TS Vũ Tiến Lộc bảo vệ xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của Đảng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta  

Minh Huân 01/01/2020 11:05

Đề tài “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp” đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa quan trọng.

Ngày 26/12/2019, tại Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”, đã tổ chức họp hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp quốc gia đề tài “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, mã số KX.04.11/16-20, do TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, làm chủ nhiệm đề tài và Viện Phát triển doanh nghiệp, thuộc VCCI làm đơn vị chủ trì.

TS Vu

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ nhiệm đề tài “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”.

Nhờ năng lực và uy tín của TS Lộc, đề tài đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia hàng đầu, không chỉ đến từ các viện nghiên cứu trong nước (như Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Viện Chiến lược phát triển, Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam,…) mà cả các viện nghiên cứu nổi tiếng quốc tế như: Viện Cạnh tranh Châu Á (thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore), Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản và Viện nghiên cứu kinh tế Trung Hoa, Đài Loan. Đây là những viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu, đóng góp vào việc hình thành chính sách kinh tế của các nền kinh tế Đông Á – những con rồng, con hổ của thế giới.

Trên cơ sở những định hướng, quan điểm nghiên cứu và kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài, các nhà nghiên cứu tham gia đề tài đã nỗ lực triển khai các hoạt động nghiên cứu và đã hoàn thành vượt tiến độ cả về thời gian và sản phẩm khoa học. Đề tài đã xuất bản 4 quyển sách ở trong và ngoài nước (so với yêu cầu đặt hàng là 1 quyển), đã công bố 11 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế (vượt 8 bài so với yêu cầu đề ra). Trong 3 năm triển khai nghiên cứu, các nhà khoa học tham gia đề tài đã hướng dẫn 4 thành công nghiên cứu sinh (so với yêu cầu là 01 NCS) và 02 học viên cao học.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam trở thành quán quân tốc độ cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu

    11:15, 09/10/2019

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh phải bứt phá từ nâng cao năng suất, chất lượng

    14:00, 23/06/2019

  • Chỉ số năng lực cạnh tranh duy nhất của Việt Nam tăng bền vững trong suốt 5 năm qua

    05:00, 16/04/2019

  • Tăng năng suất lao động sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

    05:10, 23/03/2019

  • Chi phí logictics là rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    04:10, 29/12/2018

Về kết quả nghiên cứu, ngoài việc thực hiện các mục tiêu theo đặt hàng của Ban chủ nhiệm chương trình KX.04/16-20 là làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, đề tài còn đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa quan trọng như: 

Thứ nhất, Đưa ra được bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên cơ sở tham khảo và tích hợp các bộ tiêu chí của các tổ chức uy tín trên thế giới.

Thứ hai, Đề xuất thúc đẩy nâng cao năng suất, yếu tố cốt lõi của năng lực cạnh tranh, thông qua phát động phong trào năng suất quốc gia; 

Thứ ba, Đưa ra các giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân, coi đây là động lực quan trọng và bền vững nhất cho sự phát triển kinh tế;

Thứ tư, Trên cơ sở nhận thức lại vai trò của khu vực hộ kinh doanh, đề xuất bổ sung hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp một chủ theo chuẩn mực chung của thế giới;

Thứ năm, Chú trọng phát triển cân bằng vùng miền, tăng cường liên kết vùng thông qua việc thúc đẩy Thủ đô Hà Nội thành một trung tâm kinh tế - tài chính của khu vực và thế giới.

Đề tài đã có những đóng góp quan trọng thực hiện mục tiêu của Chương trình KX.04/16-20 là bổ sung các cơ sở lý luận - thực tiễn nhằm góp phần phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn trong hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của cộng đồng doanh nghiệp và VCCI, góp phần tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng đã được chủ nhiệm đề tài thuyết trình tại nhiều các hội thảo quốc tế giúp nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam,

Với những kết quả vượt trội, kể cả về nội dung khoa học và kết quả ứng dụng, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia xếp loại xuất sắc. Hội đồng cũng đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục chắt lọc các kết quả nghiên cứu đóng góp cho các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và đóng góp thiết thực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta trong thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TS Vũ Tiến Lộc bảo vệ xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của Đảng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO