Trung Quốc mở cửa, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý gì?

Diendandoanhnghiep.vn Sau 3 năm ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là sự kiện quan trọng với kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

>>>Ngành nào sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa?

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, việc Trung Quốc mở cửa được các chuyên gia kinh tế dự báo góp phần làm GDP toàn cầu tăng thêm 0,1 điểm %. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, động thái mở cửa của Trung Quốc được dự báo tác động đến hoạt động kinh tế, thương mại của nước ta. Các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa trở lại, xoá bỏ những rào cản từng được thắt chặt trong phòng chống dịch COVID - 19 là “cơn gió xuôi” của nền kinh tế trong năm 2023 nhiều thách thức.

Hoạt động giao thương xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc dự báo sẽ tăng trong thời gian tới

Hoạt động giao thương xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc dự báo sẽ tăng trong thời gian tới

Nhóm các ngành du lịch, nông nghiệp (thuỷ sản, trái cây) vốn là thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam dự báo được hưởng lợi sớm từ hoạt động kết nối giao thương. Ở chiều ngược lại, nhiều ngành nghề của Việt Nam đang phải nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất từ Trung Quốc nên việc Trung Quốc mở cửa góp phần tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu đầu vào, nhất là hàn gắn đứt gãy của chuỗi cung ứng trong mấy năm qua. Như vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi hơn.

Dù Trung Quốc đã mở cửa, nhiều kỳ vọng cho nền kinh tế được đặt ra nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, kết quả tích cực trong xuất khẩu chưa cảm nhận rõ rệt trong tháng đầu, quý đầu. Ông Nguyễn Xuân Thành - đại học Fulbright cho biết: mở cửa sau thời gian chống dịch, quốc gia nào cũng vậy, trong đó có Việt Nam khi bước sang thực hiện thích ứng an toàn với COVID - 19 vào năm 2021, các hoạt động xuất nhập khẩu chưa thể “xuôi chèo mát mái” ngay được. Phải đến quý 2 sẽ thích ứng dần dần, Trung Quốc sẽ tự tin hơn trong chính sách mở cửa. Những cú hích về khôi phục tổng cầu nội địa của Trung Quốc sẽ gia tăng từ tháng 4-5, tạo cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam.

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng đồng quan điểm với nhận định, động thái mở cửa thị trường của Trung Quốc sẽ là làn gió mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Bích Lâm thận trọng cho rằng, đồng thời với hoạt động mở cửa của thị trường lớn trên thế giới, nguy cơ lạm phát dự báo xuất hiện từ nhu cầu sử dụng dầu và nguyên liệu tăng.

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực củap/Việt Nam sang Trung Quốc

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc

Với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, căn bản là nông nghiệp và Việt Nam là nước nhập khẩu lớn nhất nguyên vật liệu sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, cần đặt vấn đề trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu khi suy thoái kinh tế đang khiến các nhà nhập khẩu lớn của Việt Nam tại thị trường Mỹ, EU giảm đơn hàng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, mức độ tác động của làn gió mới còn phụ thuộc vào tình hình chung của kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, thách thức khác cũng tác động đến nền kinh tế và từng doanh nghiệp, theo các chuyên gia là sản phẩm,hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam nhiều hơn tạo ra cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước; cơ cấu kinh tế Trung Quốc rất giống cơ cấu kinh tế Việt Nam nên doanh nghiệp phải nâng cao cạnh tranh để phát triển bền vững.

Ngay cả các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là rau củ quả, dự báo sẽ gia tăng xuất khẩu trong năm 2023 nhưng không dễ dàng xuất khẩu như trước đây. Cách đây mấy năm, Trung Quốc đã siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam đánh giá: Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước đây. Các tiêu chí về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức, mẫu mã sản phẩm cũng như hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã được thực hiện theo quy chuẩn. Sự thay đổi này buộc nhà sản xuất, doanh nghiệp phải thay đổi và thích ứng thì mới xuất khẩu được.

Trong 3 năm qua, nhiều vùng sản xuất trong nước đã chuyển đổi sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần phải vừa hợp tác phát triển vừa nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc hướng đến sản xuất bền vững và kết nối doanh nghiệp hình thành những tập đoàn lớn. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc mở cửa, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý gì? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711696042 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711696042 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10