Trung Quốc khó đạt được mục tiêu áp dụng rộng rãi e-CNY

Diendandoanhnghiep.vn Khảo sát tại trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc cho thấy, người dân thờ ơ với Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) hơn các hệ thống thanh toán kỹ thuật số khác như Alipay và WeChat Pay.

>> Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể đã đạt đến “điểm nghẽn”

Người dân thờ ơ với e-CNY

Khi triển khai các thí điểm cho e-CNY vào cuối năm 2019, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã chọn các thành phố dựa trên những yếu tố như có sự phát triển lớn với các chiến lược mở rộng khu vực, các đặc điểm kinh tế và công nghiệp cụ thể theo từng địa điểm.

Việc áp dụng e-CNY ở Tô Châu dường như đã chậm lại cùng với nền kinh tế Trung Quốc trong vài năm qua. Ảnh: Tân Hoa Xã

Việc áp dụng e-CNY ở Tô Châu dường như đã chậm lại cùng với nền kinh tế Trung Quốc trong vài năm qua. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trong đó, Tô Châu là thành phố đông dân nhất ở phía đông tỉnh Giang Tô đã đạt hầu hết các tiêu chuẩn, tương tự như các thành phố Thâm Quyến, Hùng An và Thành Đô. Với nền kinh tế được xây dựng dựa trên lĩnh vực sản xuất lớn, Tô Châu có các khu phát triển được thiết lập tốt, mạng lưới giao thông rộng khắp và các chính sách thân thiện với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc áp dụng e-CNY ở Tô Châu dường như đã chậm lại cùng với nền kinh tế Trung Quốc trong vài năm qua. Cụ thể theo ghi nhận của SCMP, tại Suzhou Center Mall - địa điểm mua sắm lớn nhất và nổi tiếng nhất thành phố, đã cho thấy tình trạng áp dụng e-CNY một cách thờ ơ hơn các hệ thống thanh toán kỹ thuật số khác. Đa số các cửa hàng trong trung tâm thương mại chấp nhận thanh toán qua nền tảng Alipay của Ant Group hoặc WeChat Pay của Tencent Holdings. Rất ít cơ sở dán nhãn tại bàn thu ngân đối với Nhân dân tệ kỹ thuật số.

Thực tế, Alipay và WeChat Pay đều có hàng trăm triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Trung Quốc sau khi tích lũy rất nhiều tính năng trong nhiều năm qua. Hai siêu ứng dụng đều cung cấp vô số dịch vụ, từ bán lẻ, phục vụ ăn uống đến dịch vụ y tế, đảm bảo sự thuận tiện trong hệ sinh thái tương ứng, để ngăn người đăng ký tìm cách tương tác với các nền tảng thanh toán khác. Còn e-CNY chỉ trở thành quà tặng một lần không mang lại cho người tiêu dùng sự tiện lợi, cũng như không có lý do thuyết phục nào để trở thành người dùng thường xuyên.

Chính việc triển khai e-CNY này của Trung Quốc, đã mở ra một nghiên cứu điển hình quan trọng cho Ấn Độ, Thụy Điển, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh,... Tất cả đều đang trong các giai đoạn nghiên cứu hoặc triển khai khác nhau các phiên bản tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Một cuộc khảo sát năm 2021 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng trung ương toàn cầu đang nghiên cứu tiềm năng của CBDC, với 1/5 dân số thế giới có khả năng sẽ thấy một loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền trong ba năm tới.

Như vậy, việc sử dụng e-CNY ít ỏi hoàn toàn trái ngược với mục tiêu đầy tham vọng của Tô Châu trong năm nay, khi chính quyền địa phương dự kiến tổng số giao dịch trong thành phố sẽ đạt 2.000 tỷ Nhân dân tệ (291 tỷ USD) vào cuối năm 2023, một bước nhảy vọt so với doanh thu 340 tỷ Nhân dân tệ được ghi nhận vào năm ngoái. Con số mục tiêu đó cũng gần với GDP của thành phố là 2.400 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2022.

Dữ liệu chính thức từ chính quyền địa phương cho thấy, thành phố hiện có 30,5 triệu ví kỹ thuật số e-CNY cá nhân, hơn 900.000 địa điểm sử dụng tiền kỹ thuật số có chủ quyền và được hỗ trợ bởi gần nửa triệu thương nhân vào cuối năm 2022. Chính quyền Tô Châu cũng đã chi hơn 40 tỷ Nhân dân tệ cho e-CNY như một phần trong chi tiêu tài chính hàng năm của thành phố, bao gồm trả lương, nộp thuế và cho vay quỹ nhà ở. Nhưng việc áp dụng thường xuyên ở các doanh nghiệp, người dân thì vẫn vô cùng hạn chế.

>> Nhân dân tệ kỹ thuật số được đưa vào số liệu tiền mặt chính thức

Tiếp tục sửa đổi luật

Chia sẻ trên tạp chí Modern Bankers vào cuối năm 2022, ông Mu Changchun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của PBoC cho rằng, việc triển khai hàng loạt e-CNY không thể vội vàng, vì những nỗ lực nhằm thúc đẩy việc sửa đổi các luật và quy định, như Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. PBOC đang tìm cách xây dựng các biện pháp hành chính có liên quan để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân, cải thiện quy tắc và mã kỹ thuật của e-CNY.

Các quan chức tại PBoC đã nhiều lần khẳng định rằng, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được thiết kế để thay thế tiền giấy và tiền xu đang lưu hành, chứ không phải các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số hiện có như Alipay và WeChat Pay

Các quan chức tại PBoC đã nhiều lần khẳng định rằng, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được thiết kế để thay thế tiền giấy và tiền xu đang lưu hành, chứ không phải các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số hiện có như Alipay và WeChat Pay

“Để đảm bảo tính ẩn danh được quản lý, chúng ta cần củng cố luật pháp và cải thiện thiết kế cấp cao nhất”, ông nói.

Trả lời với truyền thông, Wang Pengbo, nhà phân tích tài chính cấp cao tại công ty tư vấn thị trường Botong Analysys bình luận: “Tôi nghĩ việc e-CNY được sử dụng với tần suất thấp là điều tự nhiên. Thật khó để thực hiện tần suất giao dịch cao vì người tiêu dùng đã chấp nhận các phương thức thanh toán khác. Sau khi quảng bá đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số tới người tiêu dùng bằng cách triển khai các khoản trợ cấp và bao lì xì, giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm nên nhằm mục đích khiến cả người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng nó một cách tự nguyện”.

Về phía cơ quan quản lý, các quan chức tại PBoC đã nhiều lần khẳng định rằng, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được thiết kế để thay thế tiền giấy và tiền xu đang lưu hành, chứ không phải các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số hiện có như Alipay và WeChat Pay. Ví dụ, vào tháng 12/2022, Alipay đã bắt đầu cung cấp e-CNY như một tùy chọn thanh toán nhanh cho người dùng trên nền tảng Taobao Marketplace và Tmall của Alibaba.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang hy vọng thúc đẩy việc sử dụng xuyên biên giới loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền này, bằng cách giảm giá mua sắm cho khách du lịch từ Hồng Kông khi mở và thanh toán bằng ví điện tử CNY ở trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến.

Phó giám đốc điều hành Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) - Howard Lee cho biết, HKMA đang khám phá một thỏa thuận song phương với Ngân hàng Thái Lan, để cho phép mọi người thanh toán tại các cửa hàng và nhà hàng ở các quốc gia Đông Nam Á bằng Hệ thống thanh toán, mà Hồng Kông kết nối với các ngân hàng truyền thống và kỹ thuật số.

Ông nói thêm rằng, chính quyền cũng đã bắt đầu giai đoạn thứ hai của thử nghiệm e-CNY, giai đoạn này đã được mở rộng thêm ba ngân hàng cùng với một ngân hàng ở giai đoạn đầu, bao gồm HSBC, Hang Seng Bank, Standard Chartered và Bank of China Hong Kong.

Vừa qua, PBoC đã đưa đồng e-CNYvào lượng tiền mặt đang lưu hành, đánh dấu một kỷ nguyên mới cho việc sử dụng đồng tiền này trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tổng số e-CNY đang lưu hành đạt 13,61 tỷ Nhân dân tệ vào cuối tháng 12/2022, chiếm 0,13% M0 đang lưu hành. Mặc dù vẫn chưa xác nhận thời gian biểu cho việc ra mắt chính thức, nhưng PBoC khẳng định họ sẽ tiếp tục chương trình thí điểm phù hợp với kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc khó đạt được mục tiêu áp dụng rộng rãi e-CNY tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713482998 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713482998 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10