểm giá vàng trong nước nổi sóng đột biến đẩy giá giao dịch vượt lên kỷ lục 80 triệu đồng.

Theo đó, có thể nói sau khoảng thời gian Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về quản lý thị trường vàng, và cơ quan quản lý thị trường cũng thông điệp "không chấp nhận giá vàng miếng SJC chênh quá cao lên tới trên 20 triệu đồng/ lượng", theo đó sẽ rà soát về Nghị định 24/2012, có đề xuất giải pháp ngay trong tháng 1/2024, thì nửa đầu tháng 1/2024, hiệu ứng của các thông điệp tác động lên thị trường khá rõ: Giá vàng miếng SJC được đưa về giao dịch dưới 75 triệu đồng/ lượng. Tuy nhiên, càng về cuối tháng 1 và đặc biệt những ngày cuối năm Quý Mão, cùng với biến động của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước lại "được đà" tiến lên.

>>>Giá vàng tuần tới: Lại lo khủng hoảng ngân hàng Mỹ

Trong hôm qua 16/2, ngay khi thị trường mở cửa, cộng hưởng với đà tăng của giá vàng quốc tế phản ứng trước dữ liệu CPI tháng 1 của Mỹ vừa công bố cho thấy lạm phát cao trở lại, giá vàng trong nước cũng đã thể hiện xu thế "được đà" áp ngưỡng 79 triệu đồng/ lượng. Tuy nhiên đến cuối giờ chiều lúc 17h, với thông tin Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu NHNN có các giải pháp quản lý thị trường vàng, giá vàng SJC giao dịch lẻ lại hạ nhẹ xuống quanh 78,25 triệu đồng/ lượng.

Tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ban hành ngày 15/2/2024 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, cùng với nhiều nội dung chỉ đạo khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan quản lý ngân hàng tổng kết Nghị định 24 và có giải pháp quản lý thị trường này trong quý I để "phù hợp tình hình mới".

Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% để đáp ứng nhu cầu vốn nền kinh tế. Cơ quan quản lý tiền tệ được giao tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng đơn giản thủ tục, tạo điều kiện tiếp vận vốn của doanh nghiệp và hạ tiếp lãi suất vay, hạn chế tín dụng đen.

Dự báo tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương cải cách thủ tục hành chính, giảm điều kiện kinh doanh và tháo gỡ ngay các vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. 

uất vàng miếng tại Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng là không còn phù hợp vì vàng miếng cũng là hàng hóa. Hơn nữa - Thị trường vàng VN cơ bản đã ổn định, một số luật mới về đầu tư, kinh doanh đã được ban hành theo hướng hội nhập quốc tế nên nhiều quy định tại Nghị định 24 không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới của Chính phủ. - Từ khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất kỳ doanh nghiệp nào được nhập khẩu vàng nguyên liệu và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngừng tổ chức đấu thầu vàng miếng từ cuối năm 2013. Do đó hiện nguồn cung vàng miếng trên thị trường đang có tín hiệu rất khan hiếm, nhất là khi giá vàng quốc tế tăng mạnh như thời gian vừa qua. Bởi vậy, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam kính đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể sản xuất thêm một lượng vàng miếng để cung ứng ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu, tránh xảy ra hiện tượng sốt giá vàng trong Ngân hàng Nhà nước trên thế giới, không có ngân hàng trung ương nào đứng ra sản xuất vàng miếng

Từ khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến nay, NHNN chưa cấp phép cho bất kỳ doanh nghiệp nào được nhập khẩu vàng nguyên liệu và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngừng tổ chức đấu thầu vàng miếng từ cuối năm 2013. Do đó hiện nguồn cung vàng miếng trên thị trường đang có tín hiệu rất khan hiếm, nhất là khi giá vàng quốc tế tăng mạnh như thời gian vừa qua, theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Trước đó, như đã nêu, trong tháng 12/2023, khi giá vàng SJC phá vỡ mốc lịch sử 80,30 triệu đồng/lượng, vào ngày 27/12/2023, Thủ tướng ký ban hành Công điện số 1426 trong đó có yêu cầu xem xét sửa đổi Nghị định 24/2012. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu phải khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua.

Trong tháng 1/2024, tại Nghị quyết 20/2024, Thủ tướng yêu cầu tổng kết Nghị định 24 về quản lý vàng trong quý I/2024, Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN theo dõi chặt chẽ diễn biến giá vàng thế giới và trong nước.

Ngày 15/1/2024, NHNN ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024. Theo nội dung Chỉ thị, NHNN xác định mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng trong năm 2024. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên được nêu là điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Việc ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng có liên quan mật thiết đến quản lý, điều hành trên thị trường vàng. Cho đến nay, Nghị định 24 đã được các chuyên gia và NHNN thừa nhận "đã thực hiện tốt vai trò lịch sử của mình trong vai trò chống vàng hóa, chống USD hóa". Tuy nhiên, việc sửa Nghị định hay đề xuất một Dự thảo Nghị định thay thế bổ sung ra sao, vẫn chưa được cụ thể hóa (nếu không tính dự thảo Nghị định bổ sung Nghị định 24 vào 2017).  

Mặc dù NHNN cũng đã từng có thông tin sẽ hoàn tất rà soát và đề xuất trong tháng 1, tuy nhiên, cơ quan này cũng đã văn bản đề nghị các Bộ: Công an, Công Thương và Tài chính cùng phối hợp với NHNN để quản lý thị trường vàng. Một chuyên gia cho biết việc rà soát và xây dựng các quy định để quản lý phù hợp tình hình mới có thể thấy không dễ dàng, không đơn giản là vấn đề bỏ độc quyền vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC hay cấp quote cho nhập khẩu vàng, mà mục tiêu để ổn định thị trường phải đi cùng với minh bạch quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu vàng, rửa tiền.v.v 

Có thể bạn quan tâm

  • Dự báo giá vàng sẽ đạt mức cao mới vào năm 2024

    Dự báo giá vàng sẽ đạt mức cao mới vào năm 2024

    04:50, 10/02/2024

  • Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng định hướng mới từ FED

    Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng định hướng mới từ FED

    04:20, 28/01/2024

  • Giá vàng miếng SJC giảm mạnh phiên đầu tuần

    Giá vàng miếng SJC giảm mạnh phiên đầu tuần

    13:45, 22/01/2024

  • Giá vàng tuần tới: USD sẽ là yếu tố dẫn dắt

    Giá vàng tuần tới: USD sẽ là yếu tố dẫn dắt

    04:20, 21/01/2024

  • Giá vàng miếng SJC có thể giảm về mức 69-70 triệu đồng/lượng

    Giá vàng miếng SJC có thể giảm về mức 69-70 triệu đồng/lượng

    05:22, 16/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trong quý I, Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp quản lý thị trường vàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO