Festival Khởi nghiệp 2020: Kết nối đầu tư

Nhóm phóng viên 10/01/2020 14:09

Festival Khởi nghiệp 2020 với nhiều hoạt động diễn ra như kết nối đầu tư cho các dự án có tính khả thi, Trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp 2019… diễn ra chiều 10/1 tại trụ sở VCCI Hà Nội.

Đây không chỉ là dịp để các start-up Việt trong và ngoài nước cùng các nhà đầu tư, chuyên gia, cố vấn/huấn luyện viên gặp gỡ, giao lưu chia sẻ mà còn là dịp để kết nối các start-up của người Việt ở trong và ngoài nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư tiềm năng, các quỹ đầu tư.

Toàn cảnh Festival Khởi nghiệp 2020

Toàn cảnh Festival Khởi nghiệp 2020

Tham dự chương trình có: Đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Ông Nguyễn Văn Thạo - Phó CT Thường trực Hội đồng lý luận TW; Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Chủ nhiệm ỦY ban Kinh tế Quốc hội; Ông Phạm Tất thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Về phía các Đại sứ quán và các vị khách quốc tế: Đại sứ Vương Quốc Thái Lan tại Việt Nam – Ngài Tanee Sangrat; Shirel Levi - Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam; Bà Woratip Otrakul, Bí thư thứ Nhất, Trưởng phòng Kinh tế, Đại sứ quán Thái Lan; Ngài Suresh Kaliyana Sundram - Tham tán Công sứ Kinh tế Malaysia; Ngài Naser Alenezi - Tùy viên Ngoại giao của Đại sứ quán Kuwait; Ông Sriotide Marbun: Đại diện Đại sứ quán Indonesia; Ông Kardo Sysoev Alexander – Phó Đại diện Thương mại Cơ quan Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tới tham dự chương trình, còn có sự hiện diện của lãnh đạo các tỉnh/thành: Ông Nguyễn Doãn Toản – Phó Chủ tịch UBND tp Hà Nội; ông Thân Đức Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; Ông Đặng Ngọc Quỳnh – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên; Ông Đặng Ngọc Hải – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La; Ông Lôi Quang Vũ – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá; Ông Nguyễn Quang Huân – Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, Uỷ viên Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ông Bùi Xuân Tiến – Giám đốc Học viên Đào tạo doanh nghiệp HPM – Hội Doanh nhân trẻ TP Hải Phòng; TS Nguyễn Đăng Minh – Chủ tịch Viện Quản trị Tinh gọn GMK; Chuyên gia Nguyễn Văn Mỹ - Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp quốc gia; TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo doanh nhân APEC; Ông Nguyễn Thành Đồng – Giảng viên Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Bà Phạm Thị Thơm - Giảng viên Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp ĐMST, Cố vấn chương trình khởi nghiệp Quốc gia; Ông Trần Mạnh Báo – Tổng đốc Cty Giống cây trồng Thái Bình Giám; Ông Phan Giang Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cơ Kim khí Việt Mỹ; Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc phụ trách Ban đầu tư Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB; Ông Vũ Trọng Quân – Thành viên HĐQT Công ty chứng khoán APEC; Ông Vũ Trọng Quân -Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán APEC; TS. Bùi Quang Tuyến  -  Giám đốc Học viện Viettel, Nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Quốc tế Viettel; Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch – VMCG; Ông Phạm Ngọc Huy – Giám đốc Chương trình Accelerator, Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley; TS Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hà Nội;

Về phía ban chỉ đạo và tổ chức: TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Phát biểu khai mạc Festival Khởi nghiệp 2020, Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cho biết, như thường lệ, hôm nay chúng ta tiếp tục tham dự chương trình Festival Khởi nghiệp kết thúc một năm triển khai và đồng thời là khởi đầu cho những hoạt động về khởi nghiệp trong năm tới.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn cho biết, Chương trình khởi nghiệp Quốc gia đã trải qua 17 năm và có khoảng 4.600 dự án Khởi nghiệp đã tham gia chương trình, trong số này nhiều bạn thanh niên, sinh viên đã thành lập và điều hành thành công doanh nghiệp của mình. 

Trong năm 2019 chương trình đã thành công trong việc đổi mới hoạt động khởi nghiệp, kết nối đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương. Năm nay có 600 dự án tham gia cuộc thi, ban tổ chức đã chấm và chọn ra 270 dự án, sau đó tiếp tục chọn tiếp ra 20 dự án và cuối cùng đã chọn lựa ra top 6 dự án vào vòng chung kết.

Tại Festival Khởi nghiệp 2020 sẽ diễn ra các hoạt động bao gồm: Thuyết trình kết nối đầu tư; Trao giải cuộc thi Khởi nghiệp 2019; Phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2020; Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp tiêu biểu.

Trong chương trình hôm nay “chúng tôi cảm ơn chân thành tới các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có tại đây. Với kinh nghiệm và tình cảm của những người đi trước anh chị chia sẻ với các bạn trẻ của mình. Không chỉ có 8 dự án được thuyết trình chào đầu tư ngày hôm nay, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kết nối nguồn tài nguyên này với các nhà đầu tư” – Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn nói.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn cũng nhấn mạnh “Với các bạn trẻ lời chúng tôi cam kết đồng hành cùng các bạn. Tạo mọi điều kiện và hiện thực hoá mạnh mẽ hơn nữa các cam kết, các kết nối đầu tư cả trong và ngoài nước với các dự án khởi nghiệp”.

Ông Tuấn cũng thông tin, dự án INut Platform - IoT Platform - hệ sinh thái kết nối vạn vật cho Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (Giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2018) đã được Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia giới thiệu và kết nối tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu (Entrepreneurship World Cup).

Dự án này đã trở thành đại diện của Việt Nam, lọt top 100 từ 187 nước với khoảng 103.000 đội thi chính thức tham gia vòng Chung kết Cup Khởi nghiệp Toàn cầu.

ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Với vai trò cố vấn hệ sinh thái khởi nghiệp, ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho biết, những năm gần đây chúng ta nghe nhiều tới cố vấn khởi nghiệp (mentor). Đặc biệt khi hình thành đề án 844 của Bộ KHCN, đào tạo ra các cố vấn khởi nghiệp. Ở Việt Nam hiện có nhiều hoạt động liên quan mạng lưới cố vấn.

"Khi các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, startup đa số là các bạn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế khi triển khai ý tưởng của mình. Cùng với đó, các bạn rất tự tin mà thậm chí tự tin thái quá, từ “ngáo” đã bắt đầu xuất hiện trong khởi nghiệp mà đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hành trình của các starup có đích đến là “đỉnh Everest”, cố vấn là những người hướng dẫn, sát cánh cùng các starup “leo núi” để đến được đỉnh Everest. Từ lúc tìm ra vấn đề thị trường, giải pháp giải quyết vấn đề cho đến khi có thể IPO. Tuỳ mỗi giai đoạn có thể có một hay nhiều cố vấn". - ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, "khác với nhà tư vấn hay huấn luyện viên sẽ chỉ ra điều tốt nhất, nhà cố vấn chỉ ra những điều mà startup chưa biết trong suốt hành trình. Theo đó, startup nhận được thông tin, tiếp nhận các mối quan hệ và được khích lệ. Người cố vấn khởi nghiệp không bao giờ trả lời hết các câu hỏi của starup, không “cầm tay chỉ việc”, mà thay vào đó, sẽ chỉ đặt tình huống và câu hỏi cho các startup tự trả lời".

Được biết, các cố vấn hiện nay đến từ các chủ doanh nghiệp, cũng có khoảng 15% đến từ những người có kinh nghiệm từ các công ty, 20% đến từ các trung tâm nghiên cứu và trường đại học, cũng có một số đến từ các nhà đầu tư thiên thần.

Có thể bạn quan tâm

  • Trao giải cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019 và phát động Khởi nghiệp 2020

    Trao giải cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019 và phát động Khởi nghiệp 2020

    16:19, 10/01/2020

  • [TRỰC TIẾP] Festival Khởi nghiệp 2020

    [TRỰC TIẾP] Festival Khởi nghiệp 2020

    13:42, 10/01/2020

--- KẾT NỐI ĐẦU TƯ---

Với mục tiêu “Thúc đẩy khởi nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các nguồn lực (vốn, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ bổ sung các kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ...), Ban tổ chức đã giới thiệu và đóng vai trò kết nối đầu tư giữa các doanh nhân/nhà đầu tư với các dự án Lọt vào Top 20 của Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019 và các doanh nghiệp khởi nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ban tổ chức trong năm 2019 thông qua các hoạt động cố vấn, đào tạo.

Đây cũng là cơ hội lớn cho các tác giả dự án tìm kiếm những doanh nhân, các nhà đầu tư, vườn ươm, tổ chức thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp để làm cố vấn.

1. Dự án "SAVA - Nền tảng giải trí tư duy gắn kết" sẽ là "chiến binh".

Nhóm tác giả: Đoàn Minh Quân, Trần Nguyên Hoàn, Tạ Thị Kim Anh - Học viện Ngân hàng (Hà Nội)

Nhóm tác giả: Đoàn Minh Quân, Trần Nguyên Hoàn, Tạ Thị Kim Anh - Học viện Ngân hàng (Hà Nội)

Sau 2 năm dành thời gian cho những dự án giáo dục cộng đồng, SAVA nhận thấy tầm quan trọng của việc gắn kết và giáo dục từ trong mỗi gia đình cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên.

SAVA xây dựng một ứng dụng giải trí được xây dựng bằng nội dung chủ yếu là các câu hỏi IQ, EQ, đố vui và các kiến thức đời sống dưới hình thức các câu trắc nghiệm theo hướng vui vẻ, giúp cho người chơi không bị cảm thấy quá khó mà còn cảm thấy thích thú để trải nghiệm. Thông qua đó, bố mẹ cũng có thể kết nối cùng con, sử dụng hàng ngày ở nhà.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều chương trình trò chơi giải trí nhưng chỉ là chương trình giải trí đơn thuần, giải trí tư duy còn khá ít và phần gắn kết chưa được chú trọng. 

SAVA lấy nền tảng từ các nền tảng trắc nghiệm từ đó giúp người dùng được giải trí khi sử dụng các câu hỏi đa dạng, phù hợp với cuộc sống, thích hợp bố mẹ với con sử dụng hàng ngày, tham gia các sự kiện, sử dụng kiến thức hay tham gia các cuộc thi, thi đấu.

Hoặc thông qua SAVA có thể biết tới các chương trình workshop chia sẻ kĩ năng mềm hoặc tham gia các cuộc thi.

SAVA hướng tới trải nghiệm tương tác gia đình. Các chủ đề được đa dạng hóa dưới các hình thức sẽ được làm mới liên tục, hướng tới trải nghiệm, tương tác với nhiều chủ đề giáo dục giới tính, kĩ năng sống,…

Khách hàng mục tiêu của SAVA là các gia đình có con 8-15 tuổi - giai đoạn trẻ cần phát triển toàn diện đặc biệt là kĩ năng mềm. Chính vì vậy, cơ cấu doanh thu đến từ khách hàng cá nhân, còn lại đến từ các tổ chức sự kiện offline gắn kết gia đình, quảng cáo sản phẩm,…

SAVA dự kiến, 2 năm đầu thâm nhập thi trường và phát triển thị trường hoàn thiện sản phẩm. 3 năm tiếp mở rộng mạnh, lan tỏa giá trị gia đình với cộng đồng. Từ năm thứ năm là ổn định tổ chức và gia tăng lợi nhuận. 

Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch – VMCG

Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch – VMCG

Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch – VMCG: Chi phí web sao có 6 triệu đồng trong khi chi phí con người khá cao. Đây có phải là chi phí đội ngũ phát triển? Chi phí phát triển ứng dụng là bao nhiêu?

Đại diện SAVA: Vì ban đầu không tập trung quá nhiều bằng web, đó chỉ là 1 kênh phụ để người dùng có thể biết tới ứng dụng nên chi phí ban đầu 6 triệu đồng là vừa đủ.

Chi phí xây dựng ứng dụng ban đầu là 300 triệu đồng còn chi phí vận hành và chi phí duy trì gộp vào chi phí nhân sự trong những năm tiếp theo. 

Ông Phạm Ngọc Huy – Giám đốc Chương trình Accelerator: Mô hình doanh thu như thế nào? Chính xác bán cái gì?

Đại diện SAVA: Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu đến từ khách hàng trả phí 10%, doanh thu từ sự kiện offline hướng đến workshop.

Ông Phạm Ngọc Huy: Đó là cơ cấu doanh thu, vậy sản phẩm bán của dự án là cái gì? Xác định bán cái gì bên trong ứng dụng?

Đại diện SAVA: Bên cạnh 1 số gói trò chơi free sẽ phát triển 1 số gói nâng cao, mất phí. 

Ông Phạm Ngọc Huy: Tháng 10 có doanh thu và sau 1 năm có 10.000 user.

Đại diện SAVA: Thời gian đầu sẽ trực tiếp tổ chức các workshop lien kết với các tổ chức, trường học để tiếp xúc  với khách hàng trực tiếp của mình là các bạn học sinh THCS. Sau đó sẽ phát tán chương trình thong qua nền tảng xã hội và hướng đến các đối tượng gia đình. 

TS. Bùi Quang Tuyến - Giám đốc Học viện Viettel, Nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Quốc tế Viettel: Dự án lien quan đến các vấn đề xã hội, gắn kết gia đình, có thể mở rộng có 1 vấn đề khá dễ bắt chước. Có thể sau 1 tuần đã có đối thủ? Các bạn tính sao trong trường hợp này?

Đại diện SAVA: Bên cạnh xây dựng 1 app với nền tảng kiến thức như vậy bên em sẽ lien kết với các đơn vị giáo dục, liên kết cộng đồng thong qua các buổi online, offline.

>>> Kết thúc phần thuyết trình đã có 3 nhà đầu tư quan tâm tới dự án.

2. Dự án "Sản xuất snack dinh dưỡng cao từ phụ phẩm da cá da trơn".

Tác giả Trương Lê Huy Hoàng - Cơ sở Quang Hiển (mới thành lập Công ty Cổ phần AMBROYAL) – tỉnh Đồng Tháp

Dự án tận dụng nguồn phụ phẩm của ngành chế biến thủy sản, cụ thể là da cá tra, cá ba sa tẩm thêm nhiều vị khác nhau (trứng muối, wasabi, nước mắm...).

Thông qua công nghệ sấy, dự án đã tạo ra một loại snack mới giòn tan, thơm lừng hương vị hấp dẫn, phục vụ nhu cầu ăn vặt của các bạn trẻ.

Da cá da trơn nói chung chứa một lượng lớn collagen, omega 3, 6, 9, lòng đỏ trứng muối chứa nhiều Beta carotene nên snack da cá sấy trứng muối là một sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc tận dụng nguồn phụ phẩm là da cá tra, cá ba sa để chế biến còn làm nâng cao giá trị của cá da trơn Đồng Tháp, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi.

Đồng thời, nó còn giải quyết được nguồn phụ phẩm của ngành chế biến cá da trơn xuất khẩu, giảm giá thành sản xuất cho các doanh nghiệp chế biến, góp phần phát triển ngành xuất khẩu cá da trơn của Đồng Tháp.

Dự án kỳ vọng thu hút thêm 5.000 tỷ đồng cho 27% cổ phần với kế hoạch phát triển 4.000 cửa hàng. Mục tiêu sẽ bán hàng trong Bách hóa xanh, Vinmart…

Hiện tại, xưởng đang được đặt ở Đồng Tháp, dự kiến sau này mở thêm cũng mở ở địa điểm gần đó.

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc phụ trách Ban đầu tư Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc phụ trách Ban đầu tư Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc phụ trách Ban đầu tư Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB: Vậy sản phẩm của bạn có gì vượt trội hơn so với sản phẩm khác, khó khăn khi làm sản phẩm là gì?

Tác giả Trương Lê Huy Hoàng: Điểm đặc biệt là sản phẩm có giá phù hợp chỉ 10.000/gói/15g. Đây là mức giá phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Đồng thời sản phẩm vừa đủ cung cấp collagen cho 1 người/ngày.

Về maketting, dự án đặt mục tiêu khi bán hàng trong siêu thị thì có chương trình giới thiệu, chạy quảng cáo trên môi trường mạng xã hội…

TS Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hà Nội: Các bạn có kế hoạch phát triển 4.000 cửa hàng. Vậy kế hoạch nào để phát triển hệ thống trong tương lai thế nào?

Tác giả Trương Lê Huy Hoàng: Dự kiến dựa vào hệ thống phân phối đã có sẵn, trên nền tảng đó có thể liên kết với hệ thống phân phối bán lẻ trên hiện tại như Vinmart, Bách Hóa Xanh… 4.000 cửa hàng là con số chắc chắn sẽ đạt được.

>>> Có 5 nhà đầu tư quan tâm bao gồm: Ông Trần Mạnh Báo, ông Trịnh Giang, ông Mạc Quốc Anh, ông Hoàng Văn Dũng, Vũ Trọng Quân.

3. Dự án "Sản xuất cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững".

Tác giả Trương Lê Huy Hoàng - Cơ sở Quang Hiển (mới thành lập Công ty Cổ phần AMBROYAL) – tỉnh Đồng Tháp

Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Nghĩa, Tạ Thị Phượng, Nguyễn Thị Sơn Hải - Công Ty Cổ phần Vinacrab (tỉnh Phú Yên).

Dự án tận dụng thế mạnh độc nhất về công nghệ để đi tiên phong, vận hành doanh nghiệp bằng chiến lược, kế hoạch rõ ràng, áp dụng 4.0 vào sản xuất.

Điều mà Vinacrab cảm thấy thành công nhất đó là xây dựng được Trung tâm phát triển mô hình nuôi cua biển Tỉnh Phú Yên hoạt động phi lợi nhuận, có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong 4 xã khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch, góp phần xây dựng vùng nuôi cua nguyên liệu bền vững.

Với mục tiêu xây dựng vùng cua nguyên liệu bền vững, dự án đã góp phần cải thiện môi trường các vùng nuôi hạ lưu ven biển như: Hạ lưu sông Bàn Thạch, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông.

Điều đó đồng nghĩa với việc nói không với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, các chất kích thích tăng trưởng trong ngành nuôi tôm, cá… góp phần xây dựng nên thương hiệu cánh đồng sạch.

Dự án đã giải quyết được một lượng lớn lao động tại địa phương, đặc biệt là lao động nữ, đưa được mô hình kinh tế mới về với vùng có thu nhập thấp và tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực và lan tỏa sang các vùng lân cận.

Ông Vũ Trọng Quân – Thành viên HĐQT Công ty chứng khoán APEC: Các sản phẩm bán ra trên thị trường là 600.000/kg – giá này theo tôi đánh giá là cao so với thị trường. Các bạn cho biết cơ cấu chi phí giá bán như thế nào (bao nhiêu cho phân phối, cho sản xuất, nguyên liệu..). Giả sử hạ giá thì như thế nào?

Đại diện dự án: Giá bán này trên thực tế là không cao. Với sản phẩm này thì Vinacrab gần như là đơn vị duy nhất làm sản phẩm cua lột ngày. Trên thị trường giá cua đen lột giá đã 700.000 đồng/kg.

Về cơ cấu chi phí giá bán thì sản xuất trực tiếp là 30% còn lại là chi phí bán hàng, phân phối…

Ông Trần Mạnh Báo – Tổng Giám đốc Cty Giống cây trồng Thái Bình: Là một người gắn bó với con cua, tôi rất băn khoăn và xin hỏi các bạn: trước khi cua lột và trong khi nó lột là ngon nhất. Nhưng sau lột 6 tiếng là hết ngon. Vậy, các bạn đã sử dụng công nghệ nào để giữ được thời điểm cua lột.

Đại diện dự án: Trước khi lột là cua hai da. Giá loại cua này cao hơn rất nhiều nhưng cua hai da lại không vận chuyển được. Còn cua lột này khi lột trong nước mặn và lấy ra ngay và để trong nước lạnh. Nếu nơi nào cần tươi sống thì chúng tôi chuyển ngay còn nếu không thì phải cấp đông.  

4. Dự án "Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn".

Tác giả Mai Trúc Lâm - Đại học Gia Định (TP HCM)

Tác giả Mai Trúc Lâm - Đại học Gia Định (TP HCM)

Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn là một dự án độc đáo, sử dụng giống thanh long địa phương được phục tráng và có khả năng chịu mặn; đưa giống kí sinh lên cây mắm, là một loại cây rất đặc trưng ở những vùng ngập mặn để sinh sống và phát triển.

Sự độc đáo không dừng lại ở quả thanh long sinh thái có chất lượng cao, hương vị nhãn đặc trưng mà dự án còn khai thác tối đa từ cùng một diện tích trồng như: Lá mắm làm phân bón hữu cơ, nhang xua muỗi (đang thử nghiệm), thân mắm làm chất đốt, khai thác thủy hải sản dưới chân rừng và nuôi ong để tận dụng nguồn phấn hoa từ hoa thanh long cùng với hoa mắm.

Trong tương lai, dự án sẽ không chỉ tập trung khai thác quả thanh long, mà còn khai thác về du lịch sinh thái. Có thể khai thác các bộ phận của cây mắm mà thanh long đã ký sinh trên.

Hiện tại dự án đang nắm độc quyền loại giống thanh long này.

Đánh giá của thị trường cho thấy, là thanh long ruột trắng nhưng lại ngọt hơn thanh long ruột đỏ, đặc biệt, thanh long có vị nhãn.

Nhóm khách hàng cao cấp là đối tượng khách hàng mục tiêu của dự án. Thậm chí có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Không chỉ tạo lợi nhuận mà còn tạo tác động xã hội. Dự án có thể phát triển tại những vùng ngập mặn từ đó giúp cho các hộ dân sinh sống tại địa phương có công ăn việc làm, cũng như giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường từ việc an sinh xã hội, trồng thêm cây mắm để giữ đất, gây rừng khi muốn phát triển thêm diện tích của dự án.

Kế hoạch phát triển của dự án, trong 15 năm tới phát triển lên con số 2.000 ha, hiện tại có 3h. Mức kêu gọi đầu tư là 1 tỷ đồng/ha. Cần 24 tháng để thanh long ra quả, do đó, thời gian đầu chưa có lợi nhuận, từ năm thứ 3 trở đi thanh long bắt đầu ra trái, lợi nhuận 10-15%/ha và từ năm thứ 5 sẽ mang lại lợi nhuận 3-5 lần.

Ông Phạm Ngọc Huy – Giám đốc Chương trình Accelerator: Dự án sẽ phát triển như thế nào cho tới khi đạt con số mục tiêu 2.000 ha?

Tác giả Mai Trúc Lâm: Hiện dự án phát triển trên vùng Cà Mau và thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích tại địa phương này. Sau đó, nếu đảm bảo có thể phát triển tại nhiều nơi ở Việt Nam.

Ông Phạm Ngọc Huy: Mỗi dự án phải có yếu tố tăng trưởng, nhân bản giá trị. Chúng tôi hiện đã đầu tư một số dự án tương tự, đã ứng dụng cho dự án trồng cam tăng từ 2ha lên 600ha trong một năm.

ông Nguyễn Tự Hồng Quân - Giám đốc Công ty TNHH phần mềm Nhân Hoà

Ông Nguyễn Tự Hồng Quân - Giám đốc Công ty TNHH phần mềm Nhân Hoà

Cũng quan tâm tới dự án “Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn”, ông Nguyễn Tự Hồng Quân - Giám đốc Công ty TNHH phần mềm Nhân Hoà đặt câu hỏi về lộ trình kế hoạch phát triển 3 ha lên 2000 ha. Và cho biết sẽ gặp trao đổi thêm với đại diện dự án.

Ông Trần Mạnh Báo – Tổng đốc Cty Giống cây trồng Thái Bình Giám gợi ý: Dự án “Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn” có thể kết hợp với dự án "Sản xuất cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững"để cùng phát triển tại Cà Mau sẽ tăng hiệu quả hơn.

5. Dự án Sản xuất thiết bị cảm ứng dập lửa của Trường Đại học Lâm nghiệp

Tác giả Cao Xuân Ninh đại diện thuyết trình dự án.

Tác giả Cao Xuân Ninh đại diện thuyết trình dự án.

Sản phẩm: "Thiết bị cảm ứng dập lửa" của nhóm là thiết bị cảm ứng, sử dụng dung dịch đặc biệt để dập lửa khác với các bình chữa cháy sử dụng CO2 thông thường, mang hiệu quả dập lửa tốt nhất, được sử dụng trong các hộ gia đình, trong chung cư, những nơi diện tích vừa và nhỏ.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị: khi có đám cháy thiết bị tự phun dung dịch dập lửa, cùng với đó có sử dụng thêm thiết bị báo khói để thông báo có đám cháy.

Thời gian gần đây, vấn đề cháy nổ đang gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy dự án mong muốn cải thiện những thiết bị cũ để cho ra những sản phẩm mới an toàn hơn để bảo vệ sự an toàn cho người dùng; nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy của người dân.

Thiết bị mang tính năng dập lửa tốt, tự động hóa để hạn chế tối đa rủi ro đối với người dập cháy, dập cháy một cách hiệu quả mà không cần đến gần đám lửa.

Dự án đặt mục tiêu năm đầu sản xuất 2.000 sản phẩm nhằm thăm dò thị trường, tập trung trước mắt vào thị trường Hà Nội và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường trong những năm tiếp theo.

Năm đầu dự án sẽ dùng các trang mạng để quảng bá sản phẩm. Giá bán trong năm đầu tiên là 1.850.000 đồng/thiết bị.

Năm đầu chi phí tổng sản xuất gần 2 tỷ đồng với 4 giai đoạn sản xuất: năm đầu tiên sản xuất 2.000 sản phẩm; Năm thứ 2 sản xuất 5.000 sản phẩm; Năm thứ 3 là 9.000 sản phẩm và 13.000 sản phẩm vào năm thứ tư.

Tổng vốn ban đầu của dự án là 2,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1 tỷ đồng chiếm 40%.

TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo doanh nhân APEC

TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo doanh nhân APEC

TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo doanh nhân APEC: Phòng cháy chữa cháy là vấn đề cả xã hội quan tâm, vậy sản phẩm đã thử nghiệm ở đâu chưa? Sản phẩm ai công nhận? So với sản phẩm bình chữa cháy hiện nay có gì khác biệt? Vì kinh doanh bình chữa cháy là kinh doanh có điều kiện? Nếu giải thích được sẽ đầu tư và kết nối với sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để phát triển dự án?

Tác giả Cao Xuân Ninh: Sản phẩm xuất phát từ ý tưởng nên chưa đăng kí sở hữu trí tuệ hay có cơ quan nào kiểm nghiệm. Hiện sản phẩm mới là phát triển ý tưởng nhưng chưa đủ điều kiện để được tổ chức nào công nhận.

Sự khác biệt sản phẩm với bình cứu hỏa như sau: Bình bình thường sử dụng là khí CO2 hiện có nhiều trường hợp bị bỏng khi sử dụng, tình trạng nổ bình, nhiều người chưa biết cách sử dụng. Sản phẩm của nhóm được tự động hóa, dùng dung dịch dập lửa nên tránh gây ảnh hưởng trực tiếp, tránh gây bỏng cho người sử dụng.

6. Dự án: RECSPORTS- đưa mô hình thể thao giải trí mới vào Việt Nam

Mục tiêu hoạt động: Dự án đưa ra dự án thể thao giải trí phối hợp Việt Nam Recreational&Hybrid Sports (Recsports.vn) chúng tôi mong muốn tạo nên những bộ môn thể thao giải trí kết hợp, dành cho cộng đồng trong độ tuổi từ 4-65.

Mục đích: Góp phần giúp nâng cao sức khoẻ cộng đồng; Đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của con người trong cuộc sống lao động và học tập mệt mỏi; Kiến tạo một xu hướng thể thao giải trí mới-thể thao kết hợp các loại hình truyền thống để phù hợp với thể trạng người Việt Nam.

Hiện nay, dự án Recsports Việt Nam đã cho ra mắt ba bộ sản phẩm bao gồm: Snookball: sự pha trộn độc đáo giữa bi-a (billiard) và bóng đá (football), hay còn gọi một cách đơn giản là chơi bia bằng chân. Điểm mới của trò chơi này là tính cơ động về luật chơi.

Điểm ưu việt của sản phẩm thì đây là các môn thể thao mới tại Việt Nam, chưa từng xuất hiện đối thủ cạnh tranh.

Điểm hạn chế của sản phẩm đây là lần đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nên sức lan tỏa chưa cao, chưa được nhiều người biết tới.

Tầm nhìn cho sản phẩm/dịch vụ trong tương lai: rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, mở rộng sang khu vực Đông Dương, Diện mạo sản phẩm trong tương lai luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế, mang sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo tác động lớn đến xã hội.

Mục tiêu cho doanh nghiệp: trở thành tổ chức đi đầu về thể thao giải trí Recsports Việt Nam.

Giá sản phẩm giao động trong khoảng 15.000.000-50.000.000 VNĐ/ sản phẩm. Ngoài các dịch vụ đi kèm miễn phí theo gói sản phẩm như bảo hành, lắp đặt, vận chuyển, sửa chữa, Recsport cũng cung cấp dịch vụ huấn luyện viên chuyên nghiệp với mức giá  từ 300.000-400.000 VNĐ/ giờ.

Kênh phân phối: sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp làm việc với chủ các cơ sở giáo dục, du lịch và y tế để đưa các bộ sản phẩm vào khuôn viên các trường học, khu du lịch, trung tâm thể thao, trung tâm vật lý trị liệu.

Các cơ sở sản xuất lắp ráp các thiết bị và phân phối trực tiếp thiết bị của Recsport bao gồm: Tập đoàn Động lực, Công ty sản xuất bàn hơi Ninh Bình, Xưởng sản xuất tại Hưng Yên, Xưởng sản xuất tại Sơn La, Xưởng sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty nội thất Nha Trang

Về chương trình quảng bá:

Dự án có chính sách ưu đãi: Chương trình dùng thử bộ thiết bị và đóng phí huấn luyện viên. Trên các nhà trường Recsport cung cấp lắp đặt bộ thiết bị sản phẩm miễn phí, nhưng đổi lại nhà trường cần phải kí hợp đồng huấn luyện viên 1 năm, đảm bảo 1 tuần 4 buổi và trả phí huấn luyện viên theo chính sách giá của Recsport.

Đồng thời, để sản phẩm tiếp cận gần hơn với người chơi, dự án sẽ xây dựng quan hệ với báo chí truyền thông, lan tỏa dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng. Về chiến lược quảng cáo, khi các kênh truyền thông mạng xã hội hoàn thiện, Recsport sẽ chạy quảng cáo trên các mạng xã hội phổ biên ( Facebook Ads, Google Ads) chủ yếu tập trung nội dung truyền thông để nâng cao hoạt động giáo dục thể chất.

Bùi Quang Tuyến  -  Giám đốc Học viện Viettel, Nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Quốc tế Viettel: Rào cản của mô hình này là gì?

Đại diện RECSPORTS: Rào cản lớn nhất của dự án là làm sao để người dùng biết đến mô hình này.

TS Nguyễn Đăng Minh – Chủ tịch Viện Quản trị Tinh gọn GMK

TS Nguyễn Đăng Minh – Chủ tịch Viện Quản trị Tinh gọn GMK

TS Nguyễn Đăng Minh – Chủ tịch Viện Quản trị Tinh gọn GMK: Với nhóm dự án chính là với sản phẩm RECSPORTS thì điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho người dùng. Đồng thời, theo ông Minh, các sản phẩm phải lưu tâm đến việc tận dụng tối đa các nguyên liệu đến từ thiên nhiên như: tre, nứa… hạn chế các nguyên liệu có hại cho môi trường như nhựa.

7. Dự án "dichobiet": (DICHOBIET FLATFORM) của Công ty Cổ phần Đi cho biết.

Du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm đang là xu hướng của cả thế giới. Thế nhưng để phát triển mô hình du lịch này lại đang có quá nhiều vấn đề cần giải quyết.

Thứ nhất, việc “hoà hợp” giữa công nghệ và văn hoá dân gian còn hạn chế.

Thứ hai, hiện trạng du lịch cộng đồng tại Việt Nam vẫn đang tự phát, thiếu định hướng và chưa ứng dụng công nghệ cao vào quản lý nên khiến cho các tài nguyên bản địa bị khai thác quá mức hoặc khai thác không đúng cánh.

Thứ ba, nhu cầu du lịch trải nghiệm tăng mạnh nhưng chưa có nhiều sản phẩm độc lạ “đúng chất” trải nghiệm.

Thứ tư, phía cộng đồng người dân tại các địa phương. Họ luôn muốn giới thiệu “xứ sở” của mình và muốn “vực lên” khỏi cái nghèo bằng kinh doanh du lịch nhưng vẫn chưa có đủ điều kiện thực hiện.

Với những vấn đề trăn trở nêu trên, chúng tôi quyết tâm xây dựng nền tảng ứng dụng trực tuyến DICHOBIET (DICHOBIET FLATFORM) nhằm tạo lập mô hình kinh tế chia sẻ để thúc đẩy Hệ sinh thái du lịch cộng đồng phát triển bền vững.

Dự án giúp người dân địa phương chia sẻ các dịch vụ như ăn uống, di chuyển, nhà ở, tham quan, trải nghiệm… do chính người dân cung cấp cho du khách, giúp du khách tự do lựa chọn dịch vụ và tự tạo hành trình riêng cho mình để khám phá và trải nghiệm các giá trị địa phương.

Mục tiêu hướng tới là gia đình và đặc biệt gia đình có trẻ em, trường học. Lý do vì hiện nay các gia đình và nhà trường đang tìm hiểu các địa điểm để trải nghiệm học hỏi. Nhóm khách hàng thứ 2 là người trẻ tuổi và người nước ngoài.

Dự án gọi vốn 3 tỷ đồng cho 20% cổ phần.

Ông Phạm Ngọc Huy – Giám đốc Chương trình Accelerator, Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley: Nhóm dự án chọn địa bàn thực hiện và làm online như thế nào?

Đại diện dự án: Dự án đã có 6 năm hoạt động và sẵn sàng đưa sản phẩm nền tảng sắp tới (dự kiến nền tảng MVP sẽ ra mắt trong  4/2020) và phát triển trên diện rộng.

Dự án đã có khảo sát và thực hiện chọn địa điểm Cần giờ, trong đó là ốc đảo thiềng liềng – ở đây có nghề truyền thống làm muối, người dân chưa có kinh nghiệm để làm du lịch. Chúng tôi chọn dự án khó như vậy để thực hiện, gắn kết cộng đồng địa phương với du khách.

8. Dự án “IBOT – Giải pháp tự động hóa bán hàng”

Nhóm tác giả: Dương Đức Vũ, Phạm Minh Sáng, Đàm Minh Phúc - Công ty Cổ phần Ứng dụng công nghệ IBOT (TP. Hải Phòng)

Nhóm tác giả: Dương Đức Vũ, Phạm Minh Sáng, Đàm Minh Phúc - Công ty Cổ phần Ứng dụng công nghệ IBOT (TP. Hải Phòng)

Trong sự vận hành của xã hội, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ luôn trăn trở với những câu hỏi: làm thế nào để bán được hàng mà tốn ít chi phí nhất? Tại sao tôi bỏ nhiều tiền chạy quảng cáo mà vẫn không hiệu quả?

Chính vì vậy Ibot ra đời mang theo sứ mệnh giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hải Phòng có thể tự động hóa quy trình marketing và bán hàng của mình, qua đó giảm chi phí, tăng doanh thu, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

Dự án cung cấp chatbot và làm kịch bản, cung cấp phần mềm quản lý. Trong đó, chatbot với hàng loạt những tính năng đáng mơ ước mà mọi doanh nghiệp đều cần như: nhắn tin trả lời tự động, lưu trữ và phân loại thông tin khách hàng, gửi tin nhắn hàng loạt, tự động trả lời comment trên bài viết, chăm sóc mừng sinh nhật khách hàng, đăng kí thẻ thành viên tự động….

Chỉ với thời gian ngắn cài đặt và sử dụng chatbot, doanh nghiệp sẽ thấy kết quả thật bất ngờ. Thay vì tốn quá nhiều thời gian cho việc trả lời những tin nhắn lặp lại của khách hàng, thay vì mệt mỏi nhắn tin theo đuổi khách hàng, thay vì bỏ lỡ hàng trăm khách hàng tiềm năng mà không chăm sóc được, giờ đây chatbot sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tất cả những điều đó với chi phí tối ưu.

Dự án kêu gọi vốn đầu tư 1 tỷ cho 10% cổ phần, giải ngân 3 giai đoạn của kế hoạch ra mắt ứng dụng cung cấp cho các salon tóc. Cụ thể, 100 triệu ban đầu cho nhân sự, tháng 3 ra mắt sản phẩm, giai đoạn 2 sẽ sử dụng 200 triệu để chinh phục thị trường tại Quảng Ninh và Hà Nội; phần còn lại cho giai đoạn sau đó.

Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch – VMCG: Sự khác biệt trong sản phẩm của IBOT với các sản phẩm đã có trên thị trường.

Đại diện dự án: ự án không chỉ bán công cụ mà còn cung cấp chatbot chuyên nghiệp. Cùng với đó, khi tiếp cận doanh nghiệp, IBOT sẽ lên bài toán chiến lược kinh doanh để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng mà doanh nghiệp đề ra.

“Cùng với đó, không phải doanh nghiệp nào chúng tôi cũng nhận. Chúng tôi không chỉ sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc chatbot mà còn cung cấp giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp đạt mục tiêu”, đại diện dự án IBOT cho biết.

Theo đó, doanh nghiệp đang làm theo 3 bước, khảo sát thị trường và doanh nghiệp, tiếp theo sẽ cung cấp sản phẩm để doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng. 

Phát biểu kết luận phần Kết nối đầu tư, ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp ĐMST, Cố vấn chương trình khởi nghiệp Quốc gia đánh giá: 8 dự án thuyết trình đến từ nhiều lĩnh vực nông nghiệp, giải trí, công nghệ, du lịch, thể thao… và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Những ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư sẽ giúp cho các dự án hoàn thiện hơn.

Hiện có 18 sự quan tâm của nhà đầu tư cho 8 dự án. Hi vọng thời gian tới, các đội tham dự chương trình có thể kết nối với các nhà đầu tư để hoàn thiện, phát triển để các sản phẩm này ngày một tốt hơn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các Bộ, Ban, ngành, các địa phương trong cả nước chỉ đạo, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thực hiện từ năm 2003.

Chương trình nhằm tạo cơ hội cho giới trẻ và sinh viên trên khắp mọi miền đất nước lập những dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn, nêu cao tinh thần nghiệp chủ trong thanh niên, sinh viên, phát huy vai trò xung kích của doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Qua 17 năm triển khai, chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã nhận được gần 4.600 dự án khởi nghiệp của đông đảo thanh niên, sinh viên trên khắp mọi miền đất nước. Nhiều dự án trong số đó đã được triển khai thành công, góp phần tạo việc làm, đóng góp tích cực cho xã hội, tạo nên một đội ngũ doanh nghiệp - doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Festival Khởi nghiệp 2020: Kết nối đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO