Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh mới, doanh nghiệp Việt cần phải tiếp tục cân bằng chiến lược đồng thời chuyển hướng đầu tư để chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai.

Tác động toàn cầu của đại dịch COVID-19 đã đặt ra một câu hỏi cơ bản: liệu đây có phải là một trong những thời khắc lịch sử làm thay đổi thế giới mãi mãi, khi sự cân bằng sức mạnh kinh tế và chính trị có sự chuyển dịch rõ rệt?

Việt Nam cũng đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh và tập trung quyết liệt mục tiêu kép: vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế; vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế.  

Diễn đàn thu hút đông đảo sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự.

Diễn đàn thu hút đông đảo sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự. 

Đại dịch cũng làm thay đổi chính sách chiến lược của doanh nghiệp theo hướng chưa từng có tiền lệ: Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi; trong khi đó một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược, cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai.

sdf

Đại diện các doanh nghiệp tới tham dự diễn đàn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tái khởi động nền kinh tế, nhằm phân tích, dự báo xu hướng thị trường trong bối cảnh hậu COVID -19, đồng thời, đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, giúp các doanh nghiệp hoạch định chính sách, chiến lược trong sản xuất kinh doanh, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Chương trình: Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID-19?

f

Từ trái qua phải: Ông Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý trung ương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Tham dự Chương trình có sự tham gia của: TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý trung ương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; Tiến sỹ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế; Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN; Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas); Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso); Ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc May 10; Ông Nguyễn Đình Vinh – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ông Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội hóa chất nông nghiệp TP. Hà Nội - Tổng giám đốc Agricare Việt Nam; Ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty may Hưng Yên; Ông Nguyễn Hữu Đoan – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp kiêm Chủ tịch Hội đồng Người sử dụng lao động tỉnh Hải Dương; Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ ịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội. Đại diện các Bộ Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch… 

Về phía Ban tổ chức có sự tham gia của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Diễn đàn Doanh nghiệp.

Tiến hành đồng bộ các "mũi giáp công"

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra vào sáng nay (2/7), dự báo tình hình COVID-19 trên thế giới còn phức tạp, phần lớn thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam còn lún sâu trong khủng hoảng do vậy việc mở cửa thị trường thế giới cần thận trọng.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

TS Vũ Tiến Lộc cũng thông tin, mới đây Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm nay sẽ tăng 2,7% - tăng khá thấp nhưng con số này vẫn được xem là mức cao ở Châu Á. Việt Nam đã tạm thời kiểm soát thành công dịch COVID-19 và bước vào giai đoạn phát triển nhưng cũng chưa đựng nhiều rủi ro và bất định. "Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế phải đặt trên bối cảnh như vậy”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đồng thời, TS Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, qua phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị đối thoại với địa phương sáng nay (2/7) thể hiện quyết tâm cao trong ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng.

"Dù tình hình thế nào cũng giữ vững niềm tin của doanh nghiệp là duy trì lạm phát dưới 4%. Điều này, thể hiện cam kết của Chính phủ với cuộc sống người dân và nhà đầu tư", ông Lộc nhấn mạnh.

Chủ tịch VCCI cũng thông tin thêm rằng, trong các phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra cũng như một số hội thảo khác, Chính phủ đều thể hiện quan điểm mức nợ công và thâm hụt ngân sách phải được duy trì ở mức cao hơn. 

“Đây là những chỉ số mà những năm qua chúng ta đã cố kéo xuống nhưng giờ là lúc chúng ta làm ngược chù kỳ, tức là nâng cao nợ công để ổn định nền kinh tế. Đây là thời điểm Việt Nam phải tiến hành chính sách tài khóa linh hoạt hơn”, ông Lộc nói.

Với việc mở cửa thị trường, Chủ tịch VCCI cho biết, Chính phủ khẳng định quá trình mở cửa từng bước với nền kinh tế cần phải được tiến hành thận trọng. Đồng thời, Chủ tịch VCCI cũng cho biết trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu COVID Chính phủ sẽ phải tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp.

“Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, trong quá trình đó, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai giải pháp mới và tính đến hỗ trợ các lĩnh vực có tiềm năng là du lịch và hàng không. Đồng thời, cũng cần hỗ trợ cho các dự án có tiềm năng và chịu ảnh hưởng nhiều”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

"Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình báo cáo lên Chính phủ trong đó có kiến nghị phải có tiêu chuẩn quy định về việc sáp nhập mua bán. Đây là vấn đề mà tôi đã kiến nghị. Mục đích của việc kiểm soát các giao dịch M&A là để bảo vệ những lĩnh vực kinh tế cốt lõi và trọng điểm, đặc biệt là những lĩnh vực ảnh hưởng đến kinh tế và an ninhquốc phòng" - TS Vũ Tiến Lộc nói. Đồng thời, Chính phủ cũng thành lập tổ công tác đầu tư nước ngoài để đón sóng đầu tư nước ngoài. Đây là điểm tựa cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, việc tạo hệ sinh thái trong phát triển đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, và tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nội luật hóa FTA thế hệ mới cũng là những vấn đề quan trọng. “Với những mũi giáp công như vậy để tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, thực tiễn chỉ ra rằng động lực lớn nhất của tăng trưởng là cải cách thể chế, dư địa lớn nhất cũng là cải cách thể chế. “Năm 2016 có làn sóng xóa bỏ điều kiện kinh doanh trong thông tư của bộ ngành. Đây là làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh đầu tiên. Làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh thư hai là xóa bỏ 50% điều kiện kinh doanh trong 2018. Năm nay khởi động làn sóng cắt 20% điều kiện kinh doanh để đưa môi trường kinh doanh vào nhóm 4 ASEAN”, ông Lộc nhấn mạnh.

Để làm được điều này, TS Lộc cho rằng cần phải hỗ trợ doanh nghiệp. Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, VCCI đã phối hợp với Deloitte chuẩn bị cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp. “2 tuần nữa cẩm nang này sẽ được công bố. Để doanh nghiệp có thể vượt qua đại dịch thì nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là các nhà lãnh đạo kiên cường, lãnh đạo phải bằng trái tim”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cùng với đó, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vai trò của Hiệp hội trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp hậu COVID sẽ đóng vai trò trung tâm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này.   

df

Những vấn đề của thế giới thay đổi

Tham luận tại chương trình với bài viết “Trong một thế giới biến đổi: Lựa chọn đối tác chiến lực/đối sách doanh nghiệp”, TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, để xây dựng chiến lược cần phải nắm bắt được tầm nhìn, xác định mục tiêu và kịch bản thị trường, nhiệm vụ chiến lược, nội dung, chính sách, công cụ xử lý và đánh giá tác động; từ đó tìm ra lựa chọn thích hợp nhất. Cũng nhờ đó chúng ta sẽ có phương thức thực thi một cách khoa học, linh hoạt và thiết thực nhất.

Theo TS Võ Trí Thành, trước sự ảnh hưởng của COVID-19, tình hình thế giới đã biến đổi nhanh chóng, những dự báo, tầm nhìn dài hạn của các đơn vị hàng đầu như IMF, World Bank cũng đã không còn chính xác. Tại nhiều quốc gia, dự tính tăng trưởng trong khoảng và sự rà soát thường xuyên được diễn ra. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng, họ đã đặt ra những chiến lược kinh doanh ngắn lại, không quá 3 năm.

Sự ảnh hưởng của COVID-19 cũng đã dẫn đến tính bất biến và vạn biến trên tất cả các phương diện, và đây là điều mà chúng ta lấy làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển quốc gia.

TS Võ Trí Thành cho rằng, hiện nay có 6 xu thế phát triển chính. Thứ nhất là xu thế về địa - chính trị, nổi lên rõ nhất là Mỹ - EU có phát triển như thế nào cũng không thể tránh khỏi sự thu hẹp về khoảng cách với những đất nước đang phát triển như Trung Quốc, G20, Ấn Độ... Sự thu hẹp này lại là nguyên nhân dẫn đến sóng gió vì sự chi phối, va đập với các nước lớn.

TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh.

Thứ hai, Việt Nam không bao giờ đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn từ chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi lên mạnh mẽ. 

Thứ ba, cách mạng công nghệ 4.0 và công nghệ số. COVID-19 như một sự thúc đẩy mạnh hơn xu thế kinh tế số.

Thứ tư, đô thi hóa và cách mạng tiêu dùng: xanh, an toàn, nhân văn, cá tính. Trong vòng 15 năm trở lại đây, các xu thế được chú trọng là biểu tượng, nhân văn, cá thể hóa trong tiêu dùng. Tuy nhiên, COVID-19 đẩy nhu cầu xanh, an toàn, cẩn trọng hơn.

Sự dịch chuyển giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu truyền thống chỉ gắn với 3 từ đầu tư, lợi thế so sáng, chi phí kết nối. 3 điều này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn địa điểm hiệu quả nhất. Thế nhưng, năm nay sự dịch chuyển của chuỗi giá trị này đã có sự thay đổi và có sự tác động mạnh mẽ hơn nữa bởi COVID-19.

Thứ năm, tài chính - tiền tệ: Fintech, tiền kỹ thuật số và vị thế của USD, các công cụ về tài chính hiện nay đang tinh vi hơn rất nhiều.

Thứ sáu, biến đổi khí hậu, năng lượng mới và cạnh tranh nguồn lực cũng cần phải thích nghi, hạn chế được điều gì phải hạn chế. COVID-19 đã tác động đến ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu.

Song, cũng theo ông Thành, bên cạnh các xu thế trên cũng tồn tại rất nhiều rủi ro bất định, đó là sự va đập đơn cực, song cực, cạnh tranh Mỹ - Trung, điểm nóng Trung Đông, Đông Bắc Á, Biển Đông. Cùng với đó là sự đối lập xu thế hội nhập với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bảo hộ, chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung. Do đó, hàng hóa cơ bản cũng đang có những sự biến động, nổi bật nhất là giá xăng dầu đã giảm kỷ lục trong thời gian vừa qua, đã và sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.

Đặc biệt, chính sách tiền tệ của FED, EU, Nhật, Trung Quốc... cũng là quả bom nợ toàn cầu. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo vì không chỉ tác động tại một quốc gia nhất định mà đang là sự tác động xuyên quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị toàn cầu.

Về chiến lược, đối sách của doanh nghiệp, theo TS Võ Trí Thành, cần suy ngẫm về lựa chọn của đất nước. Đó là việc đảm bảo chủ quyền an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Cùng với đó là việc mở rộng cơ hội, lựa chọn và năng lực, thể chế, con người, cải cách từ bên trong đồng thời với hội nhập quốc tế.

"Nhà nước chúng ta lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm, lựa chọn đối tác phát triển và lấy WTO làm cơ sở. Gắn kết châu lục với AEC, ASEAN, FTAs, RCEP,.... Một phần quan trọng nữa đó là sự cân bằng chiến lược, gắn kết FTAs cùng hợp tác, nhất và quan hệ đối tác quan trọng, toàn diện chiến lược" - ông Thành nói.

Như vậy, doanh nghiệp cần 8 điều nỗ lực: Một là, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, xét theo lợi thế so sánh và phí tổn tuân thủ, sự phát triển dịch chuyển của GVCs và các lĩnh vực, ngành nghề mới. Cơ hội kinh doanh phải gắn với thị trường, với hội nhập quốc tế.

Hai là,  về bản chất mạng là chuỗi sản xuất, kết nối, lựa chọn đối tác, chân thành và biết phép chia.

Ba là chuyển động cùng cách mạng công nghiệ 4.0 và chuyển đổi số.

Bốn là đối thoại và ứng xử theo luật, đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi.

Năm là huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo.

Sáu là xây dựng thương hiệu và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhân văn, ứng xử tử tế với người lao động.

Bảy là nắm bắt chính sách, cải cách, đối thoại, đồng hành cùng Chính phủ. Nhà nước và doanh nghiệp là những người bạn đồng hành. Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có sự đối thoại để đồng hành cùng nhau phát triển kinh tế.

cuối cùng là bất định rủi ro. Cần quản trị sự bất định, ứng biến tốt với những trường hợp bất ngờ.

Theo TS Võ Trí Thành để sáng tạo sản phẩm mới và truyền thông, bán hàng tốt, cần đáp ứng xu hướng phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội cùng cuộc cách mạng tiêu dùng: xanh, thông minh, nhân văn, biểu tượng và cá tính.

Đồng thời, chuyển đổi marketing 4P (Product, Price, Place, Promotion), 4C (Customer Solution, Costunmer Cost, Convenience, Communication), 4C tăng cường (Co- creation Currency, Communal Activation, Conversation).

Đặc biệt, doanh nghiệp không chỉ bán cái thị trường cần mà phải biết cả tạo dựng thị trường. Ngoài ra, phải thay đổi kỹ năng và ứng xử người lao động, đối diện với lựa chọn thay đổi để có việc làm mới hay bị bỏ lại phía sau.

Chung quy lại, theo TS Võ Trí Thành, doanh nghiệp cần định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng thông tin, dịch vụ gắn với xử lý dữ liệu và kết nối để thông minh hóa nhà quản trị, quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Chuyển đổi số từng bước doanh nghiệp. Cần lưu ý lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, những ngành nghề có lợi thế so sánh truyền thống, lĩnh vực phục vụ, hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kết cấu hạ tầng và bất động sản, những ngành/lĩnh vực mới nổi.

Và cuối cùng, để quản trị sự bất định và rủi ro, doanh nghiệp cần học hỏi, chuẩn bị, sử dụng các công cụ phong chống rủi ro biến động giá, tận dụng bảo hiểm, tăng nhận thức pháp lý, thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, dành nguồn lực tốt nhất có thể.

COVID-19 ảnh hưởng tới các ngành kinh tế Việt Nam ra sao?

Chia sẻ tiếp tại Diễn đàn, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế đã có tham luận về "Tác động của dịch COVID-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam - Một số gợi ý chính sách và đối với doanh nghiệp".

Theo TS Lực, COVID-19 là cuộc khủng hoảng và tác động cả cung và cầu. Về phía cung, các doanh nghiệp nhất là dệt may da giày mất ngay nguồn cung trong những tháng đầu tiên của dịch bệnh. Về phía cầu nhu cầu rất yếu.

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế.

Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các báo cáo dự báo tăng trưởng. ADB cho rằng kinh tế toàn cầu thiệt hại từ 5,8-8,8 nghìn tỷ USD tương đương 6,4-9,7% GDP toàn cầu. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam được dự báo tăng trưởng 2,7%. Trên thế giới tăng trưởng được dự báo xấu hơn rất nhiều ở mức -4,9%. Tương tự, World Bank dự báo thế giới năm nay tăng trưởng -5,2%. "Như vậy có thể thấy tác động của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu rất ghê gớm" - TS Lực nói - "còn nhớ cuộc khủng hoảng 2008-2009 nền kinh tế thế giới tăng trưởng -1,7%, hiện nay lên tới -5,2%. Rõ ràng đại dịch đã ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều".

Tuy nhiên, ông cho biết đây là COVID-19 là cú sốc ngắn hạn và kỳ vọng 1-2 năm sẽ trôi qua đi. Theo kịch bản các nhà kinh tế học đưa ra nền kinh tế sẽ phục hồi theo nhiều kịch bản như chữ W, chữ M- ngược hoặc L… nhưng "chúng tôi thiên về kịch bản hình chữ U hoặc SWOOSH- logo NIKE (đi xuống, chậm một chút rồi đi lên)" - ông nói. Lý do: tình hình hiện nay, các nước nỗ lực kiểm soát dịch đồng thời với hồi phục kinh tế; Cuộc đua nghiên cứu và sản xuất vaccine; Có kinh nghiệm trong việc phát hiện và ngăn chặn dịch sớm,…(nhất là sau dịch SARS, Ebola..); Qui mô, mức độ ảnh hưởng tương tự như đại suy thoái, nhưng tiềm lực các nước mạnh hơn, Chính phủ, NHTW ra tay nhanh và mạnh hơn…

Ông Lực chia sẻ, các ngành kinh tế khác nhau thì phục hồi khác nhau. Trên thế giới, ngành khách sạn và nhà hàng, du lịch bị ảnh hưởng mạnh nhất và lâu hơn so với lĩnh vực sản xuất. Tài chính ngân hàng đỡ hơn nhưng vẫn có những độ trễ nhất định. 6 tháng đầu năm, cổ phiếu của ngành ngân hàng còn tương đối khả quan nhưng sẽ thể hiện ảnh hưởng nhiều hơn trong quý 3 và quý 4. Nợ xấu hoàn toàn có thể lên tới 5-6% do tác động của COVID-19.

Về lạm phát hiện nay vị chuyên gia này cho rằng không đáng quan ngại vì sức cầu đang giảm. Năm 2021 mới là năm đáng lo ngại của lạm phát khi kinh tế phục hồi, sức cầu bật lên mạnh mẽ, giá cả hàng hóa sẽ tăng nhanh dẫn đến tình hình lạm phát của thế giới và Việt Nam chúng ta sẽ tăng cao trong năm tới.

Một nhân tố quan trọng chịu tác động của khủng hoảng COVID-19 là giá dầu. Giá dầu thô đầu tháng 4 xuống dưới 30 USD tiệm cận 20 USD, thời gian gần đây tăng trở lại khi các nước mở cửa trở lại, hôm nay giá dầu brent lên gần 40 USD.

Năm nay, giá dầu được dự báo bình quân 35-40 USD. "Năm nay sức cầu yếu nguồn cung giảm nên không lo về giá dầu nhưng năm tới giá dầu có thể tăng 10-15% từ 45-50 USD" - TS Lực cho biết.

Về dòng kiều hối, dòng vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp giảm rất mạnh vì khi khó khăn xảy ra, dòng vốn đầu tư gián tiếp qua kênh chứng khoán, cổ phiếu,… thay đổi cực kì mạnh, nhà đầu tư thận trọng hơn, đầu tư vào tài sản an toàn hơn. Trong khi đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua giảm 15% và được đánh giá vẫn khả quan.

Việt Nam dự báo kiều hối giảm khoảng 13% tương đương khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bởi Việt kiều hiện nay cũng cực kì khó khăn.  

"Năm nay chúng ta đừng quá quan ngại thâm hụt ngân sách vì lúc này là lúc chúng ta phải tăng chi tiêu, tăng đầu tư công, chi tiêu cho y tế giáo dục, chấp nhận thâm hụt ngân sách, sẵn sàng huy động nguồn vốn từ nước ngoài, từ các tổ chức  tài chính, ngân hàng nước ngoài để bổ trợ cho nền kinh tế phục hồi" - ông nói.

Về rủi ro tài chính toàn cầu, theo TS Lực, giai đoạn 2008-2009 rủi ro tài chính rơi vào khối tài chính ngân hàng thì hiện nay rơi vào khối Chính phủ và doanh nghiệp vì Chính phủ và doanh nghiệp thời gian qua vay vốn tương đối nhiều do lãi suất thấp, đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều. Mức độ rủi ro tăng lên rõ rệt.

So sánh với các cuộc khủng hoảng trước đây, cuộc khủng hoảng lần này khiến tâm lý nhà đầu tư vô cùng căng thẳng, bất an. Vì vậy, ông cho rằng sẽ có những đợt rút vốn của nhà đầu tư ra khỏi thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam chúng ta. Đây là cơ hội chúng ta đón lõng hay không là điều đáng bàn trong chiến lược sắp tới.

Năm nay kinh tế thế giới suy thoái rất rõ, Việt Nam có 2 quý tăng trưởng thấp hơn so với quý 4 năm 2019 nhưng chúng ta có lợi thế hơn khi kiểm soát tốt dịch bệnh và sớm mở cửa nền kinh tế. Quý 3,4 sẽ như thế nào cũng là bài toán phải lưu tâm.

"Rủi ro thách thức lớn của năm nay và năm tới là câu chuyện COVID, chiến tranh thương mại và công nghệ và địa chính trị phức tạp" - ông Lực chia sẻ.

Chia sẻ về những chỉ số 6 tháng đầu năm 2020 tại Việt Nam, TS Lực cho biết, 6 tháng đầu năm nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng phục hồi tốt nhất, dịch vụ vẫn còn khó khăn. Giải ngân đầu tư công tăng 20% so với cùng kì năm trước, sự quyết liệt của Chính phủ đã đưa đến kết quả khả quan. Dịch bệnh là chất xúc tác quan trọng với quá trình dịch chuyển đầu tư nhanh hơn, mạnh hơn, COVID-19 thúc đẩy thị trường đầu tư các nước vào Việt Nam cũng nhanh và mạnh hơn.

Chuyên gia kinh tế này thông tin, tín dụng tăng trưởng thấp ở mức 2,45% trong khi năm ngoái là 7,33%. Doanh nghiệp với người dân không mặn mà vay vốn bởi nhu cầu tín dụng khá thấp. Trong cuộc họp với Thủ tướng ngày 1/7, chúng tôi đặt câu hỏi "Có cần giảm tiếp lãi suất không?". "Tôi cho rằng nên tiếp tục giảm lãi suất vì chúng ta cần hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, nhưng lãi suất không phải vấn đề cốt yếu." - ông nói.

Một số chỉ số khác như tỷ giá ổn định. Chỉ số liên quan lĩnh vực sản xuất của chúng ta phục hồi khá tốt. Tháng này chỉ số PMI đã phục hồi từ mức 34 điểm lên hơn 50 điểm, chứng tỏ phục hồi sản xuất của doanh nghiệp đã tương đối sôi động trong tháng 6 vừa qua.

"Theo dự báo tăng trưởng của các tổ chức Quốc tế, Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 2,4-3,5%. ADB dự báo là 4,1%. Chúng tôi có dự báo lạc quan như ADB là 4,1%. Nếu chúng ta quyết liệt, quyết tâm con số 4,1% có thể tương đối khả thi" - ông Lực nói. 

COVID-19 tác động đến tất cả các ngành kinh tế của chúng ta. Chúng tôi đã tính toán với 15 lĩnh vực ngành nghề có tác động khác nhau. Thu ngân sách giảm 8% nhưng chúng ta phải chấp nhập, bởi khối doanh nghiệp của chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Khi doanh nghiệp tạm thời đóng cửa tăng 38%, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kì 6 tháng đầu năm ngoái.

Lạm phát tăng khá mạnh do giá xăng dầu tăng mạnh (điều chỉnh tăng 4 lần trong 2 tháng) và giá thực phẩm ở mức cao nên lạm phát tháng 6 tăng 0,66% so với tháng 5. Tính chung 6 tháng đầu năm tăng 4,9% so với cùng kì năm trước. Khả năng đẩy về dưới 4%. Hiện sức cầu còn rất nhiều, giá xăng dầu có tăng nhưng không đáng kể.

Hiện nay, chúng tôi đánh giá tác động của COVID-19 với 15 lĩnh vực ngành nghề dựa trên 3 tiêu chí: doanh thu sản lượng ngành, lĩnh vực đó; giá cổ phiếu của lĩnh vực và số lượng doanhn nghiệp đóng cửa, ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm.

Từ những chia sẻ về tình hình thế giới và trong nước, vị chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đã gợi ý một số chính sách đối với doanh nghiệp nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới để bù đắp cho những tổn thất do đại dịch vừa qua.

"Chúng tôi đã đề xuất 6 lĩnh vực" - TS Lực nói và cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy xuất khẩu các thị trường còn tiềm năng ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát (Mỹ, EU, ASEAN và HQ…); giải ngân đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; tận dụng cơ hội thu hút có sàng lọc đầu tư nước ngoài; kích cầu tiêu dùng nội địa; phát triển kinh tế số, kinh doanh số và Chính phủ điện tử. Cải cách thể chế và môi trường kinh doanh lúc nào cũng quan trọng và năm nay càng quan trọng.

Về gợi ý chính sách đối với Chính phủ, Chính sách tiền tệ và tài khóa, ông đề xuất 6 điểm cần lưu ý:

Thứ nhất, Chính sách tiền tệ: “Chủ động, linh hoạt và thận trọng”; Chính sách tài khóa “chặt chẽ, kỷ luật và kỷ cương”; phối hợp chặt chẽ giữa Chính sách tiền tệ với Chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách giá, thương mại…) nhằm kiểm soát lạm phát CPI dưới 4%.

Thứ hai, Đẩy mạnh xử lý các tổ chức tín dụng yế kém gắn với xử lý nợ xấu theo NQ 42/2017/QH14 của Quốc hội; tăng năng lực tài chính, quản lý rủi ro (chuẩn Basel 2) của các tổ chức tín dụng...

Thứ ba, Tín dụng tăng khoảng 8-10%; tiếp tục định hướng ưu tiên và kiểm soát chất lượng tín dụng; tiếp tục giảm nhẹ mặt bằng lãi suất; điều hành tỷ giá linh hoạt; có kịch bản nợ xấu tăng nhanh.

Thứ tư, Đẩy mạnh thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN, cùng với đó cho vay mới (không hạ chuẩn tín dụng) đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Thứ năm, QĐ 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 về cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến 2020 và định hướng đến 2025; hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi; nới room tỷ trọng cho vay chứng khoán?

Thứ sáu, Thúc đẩy hội nhập; phát triển tài chính số, NH số (thanh toán không dùng tiền mặt, Mobile money, Fintech…) trong bối cảnh hậu dịch COVID-19.

"Với lãi suất dự báo đến cuối năm tiếp tục giảm nhẹ. Nếu lãi suất giảm quá mạnh thì người dân không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng dẫn đến rủi ro về thanh khoản, dòng vốn sẽ lớn. Nên chúng ta phải giữ lãi suất tương đối hấp dẫn" - ông nói.

Cuối cùng mô hình 5 chữ R: Respond (ứng phó với đại dịch), Recover (phục hồi) và Re-invent (đổi mới, sáng tạo trong mô hình/chiến lược kinh doanh) (theo tư vấn của các chuyên gia CPA – Úc); Restructure (tái cơ cấu) và Resilience (tăng khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài). Doanh nghiệp cần đáp ứng ít nhất 3 yếu tố đầu tiên.

Ba chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp phát triển từ khủng hoảng

Tham luận tại Diễn đàn với chủ đề “Tái định hình doanh nghiệp để phát triển bền vững: Chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí”, ông Hoàng Đức Hùng – Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết, cần thiết phải chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt.

Theo ông Hùng, khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi, ví dụ chi phí thuê văn phòng. Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp, ví dụ tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc.

ông Hoàng Đức Hùng – Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam

Ông Hoàng Đức Hùng – Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam.

Và trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. “Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới”. – ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, có 4 bài học hữu ích từ các cuộc khủng hoảng trước đây cần được cập nhật để thích ứng với những biến đổi không ngừng từ đại dịch.

Một là, sự thay đổi dài hạn trong thói quen của người tiêu dùng: Người tiêu dùng kỳ vọng doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong trải nghiệm kỹ thuật số. Vì vậy, những tương tác trực tiếp, về cơ bản sẽ thay đổi.

Hai là, môi trường kinh doanh đầy biến động và chứa nhiều yếu tố chưa rõ ràng: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đầu tư vào các chiến lược ứng phó với những rủi ro từ các tác nhân bên ngoài và nhanh chóng phục hồi sau suy thoái. Họ quyết tâm thực hiện các chiến lược linh hoạt mà có thể hỗ trợ doanh nghiệp trở nên bền vững hơn.

Ba là, sự thay đổi trong tính chất công việc: Các nhà tuyển dụng đang dịch chuyển từ các mô hình lực lượng lao động cố định sang các mô hình kỹ thuật số, linh hoạt và đa dạng hơn, góp phần hỗ trợ làm việc tự chủ và thích ứng với môi trường đầy biến động như hiện nay.

Bốn là, suy giảm niềm tin vào doanh nghiệp: Các khoản đầu tư của công ty cho sức khỏe và an toàn của nhân viên, cải thiện tính linh hoạt của doanh nghiệp, và bảo mật dữ liệu có thể trở thành lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Từ đó, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam Hoàng Đức Hùng đưa ra ba chiến lược chính góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển từ khủng hoảng.

Chiến lược thứ nhất: Xem xét lại các ưu tiên chiến lược. Trong đó, cần phải xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.

Để làm được điều này, theo ông Hùng, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:

Câu hỏi 1:  Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý?

Câu hỏi 2: Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19?

Câu hỏi 3: Đối với giải pháp giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Câu hỏi 4: Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?

“Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển”. - ông Hoàng Đức Hùng khẳng định.

Cũng trong chiến lược thứ nhất này, ông Hùng cho rằng, cần khởi động quá trình định hình doanh nghiệp cho tương lai: COVID-19 tác động đến xu hướng tổ chức doanh nghiệp như thế nào?

Ví dụ, đối với một công ty toàn cầu về thực phẩm và đồ uống. Trước đại dịch đang cân bằng giữa kinh doanh trực tuyến và truyền thống. Khách hàng ưa thích được trải nghiệm cả tương tác truyền thống và trực tuyến. Thế nhưng sau đại dịch, thói quen mua hàng chuyển sang tương tác trực tuyến nhiều hơn và chi phí cố định bất động sản tạo ra giá trị ít hơn.

“Sự thay đổi này tạo dịch chuyển chuỗi giá trị để hỗ trợ các mô hình kinh doanh trực tuyến, bao gồm phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng nhanh hơn và phát triển các mô hình tiếp thị và bán hàng ảo”. – ông Hùng nói.

Còn đối với một doanh nghiệp toàn cầu về cung cấp sản xuất. Trước đại dịch doanh nghiệp tập trung vào tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí cố định sản xuất, chuỗi cung ứng và hậu cần. Tối đa hóa quy mô để đạt được chi phí thấp hơn. Sau đại dịch, doanh nghiệp này cần thiết phải tối ưu hóa tính linh hoạt, khả năng phục hồi và quy mô. Cung và cầu không cân bằng tạo ra nhu cầu cần thiết để xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch hơn.

Đáng lưu ý, doanh nghiệp cần chuyển dịch sang các cụm hoạt động có tính phân bổ cao, tăng cường tập trung vào các công cụ sản xuất và hậu cần với sự hỗ trợ của robot và bảo vệ hoạt động vận hành kỹ thuật số cốt lõi, điều này giúp tăng năng lực hoạt động tối thiểu.

Chiến lược thứ hai: Tái xây dựng cấu trúc chi phí nhờ xác định những điểm khác biệt trong chuỗi giá trị. Trong đó, đặc biệt cần phải tinh gọn quy trình, từ đó tái đầu tư và phát triển.

Theo ông Hoàng Đức Hùng, làm việc cùng nhau để xác định các lĩnh vực đã hoàn toàn thay đổi và phương pháp doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó với những thay đổi đó. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải giải quyết các vấn đề trước mắt, trong khi luôn nhận thức rằng tương lai luôn biến động.

“Các chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp của “hành động dứt khoát” và “đầu tư chiến lược”. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được kết quả xứng đáng đối với phương án mà doanh nghiệp đang đặt cược vào”. – ông Hùng khẳng định.

Trong chiến lược thứ hai này, ông Hùng cũng lưu ý sự tăng tốc kỹ thuật số, dịch chuyển về nhu cầu có khả năng tác động đến thay đổi môi trường cạnh tranh.

Dẫn chứng từ nghiên cứu, phát triển, bán hàng và marketing, sáp nhập và mua lại, ông Hùng cho biết, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhận thức của người tiêu dùng về các thương hiệu đã thay đổi và phát sinh ra nhu cầu dài hạn đối với các thương hiệu giá thấp hơn. Đồng thời, giá trị cảm nhận của các kênh trực tuyến tăng lên.

“Dự đoán sự thay đổi nhu cầu và hình dung loại hình tổ chức doanh nghiệp cần để tận dụng những thay đổi đó. Cùng với việc tăng tốc kỹ thuật số, dịch chuyển về nhu cầu có khả năng tác động đến thay đổi môi trường cạnh tranh” – ông Hùng lưu ý.

Theo Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, khủng hoảng nguồn cung cấp đã khiến trọng tâm thay đổi từ hiệu quả sang khả năng phục hồi và sự linh hoạt. Điều này thẻ hiện trong cách thức quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất, lưu kho, vận chuyển, vận hành dịch vụ và dịch vụ khách hàng.

Cụ thể, doanh nghiệp thường chấp nhận đánh đổi dài hạn khi sử dụng chuỗi cung ứng hợp nhất mà hiệu quả về chi phí để vận hành doanh nghiệp. Trong khi đó, điều kiện cần để phát triển là một lực lượng nhà cung cấp đa dạng và linh hoạt hơn. Trong một số ngành công nghiệp, nhu cầu có thể thay đổi chỉ sau một đêm, khiến các nhà cung cấp rơi vào tình thế rủi ro. Đối mặt với nhà cung cấp bị hạn chế hoặc gặp gián đoạn, nhiều công ty bắt đầu phải trả phí cao hơn.

Ngoài ra, trong mảng dịch vụ như dịch vụ tài chính, công việc đã chuyển từ trụ sở doanh nghiệp hoặc trung tâm xử lý sang nhà riêng của nhân viên. Sự thay đổi này cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các quy trình thủ công hoặc tài liệu vật lý. Đây có thể trở thành thách thức lớn khi doanh nghiệp phải gặp tìm cách bắt kịp các đối thủ đã số hóa và tự động hóa quy trình của họ.

Vẫn theo ông Hùng, trong chuỗi giá trị, cần xem xét tiềm năng cho mô hình lực lượng lao động mới. Theo đó, trên thế giới, các doanh nghiệp đang chung tay cùng chính phủ góp phần giữ tỉ lệ có việc làm ở mức tối đa và gia tăng tốc độ phục hồi doanh nghiệp. Quy mô của cuộc khủng hoảng này đòi hỏi các CEO phải cân bằng giữa đảm bảo an toàn, sức khỏe, mức độ tham gia và năng suất của nhân viện tại nơi làm việc - ngay cả khi, công ty có thể triển khai mô hình lực lượng lao động mới trong tương lai.

Chiến lược thứ 3: Đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới. Trong đó, ông Hùng đặc biệt nhấn mạnh, lãnh đạo cần phải có mục tiêu cụ thể, hướng tới tương lai doanh nghiệp phát triển bền vững.

“Cuộc khủng hoảng là thời điểm tinh thần mọi người cần liên tục được củng cố. Các lãnh đạo nên hành động để khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề chung một cách nhanh chóng. Sau đó phát triển những hành vi này thành phương thức vận hành mới và tuyên truyền rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết”. – ông Hùng nói.

Theo đó, có rất nhiều cách vận hành đã thay đổi do cuộc khủng hoảng. Ví dụ, có thể trao quyền tự quyết cho các bộ phận để tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cần phối hợp vượt qua những hạn chế của hệ thống phân quyền và chức năng nhiệm vụ.

Cùng với đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải thể hiện sự đồng cảm, lòng biết ơn và giá trị của việc không ngừng học hỏi. Đặc biệt phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định, và chấp nhận sự không hoàn hảo nhân viên có niềm tin vào triển vọng tương lai của doanh nghiệp và mong muốn được đóng góp, tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp cần thừa nhận rằng nơi làm việc sẽ không trở lại như trước khi có cuộc khủng hoảng.

Trong phần tham luận của mình, ông Hùng cũng nêu ra 4 bước để lãnh đạo với mục tiêu cụ thể: Một là, chấp nhận rằng tương lai có nhiều bất định và khó lường; Hai là, giúp nhân viên thích nghi một cách nhanh chóng và tự tin trước khả năng sẽ có những thay đổi thường xuyên; Ba là, trao cơ hội lãnh đạo cho nhân viên được cùng các lãnh đạo giải quyết vấn đề; Bốn là, hỗ trợ nhân viên vững vàng hơn trước những thay đổi trong tương lai.

Đón đầu dòng vốn FDI

Tham luận tại chương trình với bài phát biểu “Định hình lại chuỗi cung ứng hậu COVID-19: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”, ông Vũ Tú Thành – Phó Gám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết, chuỗi cung ứng toàn cầu đang định hình lại sau đại dịch COVID-19.

Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, các nhà đầu tư đang đa dạng hoá thị trường đầu tư. Tức đưa việc sản xuất ra các thị trường ngoài Trung Quốc. “Xu hướng này đã bắt đầu 6 năm trước, thương chiến Mỹ - Trung khiến xu hướng này trở lên mạnh mẽ và càng mạnh mẽ hơn trong đại dịch COVID-19”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh.

ông Vũ Tú Thành – Phó Gám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Ông Vũ Tú Thành – Phó Gám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.

Theo đó, ông Thành cho biết, chi phí là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi xem xét một thị trường mới cho đầu tư. Sau thương chiến Mỹ - Trung, yếu tố rủi ro được đưa vào là yếu tố xem xét bên cạnh chi phí. Còn sau COVID-19 thêm một yếu tố được xem xét đó là khả năng chống chịu với các cú sốc. 

“Nếu đặt tất cả các yếu tố chi phí, rủi ro, khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được, Việt Nam theo đó trở thành mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh. 

Đặc biệt, theo ông, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đưa phần mở rộng của mình từ Trung Quốc sang khu vực khác, chứ không phải là dịch chuyển hoàn toàn sang thị trường khác ngoài Trung Quốc. “Vì thị trường nội địa Trung Quốc cũng là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp mà họ không thể nào từ bỏ hoàn toàn”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh. 

Về phần mở rộng mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ dự định sẽ đầu tư vào các thị trường bên ngoài Trung Quốc, theo nhận định của ông Thành, đây là lĩnh vực công nghệ, điện tử bán dẫn với các thương hiệu lớn như Apple, Samsung, đến các lĩnh vực hoá chất, hàng tiêu dùng...

Ông cho biết, trong năm 2019, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc.

“Việt Nam luôn luôn đứng đầu trong 13 nước châu Á đón nhận dòng đầu tư từ Mỹ. Đây là một tin vui cho Việt Nam”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh.

Với những cơ hội đó, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, Việt Nam đang lo lắng vì có quá nhiều người quan tâm. Yêu cầu đặt ra là làm sao đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư.

Bởi lẽ, hiện “các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó là vấn đề ổn định chính sách mà đặc biệt là chính sách về thuế, kinh tế số... còn sơ khai và chưa nhất quán; hay vấn đề điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng và mềm”, ông Vũ Tú Thành chia sẻ. 

Đồng thời, ông Thành cũng cho rằng, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng.

Đặc biệt, nhắc tới một quan điểm của các nhà đầu tư rằng không một quốc gia đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ khả năng thay thế Trung Quốc, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng chúng ta vẫn phải hợp tác với Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong giai đoạn tổng cầu của thế giới thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam phải thích ứng, lượng hàng lớn của nhu cầu sau dịch doanh nghiệp Việt không đáp ứng được vì chúng ta phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.

----------0o0-----------

Ngay sau phần tham gia của các diễn giả đã đưa ra được bối cảnh thế giới và trong nước là phiên THẢO LUẬN để tìm câu trả lời đa diện cho câu hỏi: Lựa chọn nào thời hậu COVID? Điều phối phiên thảo luận, xin được trân trọng giới thiệu Nhà Báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Diễn đàn Doanh nghiệp.

sf

Nhà Báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Diễn đàn Doanh nghiệp điều phối phiên thảo luận.

Ông Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế nhấn mạnh: Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hướng lớn tới nền kinh tế Việt Nam. “Chưa bao giờ kinh tế thế giới trở nên khó dự đoán như vậy. Hiện tại, chúng ta đã không chế được dịch nhưng các nước trên thế giới vẫn chưa chế được. Vậy, chúng ta bán hàng cho ai?”, ông Minh Anh nói.

Cũng theo ông Minh Anh, đại dịch đã khiến các cuộc đàm phán song phương và đa phương trở nên khó khăn. “Các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ do các nước còn đang lo đối phó với khủng hoảng trong nước. Đồng thời, khủng hoảng do COVID-19 tạo ra cũng cho thấy vai trò nhạt nhòa của các tổ chức hàng đầu khu vực như ASEAN, WTO… Việc Tổng Giám đốc WTO xin từ chức cho thấy sự bế tắc của tổ chức này trong giải quyết các vấn đề phát sinh của thế giới”, ông Minh Anh nói.

Một vấn đề nữa trong nền kinh tế thế giới, theo ông Minh Anh đó là xung đột kinh tế giữa các cường quốc vẫn diễn ra sâu sắc. Đặc biệt là xung đột Mỹ-Trung; xung đột Hàn-Nhật hay Ấn Độ -Trung Quốc…

“Khi các xung đột này xảy ra thì tất cả các bên đều bị thiệt chứ không bên nào được lợi cả. Thậm chí, xung đột giữa Hàn Quốc và Ấn Độ còn châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại mới”, ông Minh Anh nhấn mạnh.

Ông Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế

Ông Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế.

Ông Minh Anh cũng nhấn mạnh, sau COVID-19, câu chuyện dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc được nhắc đến nhiều nhưng chuỗi cung ứng này không chỉ về riêng Việt Nam và nếu về Việt Nam thì chúng ta cũng cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, sự giảm xuất nhập khẩu cũng là điều khó tránh khỏi bởi khi đại dịch vẫn còn diễn ra thì việc nhập khẩu nguyên liệu là điều rất khó khăn. Vậy, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần làm gì? Trả lời câu hỏi này, ông Minh Anh nhấn mạnh, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng khai thác dịch chuyển đầu tư thương mại.

“Chúng ta không hi vọng thay thế Trung Quốc mà chỉ hi vọng có thể đón được dòng đầu tư di chuyển một cách hiệu quả”, ông Minh Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Minh Anh cũng đưa lưu ý doanh nghiệp phải chú trọng khai thác thị trường Trung Quốc, bởi đây là nơi có nguồn nguyên liệu và kênh nhập khẩu. Đồng thời, khai thác hiệu quả cơ hội mà các FTA thế hệ mới mang lại.

“Đặc biệt, doanh nghiệp phải chú ý đến xuất xứ hàng hóa vì đây là cơ hội để tận dụng ưu đãi từ các FTA thế hệ mới mang lại”, ông Minh Anh nhấn mạnh.

Ở góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó lường đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam.

ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)

Ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Hầu hết các doanh nghiệp đều chịu tác động bất lợi như sụt giảm doanh thu, khó khăn nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng làm thay đổi hành vi, nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng cá nhân, dịch bệnh lây lan khiến người tiêu dùng ít đến các cửa hàng, nhà hàng, hạn chế đi du lịch, tham gia các lễ hội… Tình hình kinh doanh của VietinBank cũng bị ảnh hưởng trực tiếp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tín dụng. Khoảng 30% quy mô dư nợ, hơn 900 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp đang ảnh hưởng, đó VietinBank đã thực hiện cơ cấu nợ cho khoảng 8.000 tỷ đồng.

Có thể nói các doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải tái cấu trúc lại nếu như chính phủ, ngân hàng nhà nước có những hỗ trợ thì sẽ rất nhiều doanh nghiệp rơi vào nợ xấu và khó khăn trong vay vốn tái đầu tư.

Có những doanh nghiệp trong một số lĩnh vực thương mại dịch vụ, lưu trú, BOT bị ảnh hưởng rất khốc liệt. Một số chi nhánh của VietinBank tại các địa phương du lịch như Hội An, Đà Nẵng, Quảng Ninh.. quy mô dư nợ lên tới 80, 90% khách hàng bị ảnh hưởng.

Tính đến ngày 30/6, quy mô tín dụng tăng trưởng của VietinBank trên dưới 3%, trong khi cùng kỳ năm ngoái là trên dưới 7%. “Con số này chỉ tăng tăng khoảng 15 ngày gần đây mà thôi, còn trước đói chỉ khoảng 2,5%” - ông Vinh cho biết.

Cũng theo ông Vinh, trong ngày hôm nay đã có thông tin các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, như vậy từ đầu năm đến nay đã có 3 đợt giảm lãi suất huy động. Bên cạnh đó, chính sách cũng đã có sự linh hoạt hơn, năng động hơn để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, dù giảm lãi suất huy động nhưng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng bởi người dân chưa biết đầu tư gì, và người dân vẫn lựa chọn gửi ngân hàng dù lãi suất chỉ 6%.

“Với việc đã liên tục giảm lãi suất trong 3 tháng vừa qua thì cho thấy nền kinh tế khắc phục rất chậm” – ông Vinh nhìn nhận.

Theo ông Vinh, tính từ thời điểm 23/01/2020 tới 19/06/2020, VietinBank đã giải ngân cho 6.563 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 với doanh số giải ngân mới là 174.272 tỷ đồng.
Ngân hàng này cũng thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 1.697 khách hàng với dư nợ khách hàng là 60.658 tỷ đồng, số dư nợ gốc lãi đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 8.179 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục xem xét thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 596 khách hàng với tổng dư nợ khách hàng là 34.694 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, thời gian qua VietinBank liên tục triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước đây (trước thời điểm có dịch). Trong đó, VietinBank đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu (điện, nước, thiết bị y tế, thuốc, bệnh viện, cửa hàng tiện lợi…).

Ngoài ra, VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp như: Ưu đãi lãi suất cho vay cố định, Vay ưu đãi lãi tri ân dành cho khách hàng bán lẻ,...với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,2%-3%/năm so với thông thường. Tính đến 19/06/2020, VietinBank đã thực hiện giảm lãi suất với 9.168 khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 với tổng dư nợ được xem xét giảm lãi suất là 249.142 tỷ đồng…

“Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng COVID-19 cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi đột phá phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, đón đầu những xu hướng kinh doanh mới” – ông Vinh nhìn nhận thực tế.

Theo ông Vinh, có 3 xu hướng mới đang diễn ra. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư: Hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao qua những thành công đạt được từ công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 vừa qua. Đây là cơ hội “vàng” để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.

Xu hướng mới trong thị hiếu tiêu dùng: Tác động từ dịch COVID-19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số,... tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến thực phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, e-logistics…; đem lại cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tái cơ cấu, hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá.

Xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng: Thời điểm này cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị phần. Đồng thời, một số chính sách hội nhập quốc tế như các hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại chương trình, đại diện VietinBank cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Dịch COVID-19 cơ bản được khống chê tại Việt Nam nhưng vẫn diễn biến phức tạp khó lường trên thế giới, do đó để hỗ trợ NHTM và khách hàng vượt qua khó khăn, đề xuất NHNN xem xét sửa đổi Thông tư 01 theo hướng: Cho phép các NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản giải ngân sau ngày 23/01/2020; Kéo dài thời gian được thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ sau khi hết dịch (hiện chỉ được thực hiện sau 03 tháng kể từ khi Thủ tướng công bố hết dịch); Cho phép xem xét thực hiện lãi dự thu với các khách hàng theo TT01 khi khách hàng trả được nợ theo lịch cơ cấu thì cho phép hạch toán lãi dự thu vào thu nhập; Cho phép xem xét thời gian gia hạn được kéo dài tối đa 36 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn vay.

Đối với Chính phủ, VietinBank kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh tiến độ các dự án đầu tư công đặc biệt là các công trình trọng điểm, thực hiện giải ngân vốn ngân sách đúng kế hoạch để thúc đẩy phát triển kinh tế: Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành phát triển như: Xây dựng cơ bản, Vật liệu xây dựng, Giao thông vận tải…

Đồng thời, cung cấp các danh mục và dự án đầu tư công trọng điểm đã được phân bổ ngân sách và sẽ giải ngân trong năm 2020 -2021 cho các Ngân hàng theo từng địa bàn, để Ngân hàng có thông tin, vào cuộc kịp thời, hỗ trợ đồng hành cùng các Doanh nghiệp tham gia các dự án đầu tư công, vừa giúp Doanh nghiệp và Ngân hàng cùng đồng hành và vượt qua khó khăn, khắc phục hoạt động kinh doanh và nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cấp tín dụng cho các khách hàng.

VietinBank cũng đề nghị Chính phủ dành một phần ngân sách thông qua các Ngân hàng để hỗ trợ giảm trực tiếp vào lãi suất cho vay cho các khách hàng gặp khó khăn do COVID-19. Kiến nghị có ngân sách hỗ trợ cấp bù lãi suất/tái cấp vốn cho các NHTM.

Đối với các bộ, ban ngành, VietinBank kiến nghị cần xây dựng chính sách miễn giảm về thuế XNK đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường mới, vượt qua thời kì khó khăn, đảm bảo duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam…hỗ trợ xúc tiến thương mại sang các thị trường mới/kích thích tiêu dùng nội địa để giúp các doanh nghiệp tìm thị trường đầu ra, khắc phục và phát triển kinh doanh, thay thế sang các thị trường ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch như  Mỹ, Châu Âu, Nhật…

Bộ Tài chính: nghiên cứu chính sách giảm thuế suất đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này tác động rất tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động có thể coi là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Hiệp hội các ngành nghề giới thiệu các thị trường mới để các Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 tìm thị trường mới để phát triển đối tác, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. VD khuyến nghị đối với ngành dệt may nghiên cứu và xây dựng quy hoạch mô hình ngành dệt may trong nước hướng đến hoàn chỉnh mô hình chuỗi khép kín từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đến hoạt động SX, gia công xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung cho ngành, khai thác tối đa thế mạnh và nhu cầu tiêu thụ thị trường nội địa, sẵn sàng ứng phó trước những diễn biến không dự báo được tương tự như đại dịch Covid19 lần này.

Các bộ (Công An, Văn hóa TT&DL) xem xét trình Chính phủ các chính sách miễn thi thực Visa hoặc kéo dài thời gian lưu trú cho các thị trường Du lịch trọng điểm ngoài vùng dịch để kích cầu du lịch.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến chỉ đạt gần 3,7 triệu lượt, giảm 56,5% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 23 triệu lượt, trong đó có 11,8 triệu lượt khách lưu trú tại cơ sở lưu trú du lịch.

“Du lịch nội địa đã dần phục hồi từ tháng 5 do hết giãn cách xã hội, tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan như tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập và sức mua của khách du lịch, lịch nghỉ hè thay đổi, cũng như tâm lý e ngại của du khách đối với dịch bệnh nên hoạt động du lịch vẫn chưa thực sự sôi nổi”, bà Hương nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Tính đến tháng 6/2020, đã có 148 doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Trong khi chỉ có hơn 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin cấp mới. Dự báo từ nay đến cuối năm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa vì khó khăn do dịch COVID-19 sẽ còn tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp lớn chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, số còn lại nghỉ không hưởng lương hoặc hưởng mức lương giảm đến 80%.

“Dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi một số nhu cầu, sở thích của khách du lịch Việt Nam”, bà Hương nhấn mạnh.

Theo đó, khách du lịch cũng thể hiện sự quan tâm, lựa chọn điểm đến với các tiêu chí ưu tiên là vệ sinh môi trường, an toàn với dịch bệnh; gần 50% người được khảo sát lựa chọn tour ngắn ngày (2-3 ngày) và ưu tiên lựa chọn các gói sản phẩm dịch vụ được giảm giá, khuyến mại. Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng biển chiếm đa số, tiếp theo là nhu cầu du lịch khám phá, thưởng ngoạn danh lam, thắng cảnh thiên nhiên với các khu nghỉ dưỡng trên núi và khu du lịch sinh thái. Đại đa số lựa chọn đi du lịch theo gia đình hoặc nhóm bạn bè. COVID-19 đã tác động đến thói quen mua sắm trực tuyến (ít chạm). Xu hướng này thể hiện qua  tỷ lệ khách du lịch lựa chọn tự đặt tour trực tiếp (62%) và đặt phòng khách sạn/ tour qua nền tảng trực tuyến (44%) cao hơn trước đây.

Để thích ứng với tình hình mới, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định, doanh nghiệp du lịch cần có những định hướng, điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình mới.

Thứ nhất, cần tăng cường liên kết, xây dựng gói sản phẩm kích cầu du lịch. Có thể nói, chưa bao giờ nhu cầu liên kết gữa các doanh nghiệp trong ngành du lịch, giữa ngành du lịch với ngành giao thông vận tải lại trở nên cấp thiết như hiện nay. Cho đến nay, đã có gần 50 địa phương trên cả nước hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa, tổ chức kết nối doanh nghiệp, hợp tác giữa du lịch, hàng không và các điểm tham quan, vui chơi giải trí xây dựng các sản phẩm dịch vụ với nhiều ưu đãi và giá cả hợp lý; một số tỉnh đã đồng loạt công bố nhiều chương trình giảm giá từ 10-60% để kích cầu

Theo đó, doanh nghiệp có thể tổ chức chương trình ưu đãi, liên kết giảm giá dịch vụ cần được ưu tiên để thu hút khách trở lại; Giảm giá; Gia tăng giá trị sản phẩm.

“Các doanh nghiệp lớn cần đóng vai trò dẫn dắt thị trường, không tạo ra cuộc chiến về giá cả, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các chương trình kích cầu du lịch”, bà Hương nhấn mạnh.

Thứ hai, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị hiếu mới của khách du lịch. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp du lịch cũng cần quan tâm đến thị trường ngách và thiết kế chương trình theo nhu cầu của từng nhóm khách hành; lựa chọn, xây dựng các gói sản phẩm  phù hợp với nhu cầu, thị hiếu mới của khách du lịch nội địa sau COVID-19 đem lại sự tin cậy và tâm lý an toàn cho khách, đồng thời bắt nhịp các xu hướng mới như tự đi du lịch, đi theo nhóm nhỏ, gia đình, người thân, đi bằng phương tiện cá nhân, quan tâm đến thiên nhiên, điểm đến còn hoang sơ…

Thứ ba, cần cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp du lịch. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch cũng cần xem xét các yếu tố nội tại bên trong của mình, COVID-19 cũng là dịp để cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng năng động, tiết kiệm, hiệu quả. 

“Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ cho nhân viên, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là những việc làm mà doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là những doanh nghiệp, những bộ phận có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần làm ngay và thường xuyên”, bà Hương nhấn mạnh.

Thứ tư, tập trung khôi phục thị trường nội địa nhưng chuẩn bị sẵn sàng phục hồi thị trường quốc tế.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, để có thể trụ vững, duy trì các hoạt động kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp du lịch cần phải điều chỉnh, thích ứng với điều kiện thực tế.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp cần phải liên kết, chung tay, chung sức để từng bước khôi phục thị trường. “Bản thân mỗi doanh nghiệp du lịch cần tập trung xây dựng các sản phẩm mới, đổi mới sáng tạo trong phương thức truyền thông, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch. Cần chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về sản phẩm, dịch vụ, nhân lực, để khai thác tốt thị trường nội địa và đón dòng khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép”, bà Hương nhấn mạnh.

Có mặt tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Công ty may Hưng Yên đánh giá, chương trình đã trang bị rất nhiều lý thuyết giúp doanh nghiệp có niềm tin để phục hồi phát triển kinh tế hậu COVID-19.

f

Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Công ty may Hưng Yên.

Với tư cách là một lãnh đạo doanh nghiệp và từ góc độ hiệp hội dệt may, ông Dương cho biết về tình hình đối phó của doanh nghiệp đối với những khó khăn trước mắt.

Theo đó, ông Dương cho rằng, chúng ta đang lép vế vì cơ chế thị trường chưa hấp dẫn khi lương cao hơn, chi phí nhân công cao hơn, chi phí thuế, điện, nước, ngân hàng. Hay cả tiền thuê đất khi năm nay, giá tiền thuê đất được thông báo tăng 20%. Các gói hỗ trợ doanh nghiệp vay 0% nhưng chưa có doanh nghiệp nào vay được vì quy định rất khó.

Vậy, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào khi dự báo cuối năm nhiều doanh nghiệp sẽ không trụ vững và một trong hai phương án là cho nghỉ và phải chi lương cho người lao động. Chúng ta không có cách nào cân đối giữa khối lượng công việc và số lượng lượng lao động, khả năng có việc đến đâu thì giữ lao động đến đó, giữ lại lao động giỏi, lao động không giỏi phải chọn lựa. 

Đối với ngành dệt may, ông Dương cho rằng khả năng năm nay sẽ phải chi 30.000 tỷ đồng cho công tác đào tạo. "Doanh nghiệ chúng tôi phụ thuộc lớn đến tay nghề của lực lượng lao động. Nếu người lao động tốt có thể tạo ra 900 USD/ tháng. Thay vì hỗ trợ người lao động 3.600.000 thì chúng tôi dành 3.000.000 cho đào tạo” – ông Dương nói.

Đối với vấn đề đầu tư thiết bị, theo ông Dương, các nước khác giảm lãi suất cho doanh nghiệp về 0% để đầu tư cho doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam vốn vay lãi suất tới 10% thì doanh nghiệp không thể đủ chi phí. Do vậy, doanh nghiệp rất mong được hưởng 0% đầu tư thiết bị hiện đại hơn.

Một vấn đề bất cập khác liên quan đến đầu tư thiết bị, theo ông Dương đó là, muốn đầu tư thiết bị phải có tiền nhưng tiền lãi vay lớn thì không thể có lãi để phát triển doanh nghiệp.

“Hậu COVID-10, muốn phát triển hệ thống duy trì sản xuất thì Nhà nước và tất cả ngành phải vào cuộc, giảm tất cả các chi phí thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại được. Chúng tôi rất mong Nhà nước và đơn vị hỗ trợ về vốn giúp doanh nghiệp phát triển. Bản thân doanh nghiệp có thể tự cố gắng, bươn trải để giữ lao động, giữ việc làm để tồn tại và phát triển, nhưng rất cần sự hỗ trợ vào cuộc của các ngân hàng”  - ông nói.

Cho ý kiến về vấn đề này, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, tổng cầu ngành da giày đã bị tác động từ lúc mới bùng dịch COVID-19, đối với các doanh nghiệp lớn họ cũng đã đã giảm 50% đơn hàng. Mặc dù đến nay, tổng quan các doanh nghiệp gia công da giày vẫn có số lượng đơn hàng để cầm cự, tuy nhiên, một thực trạng là doanh nghiệp lớn nhất thì đã phải cắt giảm 30% nhân công, thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 70% nhân công.

Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso)

Bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso).

Từ đầu dịch, doanh nghiệp gia dày đã có các kiến nghị chính sách nhưng đến nay vẫn chưa tiếp cận được sự hỗ trợ từ chính phủ.

Câu hỏi giải pháp để phục hồi thị trường rất khó trả lòi, nếu như từ nay đến tháng 10 có thể xử lý được dịch COVID-19 thì doanh nghiệp vẫn có thể cầm cự. Nhưng nếu tình hình tệ hơn, dịch bệnh kéo dài đến năm sau thì Nhà nước phải có phương án để giải quyết, đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó khi doanh nghiệp không cầm cự.

“Nguồn nhân lực trong ngành da giày là rất lớn, trường hợp doanh nghiệp khó khăn, các vấn đề về giải quyết việc làm cho lượng nhân công này là rất khó. Tôi mong rằng, sẽ có một kịch bản hỗ trợ đến từ nhà nước, kịch bản về nguồn nhân lực, chiến lược định hướng nguồn nhân lực để đáp ứng giai đoạn tới như thế nào cho ngành da giày cầm cự vượt qua đại dịch” – bà Xuân nói.  

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện tại các doanh nghiệp dệt may đang tương đối khó khăn. “Trong những tháng đầu qúy 1 ngành dệt may đã tăng trưởng âm hơn 2%; trong 4 tháng đầu năm thì âm khoảng 4,7%, đến 5 tháng thì âm khoảng 14,6; 6 tháng thì âm 16,67%. Mỗi tháng trôi qua, tăng trưởng của ngành lại càng âm và con số này chưa biết đến bao giờ mới dừng lại. Dệt may là ngành chịu tác động rất rất lớn từ đại dịch COVID”, ông Cẩm nói.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

“Thách thức đặt ra là rất lớn. Do đó, để vượt qua đại dịch COVID thì doanh nghiệp không nên bỏ trứng vào 1 giỏ. Đồng thời, tìm kiếm thị trường khác thay thế khi mà các ưu đãi từ các thị trường khác như CPPP không đủ để có thể bù được nguồn nguyên liệu giá rẻ”, ông Cẩm nói. Tuy nhiên, ông Cẩm cũng đưa ra lưu ý là COVID cũng khiến doanh nghiệp gắn lại nhau.

“Với mục đích đó, hiệp hội chúng tôi đã tổ chức nhiều hội nghị để làm sao doanh nghiệp có thể liên kết lại gần nhau, hỗ trợ nhau trong chuỗi cung ứng nhưng đây cũng là vấn đề khó và cũng cần thời gian để có thể triển khai”, ông Cẩm nhấn mạnh.

Cũng theo ông Cẩm, do ảnh hưởng của COVID nên nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất nhưng các chi phí khác như bảo hiểm, công đoàn… thì vẫn phải đóng. Trong bối cảnh đó, ông Cẩm cho rằng xu hướng thúc đẩy doanh nghiệp, sử dụng lao động, áp dụng 4.0 sẽ là xu hướng tác động rất lớn giúp doanh nghiệp phần nào đó bớt đi khó khăn.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội chia sẻ, với COVID-19 trước tiên doanh nghiệp cần phải “sống” đã. “Chúng tôi cần phải sống đã, gần như rất ít doanh nghiệp được hỗ trợ. Thủ tục vay và hỗ trợ tương đối khó khăn nên chúng tôi rất khó tiếp cận”, ông Vân nhấn mạnh. Đồng thời, ông Vân cũng nhấn mạnh rằng với doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại việc cắt giảm chi phí rất quan trọng.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, trong bối cảnh hậu COVID-19, doanh nghiêp cũng cần chủ động tìm kiếm thị trường. Nhưng đây lại là vấn đề khó, bởi chúng ta không thể biết được bao giờ dịch COVID-19 mới kết thúc.

Về lâu dài, ông Vân cho rằng doanh nghiệp nên coi việc xác định chuyển đổi số là vấn đề quan trọng. “Khi chúng ta theo đuổi nguồn lực, thay đổi tạo sức ép trên thị trường thì chúng ta phải có những giải pháp cho chuyển đổi số để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả”, ông Vân nhấn mạnh.

Ghi nhận những khó khăn của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế nói chung và tới bản thân doanh nghiệp nói riêng, ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội Hóa chất nông nghiệp TP Hà Nội - Tổng Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp. 

ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội Hóa chất nông nghiệp TP Hà Nội - Tổng Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam

Ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội Hóa chất nông nghiệp TP Hà Nội - Tổng Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam.

Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự tồn tại bởi việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ khá khó khăn. Hiện nay, có rất ít doanh nghiệp được hỗ trợ và khó tiếp cận vì có quá nhiều thủ tục. Có thể nói, doanh nghiệp gần như không được hưởng lợi từ chính sách của Chính phủ mặc dù các gói hỗ trợ lãi suất rất ưu đãi.

Thứ hai, để tồn tại, chúng tôi phải tự tìm nguồn sống bằng cách cắt giảm chi phí ít nhất có thể. Đồng thời cắt giảm các hoạt động trên thị trường.

Thứ ba, tìm kiếm thị trường. Đây là giải pháp tình thế vì về lâu dài việc tìm kiếm tương đối khó bởi chúng ta không thể không phụ thuộc và thị trường và khó có sự thay thế.

Về lâu dài, chúng tôi phải bắt buộc chuyển đổi số, ngành nông nhiệp đang yếu trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số là thay đổi toàn bộ mô hình thậm chí thay đổi toàn bộ con người, thị trường, bỏ đi những lợi ích đang có để tập trung vào những mô hình tăng trưởng nhanh. Để có mô hình tăng trưởng nhanh chúng ta cần rất nhiều nguồn lực và cần sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước, đối tác tài chính.

Chính phủ cũng cần có những hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng để làm sao các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia chuyển đổi số. Doanh nghiệp đã thay đổi tư duy nhưng làm sao có công cụ để làm thì rất khó.

Phát biểu bế mạc chương trình, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI khẳng định: Xu hướng chuyển dịch của ngành nghề, quay trở lại giá trị cơ bản, tạo nên tính đột phá, trở về với nền nông nghiệp, nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

“Vậy, dòng chuyển dịch sẽ nhằm vào chúng ta và chúng ta sẽ chờ đón những gì?” – TS Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi và cho biết, Chính phủ đã đưa ra những chủ trương, những giải pháp và đặc biệt là những gói hỗ trợ, tuy nhiên thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ. 

Như vậy trước khi đáp ứng được các kiến nghị mà các chuyên gia ở đây vừa nêu thì phải làm sao có những giải pháp hỗ trợ tạm thời cho các doanh nghiệp. Trong quá trình này VCCI đang đã có những đánh giá độc lập, báo cáo Chính phủ, về hiệu quả của chính sách.

Thời gian tới, công nghệ sẽ tác động tới lao động trong nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có dệt may, giày da, do đó, cần phải có sự chuẩn bịngay từ bây giờ.

Sự chuyển dịch của ngành nghề đào tạo đòi hỏi sự đột phá, đi trước, thể chế, đào tạo nghề nghiệp, doanh nghiệp cần chuyển đổi… là vấn đề được quan tâm lớn nhất. “Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ đến đón dòng chuyển dịch. Chúng ta phải nói đến nghiên cứu phát triển, phải chuẩn bị cả một thế hệ công nhân chất lượng cao là một chặng đường dài” – ông Lộc nói.

Theo ông Lộc, điều trước mắt chúng ta cần chuẩn bị đó là đẩy  mạnh ngành công nghiệp phụ trợ, tiếp nhận nền công nghiệp chuyển dịch sang Việt Nam. Sự tác động COVID-19 buộc chúng ta phải nhanh hơn trong công tác chuẩn bị. Từ khóa hiện nay được quan tâm nhất là dịch chuyển, bất định, đột phá... để vào tận dụng tốt cơ hội.

“Hiện nay, điều chúng ta đang cần đó là sự phát triển kết hợp, hài hòa với thiên nhiên, chiến lược phát triển bền vững. Chúng ta đang rất chậm trong công đoạn này. Cần phải phân định ra các bước cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn theo hướng phát triển bền vững” – ông Lộc cho biết thêm. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID-19? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711689600 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711689600 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10