Trung Quốc ra thông báo mới về kiểm tra COVID-19 với thực phẩm lạnh nhập khẩu

Bài: THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 28/07/2022 15:06

Trường hợp lô hàng thuỷ sản bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các nội dung liên quan để phục vụ cho việc kiểm tra trực tuyến.

>>>Phát triển bền vững thủy sản (Kỳ 1): 3 vấn đề thách thức

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mới đây, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) có công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc về việc quy định mới của nước này trong kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu.

Xuất khẩu thuỷ sản của cả nước trong quý 2/2022 đã ghi nhận kim ngạch trên 3,2 tỷ USD, cao hơn gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thuỷ sản của cả nước trong quý 2/2022 đã ghi nhận kim ngạch trên 3,2 tỷ USD, cao hơn gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2021.

Theo đó, NAFIQAD đã nhận được thông báo số 58.2022 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày 8/7 và thay thế thông báo số 103.2020.

Theo NAFIQAD, tại buổi họp trực tuyến với Cục An toàn thực phẩm Xuất nhập khẩu (thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc), đại diện phía Trung Quốc đã giải thích cụ thể hơn về các biện pháp sẽ áp dụng trong trường hợp phát hiện lô hàng nhập khẩu dương tính với SARS-CoV-2.

Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc còn cho biết thêm, khi cơ quan thẩm quyền nước này kiểm tra doanh nghiệp có lô hàng bị nhiễm phát hiện các vấn đề còn tồn tại thì sẽ căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu các biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ tư cách đăng kí xuất khẩu của doanh nghiệp đó.

Trong công văn gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản sang Trung Quốc, NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, hướng dẫn của FAO, WHO và hướng dẫn của Trung Quốc nhằm hạn chế tối đa khả năng lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện virus SARS-CoV-2.

Trường hợp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các nội dung liên quan (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, tài liệu, kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp,...) để phục vụ cho việc kiểm tra trực tuyến theo đúng thời hạn yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Để phòng ngừa những rủi ro cho các lô hàng thủy sản trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 và đáp ứng yêu cầu mới của thị trường Trung Quốc, VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản cần tiếp tục tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống COVID-19 tại nhà máy.

>>>Doanh nghiệp kỳ vọng vào sầu riêng khi có “visa” xuất khẩu Trung Quốc

>>>Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tuột dốc: Hiệp hội rau quả nói gì?

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan theo yêu cầu kiểm tra trực tuyến của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc.

Thực tế thời gian gần đây, Trung Quốc mới bắt đầu có động thái nới lỏng dần chính sách Zero COVID, trong đó, xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.

Việc Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu khởi sắc.

Việc Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu khởi sắc.

Đơn cử với mặt hàng cá tra, VASEP cũng cho rằng: “Việc Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu cá tra đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng hơn nữa trong những quý cuối năm”.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận định lạc quan với thị trường này: “Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc mở cửa trở lại, và khi đó, với một thị trường có mức tiêu thụ cá tra ngang ngửa Mỹ và nhu cầu bị dồn nén trong hai năm dịch, sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm 2022”.

Đáng chú ý, kể từ giữa tháng 3, Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa các thành phố để ngăn chặn việc bùng phát dịch COVID-19, đồng thời, tăng cường kiểm tra các lô hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong 2 tuần sau khi Trung Quốc công bố việc phong tỏa thành phố chưa có dấu hiệu sụt giảm, cho thấy nhu cầu nhập khẩu vẫn cao tại thị trường này.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển bền vững thủy sản (Kỳ 1): 3 vấn đề thách thức

    05:00, 27/07/2022

  • Sớm có quy hoạch vùng nuôi thủy sản dài hạn

    03:40, 18/07/2022

  • Xuất khẩu tăng đột biến: Nguyên liệu thủy sản có thiếu?

    11:00, 24/06/2022

  • Vì sao ngành thủy sản có nhiều ngư dân nhưng sản xuất lại manh mún, tự phát?

    16:00, 07/06/2022

  • Xuất khẩu thủy sản đối mặt với ba thách thức lớn trong nửa cuối năm

    03:30, 07/06/2022

  • Xuất khẩu thuỷ sản “hụt hơi”, doanh nghiệp cần làm gì?

    04:00, 03/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc ra thông báo mới về kiểm tra COVID-19 với thực phẩm lạnh nhập khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO