TTC miệt mài M&A

LÊ MỸ 03/07/2022 11:00

Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) với khoảng 120 công ty thành viên, vẫn đang là một trong những tâm điểm của thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) cả dọc và ngang trong nhiều lĩnh vực.

 Cơ cấu doanh thu niên độ 2020 - 2021 của SBT. (Nguồn: TTC)

Cơ cấu doanh thu niên độ 2020 - 2021 của SBT. (Nguồn: TTC)

>>> "Nữ hoàng mía đường" Huỳnh Bích Ngọc đã tạo "vị ngọt" cho Thành Thành Công như thế nào?

Mới đây, TTC đã công bố thông tin mua lại Trường Đại học Yersin Đà Lạt, giúp TTC sở hữu lại trường đại học vốn là thành viên trong hệ sinh thái của họ.

Âm thầm thâu tóm đất 

Theo ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC, việc mua lại Yersin Đà Lạt là bước khởi đầu để tái lập ngành giáo dục TTC, một danh mục mà trước đây TTC đã đầu tư.

Điều mà thị trường quan tâm cũng không hoàn toàn là giá trị thương vụ hay sự trở lại mở rộng đầu tư giáo dục, mà là cách thức để TTC hiện diện tại một trong những địa bàn “nóng” nhất, hấp dẫn của thị trường địa ốc: Đà Lạt.

46% là thị phần đường trong nước của TTC Sugar- một trong những công ty thành viên của TTC.

Trong những năm qua, tại Đà Lạt, TTC hiện diện trong lĩnh vực du lịch với việc sở hữu nhiều địa danh tên tuổi và dịch vụ lưu trú. Năm 2021, TTC đã đề xuất đề án sáp nhập và lập đồ án quy hoạch chung cho 3 dự án du lịch tại các vị trí Đồi Thống Nhất, Đồi Mộng Mơ và Thung Lũng Tình Yêu ở TP. Đà Lạt, thông qua Công ty CP Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (TTC Lâm Đồng). Đề án phác thảo một quần thể du lịch sinh thái nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế. Để sở hữu được quỹ đất cho dự án này, TTC cũng đã thâu tóm một số doanh nghiệp.

Theo đó, khi Yersin Đà Lạt thuộc về tay TTC không chỉ là sự đại diện của địa điểm tri thức gắn với lịch sử Đà Lạt, hay một khát vọng tái đầu tư một TTC Edu mới, mà còn có thể là một trong những bước đi mới của TTC tại vùng đất này. Bước đi này sẽ giúp TTC thêm sức mạnh và mở vị thế “trùm nghỉ dưỡng” Đà Lạt, hay xa hơn hoặc khác hơn như thế.

>>> COVID-19 thúc đẩy hoạt động thâu tóm, sáp nhập của doanh nghiệp Việt

Mở rộng ngành đường

Trong lĩnh vực nông nghiệp, phải nói rằng nhờ vũ khí M&A, TTC mới xây được thế “độc tôn” ngành đường như hôm nay.

Giai đoạn 2009-2018, hàng loạt thương vụ đường đã được ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Thị Bích Ngọc thực hiện để TTC Sugar (SBT) ngày nay có tới 13 thành viên, chiếm 46% thị phần đường trong nước.

Mới đây, ông Đặng Văn Thành cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, SBT sẽ thực hiện “một số thương vụ M&A nhà máy mía đường tại Campuchia và cùng với đó, là mở rộng thị trường qua Úc, có thể thông qua mua nhà máy tại đó để sản xuất.

Được biết trong tháng 3 vừa qua, chính quyền bang Queensland, Úc đã có buổi làm việc với SBT. SBT cũng không dấu diếm tham vọng khi đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tại Úc, quản trị số, nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu toàn cầu đáp ứng nhu cầu sản xuất tiếp cận hơn trăm triệu người dùng tại các thị trường sôi động trong nước và quốc tế.

Kinh nghiệm của ông Thành và TTC nói chung qua hàng chục thương vụ M&A khiến không ai nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa các mục tiêu hay tầm nhìn của TTC trong mọi lĩnh vực; song sự dàn trải và đi xa, tất yếu cần những điều kiện tốt hơn nữa về tài chính lẫn quản trị mới. Chưa kể, M&A luôn có xác suất “sai số”. Bước hụt của doanh nhân lớn Đặng Văn Thành tại Sacombank trong quá khứ với “ván bài M&A”, hay Sacomreal cũng đã từng phải tái cơ cấu, hẳn vẫn luôn lời nhắc về mặt trái của "vũ khí" M&A đối với doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: TTCK dần khẳng định vai trò huy động vốn trung và dài hạn

    DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: TTCK dần khẳng định vai trò huy động vốn trung và dài hạn

    13:00, 05/06/2022

  • Masan liên tục dẫn đầu về giá trị vốn hóa trên TTCKVN mảng tiêu dùng, nhờ đâu?

    Masan liên tục dẫn đầu về giá trị vốn hóa trên TTCKVN mảng tiêu dùng, nhờ đâu?

    11:55, 15/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TTC miệt mài M&A
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO